Việt Nam có bao nhiêu người đồng tính?
Theo nghiên cứu của iSEE, VN đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59.
VN có khoảng 1,6 triệu người đồng tính
Ngày 10/5, một hội thảo để các đại biểu Quốc hội có cơ hội lắng nghe câu chuyện của cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới, được Viện Nghiên cứu lập pháp và Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức tại Hà Nội.
Theo nghiên cứu của iSEE, VN đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59. Họ gặp nhiều vấn đề như khó khăn trong nhận dạng (với nhóm chuyển giới), sống chung, sinh con, nhận con nuôi…
Theo TS Nguyễn Thu Nam (Viện Chiến lược và chính sách y tế), tại châu Âu số người đồng giới kết hôn chiếm 2-3%/tổng số và ổn định trong 10 năm qua. Tại các nước cho phép kết hôn đồng giới, tỉ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục giảm hẳn.
Video đang HOT
Theo xahoi
Con bị gay, cha mẹ mang đến thầy cúng tra tấn
"Duy bị thầy cúng đè ra cạo gió khắp người, làm bùa phép rồi hỏi: Mày là ai. Khi nó trả lời con là Duy, người ta bắt đầu tra tấn rồi hỏi đi hỏi lại câu hỏi cũ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy kể lại câu chuyện của con trai.
Tại cuộc hội thảo về người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT): "Quy định pháp luật liên quan và quan điểm của cộng đồng" diễn ra tại Hà Nội sáng 10/5, những người trong cuộc đã chia sẻ nhiều câu chuyện đầy nước mắt về cuộc đời mình.
"Tôi đã giết nửa đời con"
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (quận 9, TP.HCM) kể rằng hai vợ chồng bà vô cùng hoảng loạn khi nghe con trai mình (Hoàng Khánh Duy) thú nhận là người đồng tính. Và cũng kể từ ngày "thú tội", Duy đã phải chịu đựng sự kỳ thị của chính những người thân trong gia đình.
"Ba nó gọi nó là đồ sâu bọ. Tôi thì quát lên rằng "đem chúng bay bắn hết đi" khi thấy bạn cùng giới của nó đến nhà chơi", bà Thủy nhớ lại. Chưa dừng lại ở đó, hai vợ chồng bà Thủy tìm đủ mọi cách để "chữa bệnh" cho Duy.
Đầu tiên, Duy được mẹ đem đến bệnh viện để thử máu xem có thiếu hóc môn nào không. Khi nhận được kết quả hoàn toàn bình thường, hai vợ chồng bà Thủy vẫn chưa bỏ cuộc. Vốn là người duy tâm, vợ chồng bà Thủy đưa Duy xuống tận Đồng Tháp gặp thầy cúng để đuổi "người nữ" ra khỏi cơ thể con trai.
"Duy bị thầy cúng đè ra cạo gió khắp người, làm bùa phép rồi hỏi: Mày là ai. Khi nó trả lời con là Duy, người ta bắt đầu tra tấn nó. Họ trói cả chân tay nó lại, chọc vào những chỗ hiểm trên cơ thể, bóp yếu hầu rồi hỏi đi hỏi lại câu hỏi cũ. Dù đau không thể chịu đựng được nhưng Duy vẫn hét lên: Con là gay. Con yêu con trai", bà Thủy chua xót kể.
Suốt 10 năm trời đằng đẵng bị gia đình kỳ thị, Duy đã một lần tự tử và hai lần phải vào trại tâm thần. Những ngày chăm sóc con tại bệnh viện thần kinh Trung ương 2 (TP Biên Hòa, Đồng Nai), bà Thủy biết đã đến lúc phải thay đổi định kiến của mình. Bà biết con mình không bị bệnh và không có tội.
"Tôi đã giết con mình nửa đời. Giờ nó phải uống thuốc thần kinh suốt phần đời còn lại. Tôi chỉ mong nó được tự do yêu thương, không bị xã hội kỳ thị, có công ăn việc làm để có thể tự chăm sóc bản thân khi chúng tôi chết đi", người mẹ nói trong nước mắt.
Lo tương lai con trẻ
Không đau lòng như câu chuyện của Duy nhưng Phạm Hải Yến và Hương (chuyển giới từ nữ thành nam) cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách khi về sống với nhau gần 2 năm nay. "Đôi bạn đời" này hiện đang quan tâm nhất chính là tương lai đứa con 4 tuổi của họ, cũng là con ruột của Hương.
Phạm Hải Yến và Hương.
"Con yêu hai mẹ lắm. Nếu hai mẹ cưới nhau con sẽ làm phù dâu", Yến thuật lại tự hào kể về con. Nhưng Yến luôn canh cánh về chuyện xã hội sẽ đối xử với con mình thế nào. " Chúng tôi đã phải chuyển nhà khi một lần nghe người hàng xóm cấm con mình chơi với "đứa trẻ đi ra từ ngôi nhà đó". Tôi không hiểu tại sao người ta lại lỡ đối xử với một đứa trẻ con như vậy. Cũng vì lý do đó, nhiều cặp đôi như chúng tôi muốn có con nhưng vẫn ngần ngừ chờ luật và chờ sự đón nhận của xã hội", Yến chia sẻ.
Trong khi đó, Hương chia sẻ cuộc sống hiện tại của họ hoàn toàn bình thường như bao gia đình khác và mong muốn được xã hội chấp nhận như một gia đình thực thụ. " Tôi lo khi con mình đi học sẽ bị bạn bè trêu ghẹo. Chúng tôi thì không sao, chỉ mong con được sống như những đứa trẻ bình thường trong những gia đình dị tính khác", Hương nói.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội) cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là định kiến xã hội chứ không phải pháp luật. "Sự công khai của các bạn LGBT là có lợi cho xã hộivà tôi hy vọng tương lai không xa định kiến về LGBT sẽ được xóa bỏ", ông Thuyết nhấn mạnh.
Theo xahoi
"Công nhận hôn nhân đồng giới, xã hội không mất gì" "Công nhận quyền của nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới, xã hội không mất gì mà chỉ được - được cho cả nhóm dân cư này và cho lợi ích chung của xã hội" - nguyên ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết phát biểu. Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết...