Việt Nam có 8 triệu thuê bao di động bị “trảm”
Trong khi số thuê bao điện thoại phát triển mới tại Việt Nam là 12,5 triệu thuê bao (tăng 5,5% so với cùng kỳ ăm trước) nâng tổng số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 12/2012 đạt gần 136,6 triệu thuê bao, tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm 2011, trong đó bao gồm 14,9 triệu thuê bao cố định (giảm 2,9%) và 121,7 triệu thuê bao di động (tăng 3,5%).
Như vậy, với khoảng 8 triệu thuê bao điện thoại của các nhà mạng bị cắt trong năm qua, con số này chiếm tới 70% số thuê bao phát triển mới.
Thống kê của Bộ TT&TT về số lượng thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc cũng cho thấy, hiện con số này đang là 148,5 triệu thuê bao. Cụ thể, thuê bao di động chiếm 93,3% (tương đương với khoảng 133 triệu thuê bao). Số thuê bao cố định ít hơn hẳn khi chỉ có 15,5 triệu thuê bao.
Theo Tuấn Khanh
Video đang HOT
Người đưa tin
2015 mới được chuyển mạng giữ nguyên số?
Cho dù cơ quan quản lý đang rất nỗ lực để xây dựng chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng việc cho phép các thuê bao di động được chuyển sang mạng khác mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình, nhưng nhanh nhất cũng phải đến năm 2015 mới có thể thực hiện được.
Nhanh nhất đến năm 2015 mới triển khai
Theo Đề án chuyển mạng giữ nguyên số mà Bộ TT&TT gửi lấy ý kiến tham vấn của người dân và các mạng di động có đưa ra đề xuất tháng 10/2014 sẽ chính thức áp dụng chính sách này. Tuy nhiên, tình hình đến thời điểm này cho thấy rất khó có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số theo đúng dự kiến.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, khi mật độ điện thoại ở mức khoảng 50% dân số sử dụng di động thì có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã vượt qua mức này (quy mô đã có đến trăm triệu thuê bao) nên cũng đã có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số.
Mới đây, ông Tom Kershaw - Phó Chủ tịch cấp cao của Telcordia đã nhận định: "Thị trường di động của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và các nhà khai thác di động của Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào dịch vụ mới, tính năng mới cho khách hàng. Tuy nhiên, điều mà Việt Nam cần làm hiện nay là giảm mật độ thuê bao di động xuống còn khoảng 90 đến 95% dân số (hiện mật độ điện thoại di động của Việt Nam là khoảng 150% - PV). Lúc đó, Việt Nam có thể áp dụng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số".
Trong khi đó, phía Viettel cho rằng, việc triển khai chính sách sẽ phù hợp khi tỷ lệ thâm nhập của người sử dụng di động (không phải thuê bao di động) đạt ngưỡng 70%. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như thị trường đã được kiểm soát tốt về giá cước và không còn cơ chế bù giá máy đầu cuối.
Ông Phạm Hồng Hải cho biết, hiện các mạng di động cơ bản đã thống nhất phương án kỹ thuật. Tuy nhiên, các mạng di động lớn vẫn chưa muốn triển khai chuyển mạng giữ nguyên số ở thời điểm này. "Với tiến độ hiện nay thì phải làm rất quyết liệt mới có thể thực hiện được kế hoạch chuyển mạng giữ nguyên số vào năm 2015. Trước hết, phải xây dựng dự án đầu tư và khâu này cũng khó có thể hoàn thành trong vòng 1 năm. Mặt khác, hệ thống kỹ thuật quản lý giữ liệu tập trung phải đặt ở Cục Viễn thông và phải xây dựng dự án để đầu tư. Các doanh nghiệp cũng phải triển khai dự án đầu tư hệ thống quản lý phục vụ cho việc chuyển mạng giữ nguyên số. Như vậy, cũng phải đến năm 2014 mới đầu tư xong và sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm.
Việc thử nghiệm cũng phải mất 6 tháng nên có lẽ nhanh nhất đến năm 2015 mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng phải lùi thêm thời gian áp dụng chính sách này", ông Phạm Hồng Hải nói.
Sẽ không có xáo trộn nhiều
Ông Phạm Hồng Hải cho biết, để triển khai cho các thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số, ngoài vấn đề kỹ thuật thì Bộ TT&TT sẽ phải xây dựng chính sách, quy trình chi tiết cho các thuê bao thực hiện chuyển mạng. Tuy nhiên, chính sách chuyển đổi này không hề đơn giản vì thông thường nhà mạng bị mất thuê bao cũng chẳng thể để thuê bao của mình "đội nón ra đi" một cách dễ dàng. "Khi chuyển đổi cần có các thủ tục như xác định thuê bao không còn nợ nần mạng cũ... Như vậy, nếu quá trình chuyển mạng giữ nguyên số bắt buộc phải làm nhiều thủ tục và tốn thời gian (để đảm bảo những quyền lợi chính đáng của nhà mạng) thì có khả năng thuê bao sẽ không hứng thú với việc chuyển nữa. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy thời gian chuyển đổi ở mỗi quốc gia được quy định khác nhau, từ 1 tháng đến vài phút. Vì vậy, chúng ta sẽ phải phải chọn thời gian chuyển đổi không dài quá, nhưng cũng không ngắn quá vì phải có thời gian xác minh thuê bao có nợ cước hay không", ông Phạm Hồng Hải nói.
Vẫn theo ông Phạm Hồng Hải, để thực hiện chính sách này thành công thì cơ bản sẽ phụ thuộc vào hai chính sách là giá cước chuyển đổi và thời gian chuyển đổi. Bộ TT&TT sẽ phải ban hành quy định cho phép thuê bao chuyển đổi sau bao lâu thì mới được chuyển sang mạng khác để tránh tình trạng thuê bao vừa ồ ạt sang mạng này rồi lại ồ ạt chuyển về hoặc chuyển sang mạng khác nữa. Như vậy, các mạng sẽ phải đầu tư hệ thống lớn và khiến dư thừa nhiều khi khách hàng ồ ạt chuyển đi chuyển lại với số lượng lớn. Ví dụ như Bộ TT&TT có thể đưa ra quy định là thuê bao đã chuyển mạng giữ nguyên số thì phải sau 3 tháng mới được chuyển tiếp sang mạng khác hoặc chuyển lại chính mạng đã rời bỏ. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ quản lý bằng tính phí chuyển đổi của các thuê bao. Nếu thuê bao chuyển đổi nhiều quá sẽ phải tăng phí chuyển đổi lên, và nếu chuyển đổi ít quá thì giảm mức phí này đi. Những chính sách này sẽ được đưa ra để chủ yếu nhắm đến các thuê bao thực sự có nhu cầu thì mới thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số chứ không phải chạy theo để hưởng các chương trình khuyến mãi nhất thời. "Tôi không nghĩ thị trường di động sẽ có xáo trộn gì quá mức do thuê bao di động ồ ạt chuyển đổi bởi nó sẽ được điều tiết bằng chính sách về phí và thời gian chuyển đổi", ông Phạm Hồng Hải khẳng định.
Theo nhận định của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh nghiệp di động. Chuyển mạng giữ nguyên số là xu thế tất yếu, được thực thi với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp khu vực trên thế giới.
Cục Viễn thông cho rằng hiện tại Việt Nam đã có đủ một số điều kiện để thực hiện dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, như đã có tới 6 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động và tỷ lệ thuê bao rất lớn với 1,5 thuê bao/người dân. Trong khi đó, cước dịch vụ điện thoại di động ở mức tương đối thấp và số lượng sim rác lớn cần phải kiềm chế phát triển. Cục Viễn thông cho rằng, việc chuyển mạng giữ nguyên số sẽ đem lại nhiều lợi ích như khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nên sẽ tạo môi trường cạnh tranh hơn giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước có thêm công cụ để theo dõi và phát triển thương mại điện tử.
Theo phương án chuyển mạng giữ nguyên số mà Bộ TT&TT lấy ý kiến tham vấn, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số có 2 mô hình quản lý dữ liệu là mô hình phân tán và mô hình tập trung. Với mô hình phân tán, mỗi nhà mạng sẽ xây dựng cổng chuyển mạng riêng, còn mô hình tập trung thì các nhà mạng sẽ kết nối tới trung tâm chuyển mạng quốc gia. Hiện trên thế giới có 70 quốc gia đã triển khai chính sách này và phần lớn các quốc gia đang sử dụng mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Trong đó, Cục Viễn thông đề xuất sử dụng mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Theo đó, các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ là đơn vị thực hiện trước, các nhà mạng nhỏ khác thực hiện sau.
Theo IctNews
Sắp thu phí hòa mạng thuê bao trả trước Trong quá trình tìm giải pháp chặn vấn nạn SIM rác, ngoài việc siết chặt đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước, Bộ TT&TT đang xem xét ra chính sách thu phí hòa mạng đối với loại thuê bao này trong thời gian tới. SIM trả trước có tuổi đời quá ngắn Theo con số thống kê của các mạng...