Việt Nam chung tay cùng Liên hợp quốc xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm
Ngày 3/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận cấp bộ trưởng về quản lý và cải cách ngành an ninh.
Tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các quốc gia hậu xung đột ở châu Phi tiến hành cải cách bộ máy an ninh.
Cuộc họp do Nam Phi – nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2020 chủ trì.
An ninh các quốc gia hậu xung đột
Binh sỹ Cộng hòa Dân chủ Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tham gia thảo luận, các nước thành viên HĐBA cho rằng cải cách ngành an ninh có vai trò quan trọng với các quốc gia hậu xung đột, góp phần củng cố hòa bình, ngăn ngừa tái diễn xung đột và thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên tiến trình cải cách ngành an ninh phải do các quốc gia tự làm chủ và triển khai theo yêu cầu của các quốc gia liên quan, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là LHQ và các tổ chức khu vực, trong đó đảm bảo có sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ. Các nước cũng nhấn mạnh cần bảo đảm nguồn tài chính dành cho nỗ lực xây dựng hòa bình, trong đó có cải cách ngành an ninh.
Video đang HOT
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, ghi nhận những khó khăn mà nhiều quốc gia phải đối mặt trong giai đoạn hậu xung đột như giải giáp vũ khí, giải ngũ, tái hòa nhập các nhóm vũ trang và hòa giải.
Đại sứ Đặng Đình Quý – Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: Hữu Thanh/Pv TTXVN tại New York, Hoa Kỳ.
Theo ông, điều này đòi hỏi các nước cần cải cách bộ máy an ninh để củng cố hòa bình hậu xung đột, thúc đẩy hòa giải quốc gia và tái thiết đất nước, giảm nguy cơ tái diễn xung đột, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của xung đột đối với các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Đại sứ cũng nhấn mạnh tiến trình cải cách bộ máy an ninh cần bảo đảm nguyên tắc độc lâp, chủ quyền, trách nhiệm chủ đạo của quốc gia trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, ưu tiên cụ thể của từng nước, có sự tham gia của các thành phần xã hội đa dạng, đặc biệt là phụ nữ.
Tại phiên thảo luận tháng 2/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ: Viện hòa bình và hòa giải do ASEAN thành lập có vai trò tích cực trong tăng cường năng lực hòa giải, xây dựng hòa bình và thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em. Đại sứ bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn hiểu, chia sẻ khó khăn mà các quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp sau xung đột gặp phải và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong thời gian nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an 2020-2021 cũng như trong các cơ chế khác.
Xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm
Tại phiên thảo luận, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về pháp quyền và thể chế an ninh, ông Alexandre Zouev, khẳng định Liên hợp quốc luôn ưu tiên hỗ trợ các nước xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm.
Hiện Liên hợp quốc đang hỗ trợ hơn 15 quốc gia, nổi bật là Burkina Faso, Gambia, Libya, Yemen và Somalia nhằm triển khai các sáng kiến cải cách ngành an ninh thông qua hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình và các phái bộ chính trị đặc biệt, dựa trên yêu cầu của các nước thành viên và các tổ chức khu vực.
Theo Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề châu Phi Bintou Keita, quản lý và cải cách ngành an ninh là một tiến trình phức tạp, kéo dài, đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ, sự hợp tác giữa các đối tác trên thực địa và sự tham gia của phụ nữ.
Sau cuộc họp, các nước thành viên HĐBA đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2553 về Cải cách ngành an ninh. Đây là nghị quyết thứ hai của HĐBA về chủ đề này. Nghị quyết nhấn mạnh vai trò quan trọng của cải cách ngành an ninh đối với củng cố hòa bình, ổn định tại các quốc gia hậu xung đột, ngăn ngừa tái diễn xung đột, thúc đẩy phát triển bền vững; ghi nhận chủ quyền và trách nhiệm chủ đạo của quốc gia liên quan đối với tiến trình cải cách, sự cần thiết phải bảo đảm phù hợp với ưu tiên, nhu cầu và trên cơ sở tham vấn, yêu cầu của quốc gia với sự tham dự của các bên liên quan, trong đó cần chú trọng thúc đẩy vai trò và sự tham gia của phụ nữ. Nghị quyết cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ, các đối tác song phương, tổ chức khu vực, bảo đảm hỗ trợ và dành nguồn lực cho các nỗ lực cải cách.
Cải cách bộ máy an ninh được xem là một phần trong tiến trình xây dựng hòa bình và duy trì hòa bình tại các quốc gia hậu xung đột, thông qua việc thực hiện chính sách cải cách và củng cố các cơ quan, thể chế an ninh. Năm 2014, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết 2151 – nghị quyết đầu tiên về chủ đề này.
Đại hội đồng LHQ Khóa 75 thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ
Ngày 23-11 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Khóa 75 đã thảo luận và thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ, với 110 nước đồng bảo trợ, đạt kỷ lục về số nước đồng bảo trợ kể từ khi nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ được đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội đồng LHQ năm 2002. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, năm nay, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết. (Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM)
So với Nghị quyết được thông qua gần nhất năm 2018, Nghị quyết lần này đã cập nhật các kết quả hợp tác nổi bật giữa LHQ và ASEAN từ năm 2018 đến nay nay như thành tựu thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN - LHQ 2016-2020, việc HĐBA lần đầu tiên tổ chức thảo luận về vai trò của ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong tháng Chủ tịch HĐBA của Việt Nam, và việc thông qua Kế hoạch hành động ASEAN - LHQ 2021-2025.
Các nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng và ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng được nêu đậm. Nhiều nội dung hợp tác giữa LHQ và ASEAN được bổ sung hoặc làm đậm như tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác gìn giữ, xây dựng và duy trì hòa bình; giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp; đa dạng sinh học và các biện pháp thực hiện Thập kỷ Hành động thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối tác, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như quan hệ đối tác toàn diện ngày càng được củng cố giữa ASEAN và LHQ.
Đại sứ cũng thông tin về các nội dung mới, nổi bật trong Nghị quyết và cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên LHQ trong tiến trình thương lượng, đồng bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
* Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ là nghị quyết hai năm/lần, được Đại hội đồng LHQ xem xét thông qua từ năm 2002 (đến nay đều thông qua bằng đồng thuận) với mục tiêu khẳng định và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức.
Do năm nay Đại hội đồng LHQ xem xét đề mục hơp tác của LHQ với các tổ chức khu vực vào ngày 23-11, sớm hơn khoảng một tháng so với các kỳ họp trước trong khi các hoạt động quan trọng của ASEAN với LHQ chỉ được kết thúc vào tháng 10 và 11-2020, Việt Nam và các nước ASEAN chỉ có chưa đến một tháng để thương lượng và vận động các nước thành viên LHQ bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
Theo đó, Nghị quyết đã đạt ba kỷ lục về việc có thời gian thương lượng ngắn nhất, thời gian vận động ngắn nhất và số nước đồng bảo trợ đông nhất so với các nghị quyết hợp tác giữa ASEAN và LHQ từ trước đến nay.
Việt Nam ủng hộ vai trò tích cực của Phái bộ Liên Hợp Quốc hỗ trợ Iraq Ngày 24/11 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp trực tuyến mở về tình hình Iraq Bà Jeanine Hennis-Plasschaert, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Iraq, Trưởng Phái bộ Liên Hợp Quốc Hỗ trợ Iraq (UNAMI) và ông Mohammad Hussein Ali Bahr Aluloom, Đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc đã...