Việt Nam chưa phát hiện chủng virus SARS-CoV-2 trên động vật hoang dã
Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona ( SARS-CoV-2) gây ra được Bộ NN&PTNT công bố ngày 5/3.
Giám sát sức khoẻ động vật hoang dã. Ảnh minh hoạ.
Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2013 đến nay, Cục Thú y đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WCS), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lấy 2.082 mẫu phân, swab, nước bọt, phủ tạng trên động vật hoang dã (dơi, chuột, cầy hương, gà rừng, lợn rừng, nhím, dúi…). Kết quả xét nghiệm lưu hành virus Corona và một số mầm bệnh khác cho thấy, chưa phát hiện chủng virus SARS-CoV-2.
Đại diện Cục Thú y cho biết, hiện nay, Trung tâm Chuẩn đoàn Thú y Trung ương đã xây dựng xong dự thảo quy trình xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 trên động vật. Hiện, Cục Thú y đang lấy ý kiến của các phòng thí nghiệm để hoàn thiện, tiến tới ban hành và áp dụng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, trong hai ngày 26 – 27/2/2020, Cục Thú y cũng đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các tổ chức quốc tế như: FAO, WHO, WCS, USCDC tổ chức tập huấn xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho 8 phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y. Đồng thời, đang tích cực phối hợp với FAO, USCDC hỗ trợ, tăng cường năng lực chuẩn đoán, xét nghiệm, phát hiện virus SARS-CoV-2 trên động vật.
Hiện nay, các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã có quy trình và đã có đủ nguyên liệu để xét nghiệm khoảng 4.000 mẫu đối với chủng chung Corona (Beta Corona virus); đang khẩn trương xây dựng và trình ban hành kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện SARS-CoV-2 trên động vật.
Video đang HOT
Theo kinhtedothi
Dịch cúm H5N1: Xóa sổ "thiên đường động vật hoang dã" ở Long An
Để phòng chống cúm H5N1, ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An vừa cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh đã có kế hoạch dẹp hẳn chợ động vật hoang dã tại huyện Thạnh Hóa.
Đây là "thiên đường" động vật hoang dã thu hút rất nhiều du khách miệt Đồng Tháp Mười.
"Các cơ quan chức năng của tỉnh đang triển khai kiểm tra, xử lý những điểm bán động vật hoang dã không thể truy xuất nguồn gốc được bán tại chợ. Hiện, chúng tôi còn vướng ở loại chim kiểng. Nhưng sắp tới cũng sẽ dẹp luôn", ông Thiện khẳng định.
Chợ động vật hoang dã ở Thạnh Hóa, Long An.
Cũng theo ông Thiện, trước mắt, nhằm phòng chống dịch cúm A (H5N1), ngành chức năng đang siết chặt quản lý chợ động vật hoang dã này tránh để lây lan dịch cúm.
Hiện, chợ này nằm trong chợ nông sản Thạnh Hóa với 31 hộ buôn bán động vật hoang dã. Từ lâu, đây là "thiên đường" mua bán chim, cò, vạc, mỏ nhác, rùa, rắn... có nguồn gốc tự nhiên.
Thậm chí, thượng khách còn có thể mua được những động vật nằm trong sách đỏ, như: rắn hổ, culi...
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Thạnh Hóa - Tân Thạnh Nguyễn Văn Sung cho biết, Hạt Kiểm lâm liên huyện đã tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh động vật tại chợ nông sản Thạnh Hóa.
Tuy nhiên, do ý thức của các hộ kinh doanh tại đây chưa cao nên còn xảy ra một số trường hợp bày bán các loài động vật có nguồn gốc hoang dã. Nhưng nhìn chung, thời gian qua, tình trạng bày bán, giết mổ động vật hoang dã giảm rất nhiều so với trước đây.
Cơ quan liên ngành kiểm tra hoạt động của các hộ buôn động vật hoang dã tại chợ.
Mới đây, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã ra công văn đề nghị ban chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc chủ động phòng chống dịch cúm H5N1 trên gia cầm và người trước việc dịch này có thể lây nhiễm vào Việt Nam từ Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu Cục Thú y và các ngành chức năng, các địa phương tập trung tổ chức triển khai, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đạt 467 triệu con.
Liên quan đến động vật hoang dã, vừa qua, tại Hà Nội, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) - Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Việt Nam đóng cửa thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Giám đốc Quốc gia của WWF Việt Nam - T.S Văn Ngọc Thịnh cho rằng, Việt Nam từng chịu ảnh hưởng cùng thiệt hại về người và của đối với các dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật như SARS, hiện tại là dịch virus corona (Covid-19).
Chợ động vật hoang dã Thạnh Hóa thu hút rất nhiều du khách.
Theo T.S Thịnh, để tránh sự bùng phát của dịch bệnh này, Việt Nam cần đóng cửa vĩnh viễn các thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép và tăng cường thực thi pháp luật.
Tổ chức WWF Việt Nam cũng cho biết, phản ứng nhanh với dịch virus corona, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã.
Theo danviet.vn
Việt Nam có thể sản xuất 10.000 bộ kit thử nCoV một ngày Bộ kit được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin cậy 100%. Ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo công bố kết quả đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR...