Việt Nam chưa có thêm ca mắc Covid-19, hơn 50% bệnh nhân phục hồi
Đến 6h, ngày 9/4, Việt Nam có 251 bệnh nhân mắc Covid-19, trong số đó 126 người đã được điều trị khỏi.
Bản tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết tính đến sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 trường hợp mắc Covid-19 (156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 95 người lây nhiễm thứ phát).
Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly là 77.298. Trong đó, 1.248 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 46.503 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú và 37.544 người cách ly tập trung tại các cơ sở khác.
Nguồn: Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
126 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 5 bệnh nhân thở oxy. 25 ca mắc có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2. 17 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19, nhận định điểm đáng mừng là hàng ngày số lượng bệnh nhân mới ít hơn người được chữa khỏi.
Hiện, hơn 50% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi (126 người). 125 người đang được điều trị, nhiều người có sức khỏe tốt.
PGS Khuê thông tin các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đang được điều trị tại 21 cơ sở y tế tuyến trung ương như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, chuyên khoa lao phổi, cũng tham gia điều trị người mắc Covid-19.
Ban chỉ đạo quốc gia, Tiểu ban Điều trị huy động tất cả trang, thiết bị hiện đại, các loại thuốc tốt nhất, dành cho bệnh viện.
Tiểu ban Điều trị còn cử các kíp cán bộ y tế giỏi hỗ trợ như cử bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; cử kíp bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ can thiệp ECMO cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Video đang HOT
Hiện, hơn 50% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi (126 người). Ảnh: Việt Linh.
Dịch đang được kiểm soát theo kịch bản dự báo
Ngày 8/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc đã được thực hiện ngày từ những ngày đầu thực hiện phòng chống dịch COVID-19: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi, chúng ta phải quyết liệt thực hiện, không được chủ quan, mất cảnh giác.
Hiện tại, chúng ta vẫn đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả ca này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2 và dập dịch.
Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” mở rộng đối tượng rà soát. Trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn chứ không chỉ ở các khu dân cư, cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam, những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch, những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do…
Đối với người Việt Nam là những người từ nước ngoài về, người đi đến hoặc đi qua vùng có ca nhiễm bệnh trong nước; người có liên quan dịch tễ đến các ca bệnh, người sống lang thang, liên quan đến tệ nạn xã hội.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người mắc hoặc nghi mắc Covid-19.
Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì ê-kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người mắc Covid-19.
Trừ trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước, thực hiện đầy đủ các quy định phòng bệnh của bệnh viện.
Hà Quyên Bích Huệ
Chống dịch COVID-19: Nhờ công nghệ, chuyên gia hàng đầu hỗ trợ tuyến dưới mọi lúc, mọi nơi
Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly, chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa qua công nghệ thông tin và viễn thông.
10h sáng ngày 5/3, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 đã chính thức ra mắt.
Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID - 19 được thành lập theo Quyết định số 771/QĐ-BYT ngày 4/3/2020 trực thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Kinh nghiệm của giáo sư đầu ngành được áp dụng tại cơ sở
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID- 19, nhiều bệnh nhân nặng chúng ta đã ứng phó tốt, không để xảy ra trường hợp tử vong, lây nhiễm sang nhân viên y tế. Tuy nhiên chúng ta cũng phải lường trước những tình huống bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn, có nhiều bệnh nhân nặng. Vì thế, sự ra đời của trung tâm này sẽ giúp hỗ trợ về chuyên môn với các tuyến, kể cả vùng sâu, xa. Kinh nghiệm của các giáo sư đầu ngành ngay từ tuyến trung ương được áp dụng ngay cho tuyến cơ sở.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, lâu nay chúng ta đã hỗ trợ y tế tuyến dưới qua hệ thống trực tuyến, qua điện thoại, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập. Sự ra đời của trung tâm này khắc phục được mọi hạn chế trước đây.
Thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chuyên gia tuyến trên ở bất cứ đâu có thể nhìn thấy bệnh nhân và các thông số, chức năng sống, tình trạng của bệnh nhân, biết được tất cả diễn biến của bệnh nhân từ hô hấp, điện tim... Từ đó sẽ hỗ trợ tuyến dưới làm sao chỉ định phù hợp về thở máy, truyền dịch...
Khi dịch xảy ra diện rộng, việc thiếu bác sĩ hồi sức là hiện hữu vì thế Việt Nam phải triển khai ngay việc xây dựng và ra mắt trung tâm.
GS.TS Nguyễn Thanh Long trao quyết định ra mắt Trung tâm cho PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh
"Một trong những vấn đề lây nhiễm dịch bệnh là thời gian tiếp xúc của người chăm sóc với người bệnh càng nhiều, tỉ lệ lây nhiễm càng tăng. Do đó nếu có phương tiện, hình thức chăm sóc vừa đảm bảo thêm dõi bệnh nhân kịp thời, lại giúp hạn chế lây nhiễm giữa nhân viên y tế và bệnh nhân là rất cần thiết. Hệ thống này ra đời giải quyết vấn đề đó, giảm tiếp xúc của nhân viên y tế và bệnh nhân"- GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.
Cũng tại lễ ra mắt trung tâm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã biểu dương hệ thống y tế các tuyến, đặc biệt là các y bác sĩ và nhân viên y tế tham gia trực tiếp chăm sóc điều trị người bệnh, người nghi nhiễm. Đồng thời Thứ trưởng cũng biểu dương Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các đơn vị liên quan phối hợp kịp thời để đưa trung tâm vào hoạt động.
"Đây là bước đi ứng dụng công nghê cao vào hồi sức tích cực. Ngày hôm nay điểm cầu demo là Trung tâm y tế Phúc Yên - nơi tiến hành điều trị bệnh nhân. Tôi mong từ đây lan toả tất cả hệ thống để khi có tình huống dịch bệnh quy mô lớn xảy ra, chúng ta sẵn sàng ứng phó"- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Thêm bước tiến về ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng chống dịch COVID-19
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 cho biết, ngay khi nhận định có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã thành lập Hội đồng chuyên môn với sự tham gia của đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành các chuyên khoa Truyền Nhiễm, Hồi sức tích cực, Nhi khoa, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cận lâm sàng từ các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân Y, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp Hồ Chí Minh...xây dựng một hệ thống tài liệu chuyên môn và trực tiếp hỗ trợ tuyến dưới.
Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 chính thức ra mắt
Với 4 phương châm tại chỗ: "cách ly tại chỗ", "điều trị tại chỗ", "nguồn lực tại chỗ" và "chỉ huy tại chỗ" cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, đồng bộ của các bộ, ngành và nỗ lực của các thầy thuốc, sự hợp tác của người bệnh, đồng lòng của người dân với tinh thần "chống dịch như chống giặc", "không được chủ quan, không để dịch lây lan" đã giúp Việt Nam nhanh chóng hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh và điều trị thành công cho 16 ca bệnh COVID-19.
"Việc kết nối giữa chuyên gia, bệnh viện tuyến cuối với các bệnh viện tuyến dưới giúp chuyển tải nhanh chóng các chỉ đạo điều hành, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn từ các lãnh đạo, chuyên gia tới những bác sỹ ở tuyến đầu đang trực tiếp điều trị người bệnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong tư vấn điều trị từ xa giúp nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh của hệ thống khám, chữa bệnh, kịp thời đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch"- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Trung tâm điều hành có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa thông qua công nghệ thông tin và viễn thông. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh, quy trình chăm sóc và các hướng dẫn chuyên môn liên quan.
Thành lập các Hội đồng chuyên môn liên quan để tư vấn hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ trực tuyến từ xa cho các cơ sở khám chữa bệnh về công tác thu dung, chẩn đoán và điều trị người bệnh nhiễm COVID-19.
Đồng thời Trung tâm cũng có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, tập huấn tại chỗ hoặc từ xa nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh liên quan về chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID -19.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê giới thiệu tài liệu chuyên môn phục vụ phòng và Kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19
"Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để kết nối mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh có khả năng thu dung chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19 để hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng: Trong trường hợp bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh có điều trị người bệnh COVID-19, Trung tâm điều hành sẽ thiết lập điểm cầu để đảm bảo việc giám sát, hỗ trợ từ xa về chuyên môn chẩn đoán điều trị người bệnh COVID-19 tại chỗ.
Hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên không cần thiết. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát tình hình dịch bệnh, ghi nhận diễn biến từng ca bệnh lâm sàng tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở xét nghiệm"- PGS. TS Lương Ngọc Khuê thông tin thêm
Cũng trong dịp này, Cục quản lý Khám, chữa bệnh cũng công bố Bộ tài liệu phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19 bao gồm: Sổ thông tin y tế Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch COVID-19; hướng dẫn phòng và Kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19; Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh COVID-19. Đây là những tài liệu quan trọng đã giúp các cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế toàn hệ thống phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID - 19 do Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ triển khai với các giải pháp Y tế số 4.0 sẽ tận dụng được tất cả ưu điểm của các Giải pháp Y tế số 4.0 trong công tác đẩy lùi dịch trên toàn quốc.
Đó là các giải pháp tích hợp công nghệ truyền hình hội nghị (teleconferencing), bệnh án điện tử tập trung, kết nối với máy monitoring bệnh nhân, hệ thống PACS cloud để hội chẩn kết quả chẩn đoán hình ảnh...., cho phép các chuyên gia, các nhà quản lý tư vấn chuyên môn và chỉ đạo điều hành cho tuyến dưới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
Trung tâm có khả năng kết nối đến 23 điểm cầu trọng điểm chống dịch và hơn 1.400 bệnh viện trên cả nước.
Giải pháp Y tế số 4.0 tại "Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID - 19" giúp triển khai một hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID - 19 xuyên suốt từ Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế tới các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, cách ly, điều trị người bệnh COVID-19.
Thái Bình
Theo SK&ĐS
Thêm bệnh nhân nhiễm virus corona ở Việt Nam được xuất viện Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, bệnh nhân Li Zichao đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona và được xuất viện. Ngày 4/2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết nam bệnh nhân Li ZiChao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) - một...