Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

LTS: Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ – Thái Văn Cầu đã có bài tham luận tại hội nghị về biển Đông ở Quảng Ngãi vừa qua. Bài nghiên cứu nêu lên một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế và những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuần Việt Nam xin giới thiệu quan điểm của ông để độc giả theo dõi.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân vào cuối tháng 3 năm 2014 ở The Hague, Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ “nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình” trong tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama “nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này.”

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước mạnh hàng đầu thế giới, tuy ngắn ngủi, nói lên tính chất nghiêm trọng trong tranh chấp lãnh hải giữa các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản với Trung Quốc.

Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm xét đến một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế, qua đó liên hệ đến nỗ lực bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

Cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp trên đất liền hay trên biển giữa các nước là Toà án Quốc tế (ICJ), Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS.

Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa - Hình 1

Việt Nam có Hoàng Sa – Trường Sa trên bản đồ cổ thế giới

ICJ hiện hữu từ năm 1946; ba Toà án còn lại hình thành sau khi UNCLOS có hiệu lực năm 1994. ICJ và ITLOS đòi hỏi mọi bên trong tranh chấp đồng ý tham gia vào quá trình thưa kiện.

Việt Nam chưa bao giờ đánh mất chủ quyền

Dựa vào hoạt động của chính quyền Quảng Đông vào những năm đầu thế kỷ XX, Marwyn S. Samuels, sử gia Mỹ, cho rằng Trung Quốc hành xử chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, hay ít nhất là ở đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa, hơn 10 năm trước khi Pháp tuyên bố chủ quyền. Lập luận này chưa đúng về mặt lịch sử và đã phạm các sai lầm nghiêm trọng.

Thứ nhất, theo chứng cứ lịch sử của phương Tây và của Việt Nam, trong hơn 200 năm, trước khi bị Pháp áp đặt chế độ thuộc địa, Việt Nam hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa đúng theo những tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế ở thời điểm trước Công ước Berlin hay như quy định trong Công ước này năm 1885 rằng nơi chiếm hữu phải là đất vô chủ (terra nullius) hay đất bị từ bỏ (terra derelicta), bộ phận chiếm hữu thuộc cơ chế quốc gia, và sự chiếm hữu được thông báo.[1]

Sau khi ký kết Hiệp ước Thiên Tân với nhà Thanh năm 1885, Pháp hoàn tất chế độ thuộc địa ở Việt Nam, và nắm quyền đại diện cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Video đang HOT

Trong những năm đầu thế kỷ XX khi người Tàu hay người Nhật hiện diện ở Hoàng Sa, Hoàng Sa không còn là đất vô chủ, như công ty Nhật Mitsui Bussan Kaisha hoạt động ở đảo Phú Lâm trong thập niên 1920 thừa nhận: “Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản làm chủ doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ty Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa”.

Sau khi Quốc gia Việt Nam được hình thành năm 1949, Pháp trao trả cho Việt Nam quyền hạn trong quan hệ quốc tế. Khi cơ hội đến, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam trước sự hiện diện của 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco năm 1951.

Thứ hai, theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

Trong vụ kiện Tây Sahara, ICJ đề cập đến đặc tính của một vùng đất có thể gây ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động xã hội và chính trị trong vùng đất ấy.

Trong vụ kiện giữa Hà Lan và Mỹ về đảo Palmas, Max Huber, chuyên gia Thụy Sĩ về luật pháp quốc tế, có ý kiến cho rằng khi một nhóm đảo hình thành một đơn vị, số phận của các đảo chính quyết định số phận các đảo còn lại. Nói một cách khác, hành xử chủ quyền ở một nhóm đảo, như một đơn vị, không đòi hỏi hành xử chủ quyền ở từng đảo riêng biệt trong nhóm đảo đấy.

Monique Chemillier-Gendreau, chuyên gia Pháp về luật pháp quốc tế, đề cập đến quan điểm của Max Huber khi nói về hành xử chủ quyền của Pháp ở Trường Sa, và quan điểm này cũng ứng dụng trong hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa.

Trong vụ kiện giữa Cameroon và Nigeria, ICJ nhận xét, “từ khi dành được độc lập, Cameroon có hoạt động, qua đó, rõ ràng cho thấy là nước này không cách nào từ bỏ chủ quyền vùng Bakassi”. ICJ quyết định trao chủ quyền vùng Bakassi cho Cameroon.

Sir Robert Yewdall Jennings, chuyên gia Anh về luật pháp quốc tế, đưa ý kiến về nguyên tắc từ bỏ chủ quyền (abandonment), “quốc gia có chủ quyền chỉ cần chứng minh là không có ý từ bỏ chủ quyền hay không chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của quốc gia khác”.

Monique Chemillier-Gendreau nêu ý kiến, “Triều đình Việt Nam bị suy yếu bởi cuộc chinh phục và bởi chính sách của Pháp nhanh chóng biến đổi quy chế bảo hộ thành thuộc địa, (nên) tiếng nói của họ về biển đảo gần như không được nghe đến. Tuy nhiên khi có cơ hội, họ vẫn lên tiếng.”

Tóm lại, phán xử của ICJ, quan điểm của chuyên gia luật pháp quốc tế, và chứng cứ lịch sử của Việt Nam và của phương Tây cho thấy Việt Nam đã không đánh mất chủ quyền biển đảo, một phần hay toàn phần, như Marwyn S. Samuels hay các tác giả khác lập luận một cách sai lầm, trong giai đoạn từ đầu thập niên 1850 cho đến giữa thập niên 1920, khi Toàn quyền Đông Dương chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

Nguyên tắc “không làm xáo trộn sự ổn định”

Trong nhiều năm qua, rất nhiều học giả từng cho rằng đây là vấn đề lâu dài.

Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian.

Trong vụ kiện giữa Norway và Sweden, nguyên tắc này là một trong những yếu tố khiến Sweden nhận được quyết định thuận lợi về Grisbadarna Banks.

Trong vụ kiện giữa Bahrain và Qatar, nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến Bahrain nhận được quyết định thuận lợi về quần đảo Hawar.

Nguyên tắc “quieta non movere” không được giới nghiên cứu biết đến nhiều, nhưng Giản Quân Ba, một học giả Trung Quốc, từng gián tiếp nói về nguyên tắc này hơn ba năm trước: “Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.”

Theo Wu Shicun, Giám đốc học viện nghiên cứu Biển Đông cấp quốc gia duy nhất của Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông bắt đầu trở nên căng thẳng vào đầu thập niên 1970.

Mặc dù chưa thấy hiện hữu bằng chứng hỗ trợ con số 50 năm như một đòi hỏi cho nguyên tắc “quieta non movere” nhưng có một số điểm nên ghi nhận. Suốt gần 20 năm, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc vẫn tận dụng thời gian để xây dựng lực lượng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông như: Trung Quốc hiện có quan toà đại diện trong hai cơ chế luật pháp quốc tế ICJ và ITLOS; Trung Quốc hoàn tất hàng trăm luận án tiến sĩ, hội thảo về đề tài Biển Đông trong thập niên 2000; hải quân Trung Quốc lớn mạnh và hiện diện rộng khắp trên Biển Đông…

Hậu quả là sự hiện hữu một khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nỗ lực nghiên cứu luật pháp quốc tế cũng như trong các lãnh vực khác liên hệ đến Biển Đông.

Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên phản đối hành động của nước đối tác liên quan đến Biển Đông và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa (hay Tây Sa-Nam Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Trong vụ kiện giữa Nicaragua và Honduras trong Biển Caribbean, ICJ nhận định rằng sự liên tục khẳng định chủ quyền vùng biển liên hệ của Nicaragua là không đầy đủ so với cách hành xử chủ quyền của Honduras. Khiếm khuyết này của Nicaragua trở thành một trong những yếu tố khiến Honduras nhận được quyết định thuận lợi.

Quyết định trên của ICJ cho thấy rằng phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền là điều kiện cần trong luật pháp quốc tế, nhưng nó không phải là điều kiện đủ để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Theo M. Taylor Fravel, chuyên gia Mỹ về quan hệ quốc tế, từ khi thành lập CHNDTH năm 1949 cho đến nay, trong tổng số 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ hay lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán 17 lần và sử dụng vũ lực 6 lần. Trong đó, 3 lần sử dụng vũ lực là với Việt Nam: Tại Hoàng Sa năm 1974, khu vực biên giới cực Bắc năm 1979, và Trường Sa năm 1988. Ba lần còn lại là với Đài Loan, Ấn Độ và Liên Xô.

Hiến chương Liên hiệp quốc có Chương I, Điều 2, Khoản 4, ngăn cấm thành viên của tổ chức Liên hiệp quốc đe doạ hay sử dụng vũ lực chống toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của thành viên khác.

Hiến chương Liên hiệp quốc cũng có Chương VII, Điều 51, đề cập đến quyền tự vệ cá nhân hay quyền tự vệ tập thể khi thành viên bị tấn công vũ trang.

Trong hơn 30 năm nay, học giả Trung Quốc và một số học giả phương Tây có quan điểm thuận lợi cho Trung Quốc, trực tiếp hay gián tiếp, bóp méo hay làm lu mờ sự thật khi lập luận Trung Quốc đã thực hiện “quyền tự vệ” hay bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” trong xung đột biển đảo với Việt Nam.

Mặc dù nguyên tắc “quieta non movere” chưa thấy được ICJ nêu lên trong trường hợp sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc khôn khéo kết hợp nguyên tắc “quieta non movere” và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của họ để thúc đẩy cán cân thuận lợi trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Từng bước tăng cường sức mạnh cho đòi hỏi “đường lưỡi bò” của họ trên Biển Đông.

(Còn nữa)

Theo Vietnamnet

Tòa án quốc tế yêu cầu Trung Quốc hầu tòa

Tòa án Công lý quốc tế đặt tại The Hague (Hà Lan) hay còn gọi là tòa án La Haye, đã yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải gửi bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở biển Đông của Bắc Kinh. Vụ này xuất phát từ đơn kiện của Philippines về những tranh chấp giữa họ và Bắc Kinh tại một số vùng trên vùng biển quanh bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc đã từ chối tham gia quá trình phân xử do chính phủ Philippines khởi kiện lên Tòa án Công lý quốc tế hồi năm ngoái.

Hôm nay (4.6), các quan chức Philippines đã kêu gọi Trung Quốc tham gia quá trình phân xử tại tòa án quốc tế như một giải pháp hòa bình và bền vững cho các tranh chấp lãnh thổ kéo dài, và bùng lên dữ dội trong những năm gần đây, gây ra căng thẳng ở châu Á và cả khu vực Thái Bình Dương.

Tòa án quốc tế yêu cầu Trung Quốc hầu tòa - Hình 1

Trung Quốc gây bất ổn tại khu vực với những hành động hung hăng

Đặc biệt trong tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Bất chấp việc bị các nước trên thế giới lên án nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược, bất chấp lý lẽ.

Tòa án tại The Hague đã ra hạn chót cho Trung Quốc vào ngày 15.12 để trình lên lập luận bằng văn bản và bằng chứng phản bác lại các khiếu nại của Philippines.

Đặc biệt, trong đó có câu hỏi về hiệu lực của cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tuyên bố. Đường lưỡi bò này là yêu sách lãnh thổ chính thức của Trung Quốc bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông và đè lên cả vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á được LHQ công nhận.

Sau khi nộp đơn khiếu nại hồi năm ngoái, Philippines đã gửi lên tòa án các văn bản và bằng chứng chống lại tuyên bố của Trung Quốc ngày 30.3. Năm thẩm phán tại tòa án Công lý quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc trả lời, nhưng cho biết chính phủ Trung Quốc đã gửi một thông báo hồi tháng trước nhắc lại rằng "không chấp nhận tham gia cuộc phân xử do Philippines khởi xướng" và rằng Trung Quốc không chấp nhận tham gia tố tụng.

Tòa án quốc tế yêu cầu Trung Quốc hầu tòa - Hình 2

Thế giới không công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trước sự bất hợp tác của Trung Quốc, Tòa án đề nghị sẽ tiếp tục nghe các khiếu nại Philippines kể cả không có sự tham gia của Trung Quốc.

"Hội đồng trọng tài quyết định sẽ thực hiện quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng", tòa án Hague thông báo. Nếu Trung Quốc không nộp các lý lẽ và bằng chứng thì tòa án Hague có thể tự thu thập bằng chứng khác. Tuy nhiên, thái độ bất hợp tác của Trung Quốc có thể khiến họ dễ bị xử thua hơn nhiều.

Trong bối cảnh Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố cân nhắc khả năng dùng pháp lý với Trung Quốc để chứng minh vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản cũng lên tiếng thách thức Trung Quốc nộp đơn ra tòa án quốc tế nếu không chấp nhập thực tế rằng quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản.

Theo Vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
21 giờ trước
Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
hôm qua
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
hôm qua
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ MyanmarHơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
hôm qua
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sậpPhe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
21 giờ trước
NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thầnNÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần
21 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạngĐộng đất tại Myanmar: Tiếp tục xảy ra dư chấn lớn và gia tăng số người thiệt mạng
hôm qua

Tin đang nóng

Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
2 giờ trước
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lạiCho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
2 giờ trước
Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếpKon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp
4 giờ trước
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thươngXe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
3 giờ trước
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thườngSao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
5 giờ trước
Họp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hòHọp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hò
5 giờ trước
Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?
6 giờ trước
Họp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãiHọp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãi
4 giờ trước

Tin mới nhất

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

4 phút trước
Cơ sở lò phản ứng lai này sẽ được xây dựng ở phía đông nam tỉnh Giang Tây, nhằm mục đích tạo ra công suất 100 megawatt điện liên tục, tương đương với 10% sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân.
Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

10 phút trước
Thỏa thuận mới về điểm giao nhau của biên giới ba nước cộng hòa trên thực tế đã ghi nhận việc giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan sau gần 23 năm đàm phán.
Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

11 phút trước
Thảm kịch động đất 7,7 độ đã khiến Myanmar bị tàn phá kinh hoàng, gây ra khó khăn chồng chất với quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nội chiến và xung đột kéo dài.
Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

13 phút trước
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 4 người mất tích trong vụ nổ mỏ than xảy ra ngày 31/3 tại vùng Asturias, phía Bắc Tây Ban Nha.
Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

15 phút trước
Chính quyền quân sự Myanmar thông báo tổ chức quốc tang 1 tuần sau trận động đất thảm khốc làm hàng nghìn người chết.
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

16 phút trước
Nhóm cứu hộ tình nguyện mang tên Fire and Rescue Thailand thông báo trên mạng xã hội về việc đã đưa được thêm một thi thể ra khỏi hiện trường tòa nhà cao tầng bị sập ở thủ đô Bangkok.
Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

20 phút trước
Kinh tế Nhật Bản có thể mất hơn 1.800 tỷ USD nếu xảy ra siêu động đất ngoài khơi Thái Bình Dương gây sóng thần, làm sập hàng trăm tòa nhà và có thể khiến 300.000 người thiệt mạng.
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?

28 phút trước
Dù cách tâm chấn của trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar hôm 28/3 nhưng một tòa nhà 34 tầng đang xây dựng dở ở Bangkok (Thái Lan) vẫn bị đổ sập. Nguyên nhân vì sao?
Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

37 phút trước
Ông cũng cho biết vì công trình SAO là tòa nhà duy nhất ở Bangkok bị sập do ảnh hưởng của trận động đất xảy ra ở miền Trung Myanmar, nên bất kỳ vấn đề nào với tòa nhà cũng sẽ được điều tra cặn kẽ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

55 phút trước
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với NBC News vào ngày 29/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhấn mạnh ý định kiểm soát Greenland.
Động đất tại Myanmar: Giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát ở Mandalay

Động đất tại Myanmar: Giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát ở Mandalay

57 phút trước
Theo Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar, tính đến ngày 30/3, động đất đã khiến khoảng 1.700 người thiệt mạng, 3.400 người bị thương và 300 người vẫn đang mất tích.
EU cân nhắc đưa lực lượng không quân, hải quân đến Ukraine

EU cân nhắc đưa lực lượng không quân, hải quân đến Ukraine

58 phút trước
Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các lựa chọn để tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có phương án đưa lực lượng không quân và hải quân thay vì bộ binh lớn đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Tin nổi bật

2 phút trước
Từ ngày 1/4, ngành lao động bổ sung thêm 2 phương pháp để xác định những nghề, công việc có yếu tố gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe của người lao động nhưng khó xác định bằng các chỉ số.
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Sức khỏe

6 phút trước
Bác sĩ cho biết, đổ mồ hôi lòng bàn tay nhiều là một tình trạng rất phổ biến, có yếu tố di truyền và hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm.
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!

Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!

Sao việt

25 phút trước
Binz hào hứng khoe tóc mới ngay khi vừa cắt xong. Tuy nhiên trong loạt ảnh fan chụp, tóc Binz bị ép sát vào da đầu, phần mái rũ xuống mang đến một visual khó quên .
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học

Netizen

40 phút trước
Liên quan đến sự việc nhóm 5 nữ sinh tiểu học phì phèo điếu thuốc trong sân trường, mời các bạn nam khác hút cùng đang khiến dư luận xôn xao, được biết, vụ việc xảy ra tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉ...
Ông Trump dọa đánh thuế trả đũa lên tất cả quốc gia

Ông Trump dọa đánh thuế trả đũa lên tất cả quốc gia

1 giờ trước
Tổng thống Trump tuyên bố rằng mức thuế quan có đi có lại mà ông chuẩn bị công bố sẽ bao gồm tất cả quốc gia, không chỉ gồm một nhóm nhỏ 10-15 nước có thặng dư thương mại lớn nhất.
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Sao châu á

1 giờ trước
Viện G gửi tin nhắn, cho biết người của kênh truyền thông này đã đến buổi họp báo nhưng bị ekip của Kim Soo Hyun tống cổ khỏi đó.
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

Tv show

2 giờ trước
Tập đầu tiên Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân 2025 lên sóng, vẻ đáng yêu của dàn nhóc tỳ nhà Lê Dương Bảo Lâm, Khắc Việt, Hải Long và Ba Duy khiến người xem tan chảy .
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Mọt game

3 giờ trước
Ngày thi đấu chung kết FVPL Spring 2025 đã diễn ra đúng như kỳ vọng của khán giả. Chung kết FVPL Spring 2025 đầy kịch tính với chức vô địch xứng đáng của NK
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Du lịch

3 giờ trước
Tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương.
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Sao âu mỹ

3 giờ trước
Rapper Young Scooter cố gắng nhảy qua hai hàng rào để trốn khỏi cuộc truy đuổi của cảnh sát nhưng sau đó bị thương dẫn đến tử vong.
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Hậu trường phim

3 giờ trước
Ngày 30/3, Sohu đưa tin bộ phim truyền hình dài tập Người Xây Thành của Triệu Lệ Dĩnh đã đóng máy, dự án sắp tới của cô được xác định là phim ngắn 6 tập Dẫu Không Thể Có Được Tất Cả.