Việt Nam chính thức dừng tìm kiếm máy bay mất tích
Chiều 15/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu khẳng định, Việt Nam sẽ dừng hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích trên vùng biển Việt Nam. Quyết định này đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – Chủ tịch Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông qua.
Cụ thể, ngay sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố dừng tìm kiếm máy bay mất tích mang số hiệu MH370 trên Biển Đông, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu khẳng định, phía Việt Nam cũng sẽ dừng hoạt động tìm kiếm máy bay này trên vùng biển Việt Nam.
Trong ngày hôm nay (15/3), công tác tìm kiếm cứu nạn sẽ vẫn được các lực lượng thực hiện.
Trên không, sẽ có 2 tàu bay AN26 và CASA tìm kiếm tại khu vực khả nghi nhất sau thời điểm tàu bay mất tín hiệu ra đa.
Thứ trưởng GTVT Phạm Quý Tiêu khẳng định Việt Nam sẽ dừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Vùng tìm kiếm trong vùng trách nhiệm của FIR Hồ Chí Minh. Trên biển, các tàu tạm thời duy trì tìm kiếm tại chỗ, sẽ di chuyển khi có thông tin mới.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo mới đây, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo giai đoạn tìm kiếm thứ hai máy bay mất tích của Malaysia Airlines sẽ tập trung vào khu vực nơi máy bay có khả năng bị mất liên lạc với vệ tinh.
Trong đó, hoạt động tìm kiếm sẽ được thực hiện tại 2 hành lang. Thứ nhất, hành lang phía bắc trải dài từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan đến phía bắc Thái Lan; thứ hai, hành lang phía nam trải dài từ Indonesia đến phía nam Ấn Độ Dương.
Trong thời gian 8 ngày tìm kiếm mát bay mất tích vừa qua, cùng với nỗ lực của các bên liên quan, Việt Nam đã chủ động có những phương án ứng phó, phối hợp tích cực, chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp máy bay của Malaysia mất tích.
Trước đó, trong cuộc họp với báo giới trong và ngoài nước, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu khẳng định, việc tìm kiếm máy bay mất tích ngoài trách nhiệm của một nước quản lý vùng thông báo bay còn là nhiệm vụ nhân đạo.
“Trong quá trình tìm kiếm, khi phát hiện những dấu hiệu mới, Malaysia cũng không cung cấp đầy đủ những thông tin mới thu thập được. Máy bay của Malaysia, đáng lẽ nước này phải là đầu mối cung cấp mọi thông tin liên lạc, vậy nhưng, Malaysia chưa tích cực hợp tác với Việt Nam ngay từ khi vụ việc xảy ra”, Thứ trưởng Tiêu đánh giá.
Trước đó, như báo chí đã đưa tin, ngày 8/3, hãng hàng không Malaysia Airlines cho biết một máy bay của hãng này chở 239 người trên đường tới Bắc Kinh đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu sau khi rời thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Tuyên bố của Malaysia Airlines cho biết chuyến bay MH370 đã biến mất lúc 2 giờ 40 phút ngày 8/3 theo giờ địa phương (18 giờ 40 phút ngày 7/3 theo GMT).
Chiếc Boeing 777-200 rời Kuala Lumpur sau nửa đêm 8/3 và dự kiến đến Bắc Kinh lúc 6 giờ 30 phút giờ địa phương (22 giờ 30 phút ngày 7/3 theo GMT).
Vũ Điệp
Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia mất tích bí ẩn
Theo_VietNamNet
VN ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Chiều ngày 15/3, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết đã quyết định ngừng mọi hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia nghi mất tích ở vùng biển của Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, đại sứ Việt Nam tại Malaysia vừa thông báo về việc Thủ tướng Malaysia quyết định dừng việc tìm kiếm máy bay tại Biển Đông. Theo thông tin từ phía nước này thì rất có thể máy bay MH370 đã thay đổi đường bay và nhiều khả năng do có người can thiệp. Do vậy, khu vực tìm kiếm sẽ được chuyển sang vùng biển Ấn Độ Dương.
Trung tướng Tuấn cho biết thêm, phía Việt Nam đã ngừng mọi hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, các lực lượng tham gia tìm kiếm vẫn tạm giữ vị trí để nắm bắt tình hình. Hiện tại, Việt Nam đang thông báo cho các nước khác được cấp phép vào Việt Nam tìm kiếm rút ra khỏi không phận của Việt Nam.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo Trung tướng Tuấn, trong suốt quá trình tìm kiếm, Việt Nam đã huy động 11 máy bay và 7 tàu cùng lực lượng trên bộ của các quân khu 5, 7, 9 và lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, nhân dân địa phương, ngư dân trên biển...
Các loại máy tham gia tìm kiếm gồm: thủy phi cơ DHC6, Mi171 chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay AN26, máy bay tuần thám biển CASA, tàu của Hải quân, tàu cảnh sát biển. Đặc biệt, có cả tàu nghiên cứu biển mang tên Giáo sư Trần Đại Nghĩa, đây là tàu 3D màu, thăm dò các địa hình của biển, hiện đại nhất Đông Nam Á.
Ban đầu, phạm vi tìm kiếm chỉ khoảng 40.000 km2, tuy nhiên sau đó lên đến trên 87.000 km2 và mở rộng ra toàn bộ vùng biển khu vực vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tìm kiếm với quy mô lớn, trong đó có sự tham gia của các phương tiện hiện đại như máy bay tuần thám CASA, thủy phi cơ DHC6.
Trước câu hỏi Việt Nam đã hết bao nhiêu kinh phí cho cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia nghi mất tích ở vùng biển Việt Nam. Trung tướng Tuấn cho hay, hiện nay, chưa tính được là hết bao nhiêu tiền. Khi tham gia vào cuộc tìm kiếm, Việt Nam với ưu tiên hàng đầu là làm sao nhanh chóng tìm kiếm được máy bay mất tích, cứu người.
Ngày 8/3, sau khi cất cánh khỏi thành phố Kuala Lumpur, chiếc máy bay chở 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích khi đang ở không phận của Việt Nam. Thông cáo của Malaysia Airlines phát đi cho thấy, chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 cất cánh rời Kuala Lumpur vào 0h41 ngày 8/3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày. Kể từ thời điểm mất tích, hơn 10 nước, trong đó có Việt Nam đã huy động máy bay, tàu tham gia tìm kiếm ở quanh khu vực nghi máy bay mất tích nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Hiện tại, phía Malaysia chuyển hướng tìm kiếm sang eo biển Malacca, biển Andaman ở phía Tây Bắc Ấn Độ Dương.
Theo Khampha
"Nếu có nhà bán trú, 5 HS sẽ không chết thảm" "Nếu có nhà bán trú thì chắc các em sẽ không ra sông tắm, không bắt cá mò cua... và chắc sẽ chẳng xảy ra cái chết vừa rồi"- ông Trần Quốc- Trưởng phòng Giáo dục huyện Krông Bông, đau lòng nói về việc 5 học sinh tử vong hôm 11/3. Sáng 14/5, người thân, bạn bè và hàng xóm của 5 học...