Việt Nam chia sẻ những thách thức về kinh tế và nhân đạo ở Afghanistan
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 17/12 đã tiến hành họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Afghanistan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNAMA).
Các nước thành viên Hội đồng bảo an tái khẳng định sự ủng hộ đối với hoạt động của Phái bộ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại nước này (UNAMA); kêu gọi các bên ở Afghanistan sớm đạt kết quả thực chất trong đàm phán hòa bình nhằm hướng tới ổn định và phát triển lâu dài. Các nước thành viên Hội đồng bảo an chia sẻ quan ngại về những bất ổn về an ninh và tình trạng khủng hoảng về nhân đạo ở Afghanistan thời gian qua, nhất là tình trạng mất an ninh lương thực. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Afghanistan tại Liên Hợp Quốc khẳng định Chính phủ Afghanistan sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quá trình đàm phán hòa bình; kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ và hỗ trợ Chính phủ và người dân Afghanistan trong tiến trình hòa bình và tái thiết.
Hội đồng bảo an thảo luận tình hình Afghanistan
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định lại sự ủng hộ đối với tiến trình hòa bình do người dân Afghanistan dẫn dắt và làm chủ, trong đó có sự tham gia của phụ nữ và thanh niên; bày tỏ mong muốn các bên liên quan sớm đạt một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho quá trình đàm phán hòa bình.
Đại sứ chia sẻ quan ngại về sự gia tăng bạo lực ở Afghanistan và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, bảo đảm tiếp cận nhân đạo và y tế một cách đầy đủ; kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Afghanistan trong phát triển kinh tế và xử lý các thách thức về nhân đạo, đặc biệt là tình trạng mất an ninh lương thực.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng đánh giá cao các nỗ lực của Liên Hợp Quốc, UNAMA, các nước, tổ chức khu vực và các đối tác quốc tế khác trong thúc đẩy tiến trình hòa bình và phát triển ở Afghanistan. Đại sứ cũng cảm ơn các nỗ lực của Indonesia và Đức – các nước đồng chủ trì các văn kiện của Hội đồng bảo an về Afghanistan trong 2 năm qua.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục đàm phán về Hiến pháp Syria
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 16/12 đã họp định kỳ hàng tháng về tình hình tại Syria bằng hình thức trực tuyến.
Đặc Phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Syria và Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân đạo đã báo cáo Hội đồng Bảo an về tiến trình chính trị và tình hình nhân đạo tại Syria.
Các báo cáo viên cho biết, tại vòng đàm phán thứ 4 của Uỷ ban Hiến pháp diễn ra tại Geneva từ ngày 30/11 - 1/12/2020, chính phủ, phe đối lập cùng đại diện các tổ chức chính trị-xã hội đã thảo luận về các nguyên tắc và nền tảng của quốc gia với vai trò cầu nối của Liên Hợp Quốc. Khác biệt lớn vẫn tồn tại, tuy nhiên các bên tỏ thiện chí đàm phán và đi vào một số nội dung thực chất nhằm tìm điểm tương đồng.
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến nghiêm trọng hơn tại Syria. Ảnh minh họa: Reuters
Về tình hình an ninh, dù Thoả thuận ngừng bắn tại vùng Tây Bắc Syria đã làm tình hình tương đối ổn định so với giai đoạn leo thang xung đột đầu năm 2020, tuy nhiên tình trạng bạo lực vẫn diễn ra ở một số khu vực.
Về tình hình nhân đạo, đại dịch Covid-19 đang diễn biến nghiêm trọng hơn, đáng chú ý là có dấu hiệu ảnh hưởng nặng nề tới nhiều trường học trong thời gian gần đây. Khủng hoảng kinh tế đang ở mức trầm trọng nhất, giá lương thực đang ở mức cao nhất kể từ khi bắt đầu khủng hoảng tại Syria. Mất an ninh lương thực đang làm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tăng cao, trong đó có tới 34% trẻ em dưới 5 tuổi tại Tây Bắc Syria suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ghi nhận tiến triển trong đàm phán tại khuôn khổ Uỷ ban Hiến pháp thời gian cuối năm 2020, cho đây là cơ hội để đạt được đột phá trong đàm phán sửa đổi Hiến pháp cũng như trong tiến trình chính trị tại Syria. Đại sứ kêu gọi các bên tăng cường đối thoại để thúc đẩy giải pháp chính trị lâu dài và đặt lợi ích của người dân Syria lên hàng đầu.
Trong vấn đề nhân đạo, Đại sứ bày tỏ lo ngại sâu sắc về những khó khăn mà người dân Syria phải chịu đựng do ảnh hưởng của bất ổn và khủng hoảng kinh tế cũng như tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 trong năm qua. Đại sứ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế đối với Syria trong việc thúc đẩy tiến trình chính trị cũng như cải thiện tình hình nhân đạo.
Nỗ lực thúc đẩy hòa bình tại Afghanistan Ngày 16/12, đoàn công tác của Ủy ban chính trị Taliban (TPC) ở Afghanistan đã tới Pakistan trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhằm xúc tiến các cuộc thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà về tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Lực lượng an ninh Afghanistan trong một chiến dịch truy quét lực lượng Taliban tại Kunduz. Ảnh tư liệu:...