Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Liên hợp quốc
Ngày 17/7 Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc lồng ghép các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào quá trình xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tại kỳ họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế – Xã hội LHQ (ECOSOC), tại trụ sở LHQ tại New York.
Tại kỳ họp với chủ đề “Tăng quyền, đảm bảo bình đẳng và toàn diện cho người dân”‘diễn ra từ ngày 15-19/7 gồm Hội nghị cấp Bộ trưởng và Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững, trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, đã trình bày về các phương thức của Việt Nam trong việc huy động nguồn lực công, tư cũng như các nguồn lực ngoài nước vì mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Hoài Thanh – Pv TTXVN tại Mỹ
Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cũng giới thiệu về báo cáo: “Việt Nam – Nhu cầu chi tiêu để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)” do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phối hợp với Việt Nam thực hiện. Là một trong số ít các nước thực hiện được báo cáo này, Việt Nam đã xác định được nguồn lực để thực hiện các SDG cho năm lĩnh vực chính là giáo dục, y tế, giao thông, nông thôn, điện nước đến năm 2030 khoảng 108 tỷ USD, trong đó khu vực công chỉ đáp ứng 75,8 tỷ USD, nguồn lực còn thiếu có thể huy động từ khu vực tư thông qua đối tác công tư (PPP), nguồn vốn ODA và các nguồn tài chính khác.
Trong khuôn khổ Kỳ họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung và đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) ông Mahmound Mohieldin. Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch WB đã đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế và đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, ấn tượng với Báo cáo tự nguyện của Việt Nam về thực hiện các SDG năm 2018.
Video đang HOT
Hai bên đã trao đổi về Sáng kiến của WB về thành lập Diễn đàn trao đổi giữa các nước đạt nhiều thành tựu trong thực hiện các SDG với các nước đang còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, trong đó Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cũng đã trao đổi các nội dung Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với các nước như hệ thống dữ liệu về thực hiện các SDG và triển khai các mục tiêu này ở cấp địa phương. Dự kiến trong thời gian tới, đây sẽ là một kênh hợp tác Nam – Nam mà Việt Nam có thể đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của khu vực cũng như toàn cầu.
Tại kỳ họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế – Xã hội LHQ năm nay, đại biểu các nước đã tập trung thảo luận nhiều thách thức mới nổi lên trong quá trình xây dựng xã hội phát triển bền vững ở các quốc gia. Đó là sự cần thiết phải đảm bảo có sự gắn kết giữa chương trình nghị sự toàn cầu với các chiến lược và ưu tiên của từng quốc gia cũng như của từng địa phương. Mỗi nước, mỗi chính phủ đều phải tìm ra những ưu tiên của mình phù hợp với các mục tiêu chung của thế giới.
Các đại biểu cũng cho rằng vấn đề phát triển các khu vực đô thị cũng là một thách thức không nhỏ đối với tiến trình thực hiện các SDG, nhất là khi quá trình đô thị hóa hiện nay đang ngày càng trở nên nhanh và phức tạp hơn rất nhiều đồng thời cần phải phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện Mặt Trời.
Cuộc họp cũng nhất trí các quốc gia cần phải trao quyền cho cấp địa phương nhiều hơn để nâng cao nhận thức cũng như cam kết của họ đối với vấn đề phát triển bền vững đồng thời khuyến khích các nhóm người dân yếu thế cùng tham gia các hoạt động liên quan. Đại diện các nước cũng cho rằng các SDG sẽ không thể đạt được nếu người dân không được biết một cách rộng rãi cho nên cần phải có nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân để họ hiểu được những mục tiêu này là gì và vì sao lại quan trọng đối với từng người và với cả thế giới như vậy.
Trước đó, ngày 16/7, tại cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng đã kêu gọi lãnh đạo các nước có những hành động cụ thể tạo ra những thay đổi công bằng và bền vững vì chính những người dân và vì sự sống của Trái Đất.
Ông Guterres cũng khẳng định rằng phát triển sẽ không thể bền vững nếu không công bằng và toàn diện, đồng thời bất bình đẳng cũng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng dài hạn. Chính vì vậy, chương trình nghị sự 2030 của LHQ đã đặt mục tiêu phải phát triển toàn diện, trao quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau, Tổng Thư ký LHQ khẳng định.
Tổng Thư ký LHQ cũng nhấn mạnh bốn vấn đề chủ chốt cần phải thực hiện trọng thời gian tới. Đó là gia tăng đầu tư cho các mục tiêu phát triển bền vững; hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh; tăng cường tiến hành di dân an toàn, thường xuyên và có trật tự; không để ai bị bỏ lại phía sau và đạt được các SDG thông qua công tác ngoại giao và các hoạt động đảm bảo quyền con người.
Theo Hải Vân- Hoài Thanh (P/v TTXVN tại New York)
Việt Nam chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng hợp tác tại G20
Chiều qua (27.6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã đến thành phố Osaka, bắt đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27.6 đến 1.7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tại sân bay quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản . Ảnh: TTXVN
Đón Thủ tướng và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam tại sân bay quốc tếKansai có Thứ trưởng, Nghị sĩ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kiyoto Tsuji; Cục trưởng Lễ tân, Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kiminori Iwama, cùng lãnh đạo tỉnh Osaka. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam; Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka Vũ Tuấn Hải và đại diện cộng đồng người Việt tại Osaka. Tối cùng ngày, Thủ tướng đã dự tiệc tiếp tân chào mừng do Thống đốc tỉnh Osaka và Thị trưởng thành phố Osaka chủ trì.
Hội nghị G20 năm nay có các nội dung thảo luận chính là kinh tế toàn cầu, thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo và kinh tế số, môi trường, năng lượng và biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, việc làm, phụ nữ, y tế. Nước chủ nhà Nhật Bản mời Việt Nam dự hội nghị với tư cách khách mời đặc biệt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20. Theo chương trình, bên cạnh việc tham dự các phiên thảo luận, Thủ tướng sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Canada, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Úc, Tổng thống Chile. Thủ tướng cũng dự kiến gặp Tổng thư ký LHQ, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu và một số doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Trong hôm qua, Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản với nhiều nội dung quan trọng. Thủ tướng cho biết việc Việt Nam tham dự hội nghị khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của một Việt Nam đổi mới và hội nhập; một đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực, qua đó tin tưởng, kỳ vọng Việt Nam tiếp tục đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây cũng là minh chứng cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, cùng chia sẻ, ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Là đối tác có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang đóng góp tích cực và thực chất vào nội dung nghị sự của G20. Tại hội nghị này, từ thực tiễn phát triển của một quốc gia đang vươn lên và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn bè quốc tế tầm nhìn, ý tưởng hợp tác và nỗ lực trong góp phần xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu với mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế vì một hành tinh xanh, một thế giới hòa bình, cùng phát triển thịnh vượng và không có ai bị bỏ lại phía sau.
Về quan hệ Việt - Nhật, Thủ tướng cho biết quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng hai nước đang phát triển mạnh mẽ, thực chất và toàn diện, đáp ứng nguyện vọng và đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nhật đang đứng trước những vận hội phát triển mới đầy triển vọng. Thủ tướng tin tưởng sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai đất nước sẽ ngày càng bền chặt, sâu sắc.
Về Biển Đông, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy hợp tác trên biển bằng nhiều hình thức, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống tội phạm trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan tiếp tục đàm phán, phân định biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề, kiểm soát tốt bất đồng, không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, nỗ lực cùng các bên liên quan nghiêm túc thực hiện đầy đủ và toàn diện DOC, sớm hoàn thành COC thực chất, có hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế.
An ninh đang được thắt chặt tại thành phố Osaka - nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20. Hơn 32.000 cảnh sát được điều động để đảm bảo an ninh. Bên cạnh nghị trình chính thức, hội nghị năm nay còn được chú ý với các nội dung bên lề, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trước khi lên chuyên cơ đến Nhật, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Trung Quốc rất muốn có thỏa thuận thương mại với Mỹ, nếu không nền kinh tế lớn 2 thế giới sẽ "sụp đổ hoàn toàn". Giới chuyên gia đánh giá hai bên khó đạt thỏa thuận thương mại toàn diện bên lề Hội nghị G20, nhưng dự đoán sẽ có một lệnh "đình chiến" tạm thời. Bên cạnh đó, các vấn đề về Triều Tiên, Iran cũng rất được quan tâm.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Việt Nam tham dự hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN tại Thái Lan Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 21/6, Hội nghị Các quan chức cao cấp ASEAN (SOM) đã diễn ra tại Bangkok, với nội dung chính là rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra trong hai ngày 22-23/6. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam dẫn đầu...