Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD cho ôtô nhập khẩu
Có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị trên 1,2 tỷ USD.
Có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị trên 1,2 tỷ USD.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ước tính đã có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị kim ngạch trên 1,2 tỷ USD.
Như vậy, chỉ mất quãng thời gian 5 tháng đầu, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2015 đã tiến rất gần tổng kim ngạch của năm ngoái xét cả về lượng lẫn giá trị. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô CBU năm 2014 đạt 72.000 chiếc và 1,57 tỷ USD.
Ước tính đã có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU 5 tháng đầu năm nay đã tăng 125,3% về lượng và tăng 185,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tỷ lệ tăng trưởng không nằm ngoài dự doán khi sức mua ô tô tiếp tục cho thấy sức nóng trên thực tế thị trường.
Tính riêng trong tháng 5/2015, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước ước đạt 10.000 chiếc và 337 triệu USD, tương đương tháng liền kề trước đó xét về lượng trong khi tăng đến 43 triệu USD xét về giá trị. Đây cũng chính là mức kim ngạch cao nhất tính từ đầu năm 2014.
5 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD nhập khẩu ôtô.
Có thể thấy khá rõ là trong kim ngạch nhập khẩu ô tô các tháng gần đây, mặc dù số lượng tăng không đáng kể theo từng tháng song giá trị lại tăng với tốc độ chóng mặt. Lý giải hiện tượng này chính là những kỷ lục được lập liên tiếp của các loại xe tải, xe chuyên dụng nhập khẩu, trong đó chủ yếu là xe có xuất xứ từ Trung Quốc.
Thị trường xe nhập khẩu tăng nhanh và liên tục ở hầu hết mọi phân khúc sản phẩm rõ ràng đang gây sức ép mạnh mẽ lên ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Truớc thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng, các các chính sách càng cần phải gấp rút hoàn thiện và quyết liệt hơn nếu không muốn chiến lược công nghiệp ô tô giai đoạn mới tiếp tục đi vào con đường cụt mà bản chiến lược trước đây đã từng vấp phải.
Nguyễn Anh
Theo Kienthuc
Bất ngờ ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ
Không phải bất kỳ cường quốc công nghiệp ôtô nào mà Ấn Độ mới là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đầu năm nay...
Grand i10, mẫu xe đang đắt khách tại thị trường Việt Nam được Hyundai Thành Công nhập khẩu từ Ấn Độ.
Không phải Hàn Quốc, Thái Lan hay bất kỳ cường quốc công nghiệp ôtô nào khác mà Ấn Độ mới là cái tên gây bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giai đoạn đầu năm nay.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 4.363 chiếc. Đáng chú ý, đây chính là mức kim ngạch xét về lượng cao nhất trong tổng số 12 nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đang nhập khẩu ôtô.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam nhiều thứ 2 giai đoạn đầu năm nay là Hàn Quốc với 3.395 chiếc, thứ 3 là Trung Quốc với 2.878 chiếc và thứ 4 mới là Thái Lan với 2.070 chiếc. Nước có lượng ôtô xuất khẩu vào Việt Nam ít nhất là Nga với vẻn vẹn 8 chiếc.
Xu hướng gia tăng nhập khẩu ôtô từ Ấn Độ đang ngày càng thể hiện rõ nét. Vào cùng kỳ năm ngoái, lượng ôtô nhập khẩu có xuất xứ Ấn Độ chỉ là 864 chiếc, tương đương 20% so với năm nay. Trong khi cùng giai đoạn, lượng ôtô nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt đến 2.226 chiếc và từ Thái Lan đạt 1.016 chiếc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi xét về giá trị thì mức kim ngạch cao nhất lại không thuộc về Ấn Độ mà tiếp tục là Trung Quốc.
Cụ thể, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Trung Quốc 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 114 triệu USD, đứng thứ 2 là Hàn Quốc với hơn 66,9 triệu USD, đứng thứ 3 là Nhật Bản với hơn 38,3 triệu USD, thứ 4 là Thái Lan với gần 32,4 triệu USD và Ấn Độ chỉ đứng thứ 5 với gần 24,8 triệu USD.
Sự khác biệt giữa các số liệu thống kê về lượng và giá trị kim ngạch cho thấy khá rõ về các loại hình ôtô nhập khẩu trong giai đoạn đầu năm.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chi tiết song theo tính toán của giới kinh doanh ôtô, xe nhập khẩu từ Ấn Độ hiện nay chủ yếu là các loại xe du lịch có mức giá thấp. Điển hình nhất chính mẫu xe Grand i10 và Accent cùng mang thương hiệu Hyundai đang khá đắt khách hiện nay.
Lưu ý rằng, hiện nay Hyundai cũng chính là thương hiệu xe du lịch có sản lượng cao thứ 2 tại thị trường Việt Nam với khoảng 17.000 chiếc bán ra trong năm 2014, chỉ đứng sau Toyota.
Ở chiều ngược lại, sở dĩ ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục áp đảo về giá trị kim ngạch bởi phần lớn là các loại xe tải và xe chuyên dụng có giá trị cao gấp nhiều lần so với các loại xe du lịch thông thường.
Đơn cử trong tháng 1/2015 Việt Nam đã nhập khẩu 1.680 ôtô nguyên chiếc Trung Quốc, trong đó lượng xe tải và xe chuyện dụng là 495 chiếc, chiếm đến 22,7% tổng lượng xe tải nhập khẩu của cả nước. Xe tải Trung Quốc dù có giá thấp hơn so với các loại xe tải có xuất xứ khác và xe lắp ráp trong nước song vẫn luôn mang giá trị rất cao so với xe du lịch thông dụng, nhất là xe nhập khẩu từ Ấn Độ. Thường thì giá của các loại xe tải ở khoảng trên dưới 1 tỷ đồng đến vài tỷ đồng mỗi chiếc.
Đây cũng chính là lý giải rõ nét cho sự khác biệt giữa ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc với ôtô nhập khẩu từ Ấn Độ, giữa giá trị kim ngạch với số lượng xe nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô theo xuất xứ 2 tháng đầu năm 2015:
STT
Xuất xứ
Lượng (chiếc)
Giá trị (USD)
1
Ấn Độ
4.363
24.851.459
2
Anh
251
9.745.471
3
Canada
33
892.900
4
Đức
283
9.001.220
5
Hàn Quốc
3.395
66.906.271
6
Mỹ
235
7.988.816
7
Indonesia
200
1.609.082
8
Nga
8
2.538.100
9
Nhật Bản
1.093
38.332.713
10
Pháp
25
1.983.086
11
Thái Lan
2.070
32.358.554
12
Trung Quốc
2.878
114.184.811
Nguồn: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)
Theo Đức Thọ
Vneconomy
"Loạn" định giá xe ô tô nhập khẩu Cùng mẫu xe ô tô nhập khẩu nhưng cơ quan hải quan các địa phương lại có cách xác định và áp giá tính thuế khác nhau. Có trường hợp khi chưa xác định giá và cho thông quan, nhưng một thời gian dài vẫn chưa có kết quả kiểm tra sau thông quan. Tổng cục Hải quan thừa nhận điều này là...