Việt Nam chế viba số vô hiệu đòn tác chiến điện tử
Để đáp ứng nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam chế tạo thành công thiết bị viba số có thể vô hiệu đòn chiến tranh điện tử của đối phương.
Với đặc thù của các hoạt động quân sự với tính cơ động cao, yêu cầu phải bí mật, khẩn trương khi đi chuyển. Địa hình phức tạp, có khả năng chống tác chiến điện tử (TCĐT), vì vậy không thể dùng những thiết bị liên lạc có dây chuyền dẫn thông thường mà phải là các thiết bị không dây có góc phát xạ vô tuyến hẹp, có các tình năng chống TCĐT cao khi có tác chiến xảy ra.
Thiết bị duy nhất có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, truyền tải thông tin với dung lượng lớn chính là viba số. Đây là công nghệ có thể đáp ứng được cả 4 tiêu chí: Kịp thời, bí mật, chính xác và an toàn.
Thiết bị viba số tối tân do Việt Nam sản xuất.
Trong quá trình phát triển của thông tin liên lạc (TTLL) khi chưa có truyền dẫn cáp quang, phương tiện truyền dẫn viba giữ vai trò tối quan trọng. Khi mạng truyền dẫn quang phát triển, viba vẫn tiếp tục được khai thác sử dụng hỗ trợ các phương tiện truyền dẫn khác, đảm bảo TTLL thông suốt, vững chắc.
Trước giai đoạn năm 2005, để đảm bảo đường truyền thông tin quân sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế giai đoạn lúc bấy giờ, các trang thiết bị viba số được đầu tư nhập ngoại nguyên chiếc. Tuy nhiên, việc dùng những thiết bị nhập khẩu cũng gặp những khó khăn.
“Khi nhập của nước ngoài, khó khăn nhất là công tác bảo đảm kỹ thuật. Công nghệ càng phát triển thì vòng đời của thiết bị càng ngắn. Chủng loại thay đổi, model thay đổi, khiến việc đảm bảo và duy trì kỹ thuật của những hệ thống này gặp rất nhiều khó khăn”, Thượng tá TS. Tạ Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Kĩ thuật Thông tin Công nghệ cao cho biết.
Trước yêu cầu đảm bảo TTLL trong nhiệm vụ mới và sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin thì lĩnh vực TTLL quân sự vẫn phải tìm ra lỗi đi riêng. Về lý thuyết, để có thể sản xuất được hệ thống viba của người Việt Nam cần phải có nhà máy cùng các kỹ sư đầu ngành… và quan trọng nhất là phải có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.
Video đang HOT
Bằng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, Trung tâm Kĩ thuật Thông tin Công nghệ cao (TTKTTTCNC) đã cho ra đời sản phẩm thử nghiệm đầu tiên với tên gọi TL-1808A đã làm chủ được toàn bộ phần mềm xử lý tín hiệu số, công nghệ tách ghép luồng dữ liệu.
Sơ đồ hoạt động của thiết bị viba số.
Trong hệ thống TTLL quân sự, thiết bị viba luồng có vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống có thể đáp ứng yêu cầu truyền dẫn trong những địa hình không cho phép hoặc khó khăn với các phương thức truyền dẫn khác. Trước những khó khăn thực tế như vậy, Đề tài “Chế tạo Viba số 4 luồng E1 dải tần 7Ghz” đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng chuyển từ công nghệ số sang công nghệ SDR.
“Bản chất của hệ thống này vẫn phải dựa trên nền tảng xử lý tín hiệu số, tuy nhiên sự khác biệt là trước đây để thực hiện một chức năng, hệ thống phải đưa ra hệ thống modul phần cứng, với công nghệ mới, modul phần cứng không còn mà đó chính là những chương trình viết ra để thực hiện chức năng đấy được thể hiện trên phần cứng đơn giản và gọn nhẹ hơn”, Thượng tá TS. Tạ Việt Hùng cho biết thêm.
Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị viba luồng độ truyền 4E1 cho công tác tổ chức và đảm bảo TTLL của quân đội với cự ly liên lạc hàng chục km đã đáp ứng tốt thông tin của các đơn vị. Trên cơ sở đó, trung tâm tiếp tục đặt ra mục tiêu nghiên cứu chế tạo thiết bị viba số bằng công nghệ phần mềm SDR dải tần từ 7 – 8Ghz.
Năm 2007, các cán bộ, kỹ sư của Trung tâm đã nghiên cứu thành công phần băng tần cơ sở và trung tần theo công nghệ SDR. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, đảm bảo yêu cầu của nhiệm vụ. Đây là nền tảng để tiếp tục mở rộng thông tin quân sự từ 8 – 16 luồng E1. Mặc dù vậy, để làm chủ hoàn toàn công nghệ viba số mang thương hiệu Việt Nam, các cán bộ TT cần phải làm chủ công nghệ siêu cao tần.
Và thành công công tiếp theo là hệ thống HTC-6080. Hệ thống này được thiết kế số hóa hoàn toàn phần trung tần, do đó đã đạt được chỉ tiêu kỹ thuật hơn hẳn so với các thiết bị tương tự hiện nay đang được dùng trong quân đội. Sản phẩm đánh dấu quá trình làm chủ công nghệ siêu cao tần với dải tần thấp VHF và UHF của Việt Nam.
“Thiết bị viba HTC-6080 hoạt động đã đáp ứng tốt nhiệm vụ của quân chủng, đặc biệt là lực lượng tên lửa và pháo phòng không. Đồng thời còn vượt trội bởi có kích thước gọn nhẹ và khả năng tự thiết lập 2 kênh làm việc tự động song song”, Đại tá Lục Ánh Quang, Chủ nhiệm thông tin, Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết.
Bước đầu làm chủ đuộc công nghệ siêu cao tần đã tạo đà để TT tiếp tục hoàn chỉnh chế tạo thiết bị viba tốc độ cao, phù hợp với phương thức tổ chức thông tin và đảm bảo kỹ thuật của quân đội Việt Nam trong tương lai với các tính năng chống trinh sát và TCĐT.
Đến năm 2013, bằng việc chế tạo thành công thiết bị viba số 4E1 HTC-4450VB đã đánh dấu hoàn chỉnh quá trình chế tạo và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất viba số của các cán bộ, kỹ sư Trung tâm.
(Theo Đất Việt)
Su-25SM3 đến Syria để làm mù tên lửa địch
Không quân Nga đã quyết triển khai Su-25SM3 đến Syria - phiên bản mạnh nhất của Su-25 với những trang bị tối tân nhất hiện nay.
Lần tái triển khai Su-25 đến Syria của Nga được phát hiện bằng mắt thường và được người dân địa phương ghi lại vào chiều 10/1, khi phi đội gồm 4 chiếc Su-25 bay cùng máy bay Il-78 đến sân bay tại căn cứ quân sự Hmeymim của Nga ở miền nam Latakia, Syria.
Theo những thông tin được Vpk (công ty Voyenno-Promishlennaya Kompaniya) dẫn nguồn từ Không quân Nga cho biết, những chiếc Su-25 được triển khai đến Syria lần này tất cả thuộc phiên bản Su-25SM3 được trang bị những thiết bị hàng không quân sự tối tân nhất hiện nay của Nga gồm: Hệ thống định vị và theo dõi mục tiêu PrNK-25SM-1, hệ thống liên lạc KSS-25 và hệ thống tác chiến điện tử L370K25 Vitebsk.
Su-25 được nâng cấp trước khi tái triển khai đến Syria.
Sự có mặt của Su-25SM3 tại Syria không được Nga thông báo rộng rãi và như vậy, sự có mặt của Su-25SM3 ở Syria cũng đồng nghĩa với việc Nga đã đưa tổng cộng 3 loại máy bay được trang bị hệ thống đối kháng điện tử Vitebsk đến Syria tham gia thực chiến.
Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, tính đến nay Moskva đã tích hợp hệ thống Vitebsk lên trực thăng Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho trực thăng Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25, trực thăng Mi-26 và Mi-28.
Theo những thông tin được Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử lớn nhất của Nga (KRET), ông Igor Nasenkov cho biết: "Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29".
Ông này nói rõ, Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa địch.
Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov hoan nghênh Vitebsk: "Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi. Tần số, phương pháp mã hóa tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại".
Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tư lệnh Không quân Nga khi quyết định trang bị Vitebsk trước hết cho trực thăng và máy bay cường kích. Chuyên gia này nói, chính những máy bay này hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công.
Được biết, đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ này quay trở lại Syria sau quyết định rút bớt lực lượng Nga cùng toàn bộ Su-25 về nước của Tổng thống Putin hồi tháng 3/2016.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Vũ khí độc của Nga khiến đối thủ 'mù, câm, điếc' Nga từng đứng ở cội nguồn hoạt động chế tạo các công nghệ đánh chặn và đè bẹp tín hiệu khác nhau của đối phương. Những công cụ tác chiến điện tử (TCĐT) đầu tiên, tuy với hình thức rất sơ khai, đã được Hải quân Đế chế Nga áp dụng trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904. Các đài phát của tàu Nga...