Việt Nam chế tạo thành công robot Vobot-1a phục vụ trong khu cách ly: Thay thế 3 5 nhân viên y tế, biết nói “cảm ơn”, “tạm biệt”, “xin tránh đường”
Sau hai tuần được Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) đặt hàng, các nhà khoa học của Học viện Kỹ thuật quân sự đã cho ra đời phiên bản 1a của sản phẩm robot hỗ trợ y tế, đặt tên là Vibot.
Sáng 7/4, tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot Vibot-1a với tỉ lệ 100% thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng tại các cơ sở cách ly.
Robot Vibot phiên bản 1a có thể thuần thục đảm nhận nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm,… từ ngoài vào các buồng bệnh; vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt,… từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết tải trọng của robot lên đến 100kg. Trong quá trình vận chuyển, robot có thể phát nhạc, phát bản tin giải trí. Bên cạnh đó, với cảm ứng thông minh, Vibot có thể phát ra nhiều âm thanh như “xin tránh đường”, “xin cảm ơn”, “tạm biệt”.
Đặc biệt, các bác sỹ có thể tương tác với bệnh nhân thông qua hệ thống đường truyền được thiết lập riêng, có camera gắn trực tiếp trên robot, có chất lượng hình ảnh, âm thanh cao. Nhờ đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
Mọi hoạt động của Hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi Trung tâm điều hành, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết.
Video đang HOT
Theo ông, qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.
Ông Nguyễn Lạc Hồng cho biết thêm, sau khi hoàn thành phiên bản Vibot-1a, nhóm nghiên cứu robot của Học viện đang tiếp tục nâng cấp và cải tiến các tính năng để robot có thể hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh hơn, hướng tới mục tiêu chế tạo được Vibot có tính năng hiện đại như robot TUG của hãng Aethon, Mỹ.
Hiện nay, robot Vibot-1a đã được lắp đặt, chạy thử nghiệm tại môi trường thực tế và nhận được phản hồi tốt tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị các bệnh nhân Covid-19 khi dịch bùng phát).
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, sản phẩm đã đáp ứng được bước đầu nhu cầu hỗ trợ điều trị COVID-19, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sỹ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.
GS.TS Đào Văn Hiệp – Tổ trưởng tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập cho biết, đề tài chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là hình thành sản phẩm để phục vụ cho khu cách ly nên công nghệ mới chỉ ở mức vừa phải, nghĩa là mới chỉ là robot tự hành.
Giai đoạn hai sẽ tiếp cận với trình độ cao hơn đó là robot thông minh, việc di chuyển không phụ thuộc vào vạch chỉ đường mà phải theo bản đồ nạp sẵn hoặc robot tự xây dựng được bản đồ hoạt động của mình. Sau nay robot không phải hoạt động một con mà hoạt động theo một nhóm robot lúc đó trung tâm điều khiển phải điều khiển được cả một nhóm robot, các robot có thể tương tác với nhau mà không phụ thuộc vào trung tâm điều khiển…
Hà Thu
Bác sỹ Đồng Tháp sáng chế robot phục vụ người bệnh mắc COVID-19
Điểm nổi bật của robot là được tích hợp camera và thiết bị âm thanh để phát nhạc hiệu thông báo cho người bên trong ra nhận đồ, khi đi đến đúng phòng.
Hiện tại, thiết bị đang đảm nhận việc mang thực phẩm, thuốc uống đến cho người đang điều trị tại khu cách ly y tế của bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đang điều trị cho 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo từ bệnh nhân cho nhân viên y tế, bác sỹ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc) đã nghiên cứu, sáng tạo thành công thiết bị y tế "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly".
Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp điều khiển thiết bị y tế được gọi là "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly".
Theo bác sĩ Lâm, thiết bị nặng 4,5 kg nhưng có khả năng vận chuyển trọng lượng lên đến 10 kg, sóng truyền xa khoảng 40 m, pin sạc có thể sử dụng liên tục 6 giờ với chi phí chưa tới 2 triệu đồng. Điểm nổi bật của robot là được tích hợp camera và thiết bị âm thanh để phát nhạc hiệu thông báo cho người bên trong ra nhận đồ, khi đi đến đúng phòng. Hiện tại, thiết bị đang đảm nhận việc mang thực phẩm, thuốc uống đến cho người đang điều trị tại khu cách ly y tế của bệnh viện.
"Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly".
Tác giả chia sẻ, trước tình hình cấp bách trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chỉ trong chưa đến một tuần nghiên cứu, trực tiếp thiết kế, lắp ráp "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly" đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Do thiết kế nhỏ gọn nên robot có thể dễ dàng di chuyển ở những không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, trên thiết bị đầu tiên, công tắc khởi động được đặt trên thân máy nên quá trình thao tác có hạn chế đối với người dùng, vì vậy khi "khai sinh"thiết bị thứ 2, công tắc khởi động được tích hợp ngay trên bộ phận điều khiển, giúp người vận hành hoàn toàn không tiếp xúc với robot. Toàn bộ thao tác này được điều khiển từ xa thông qua hình ảnh tương thích trên điện thoại di động.
Ông Nguyễn Lâm Thái Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đánh giá, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc là đơn vị tiếp nhận thu dung và điều trị 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Hàng ngày, nhân viên y tế phải ra vào khu cách ly và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Vì vậy, thiết bị "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly" do bác sỹ Lâm sáng tạo là một sáng kiến mang tính thiết thực cao, giúp giảm tần suất tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó giảm được nguy cơ lây chéo trong quá trình điều trị. Hy vọng sáng kiến này sẽ thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo trong lực lượng y tế tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19.
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (bên trái) được Giám đốc Sở Y tế tỉnh tuyên dương đột xuất về thành tích trong nghiên cứu, sáng tạo thành công "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly".
Để kịp thời ghi nhận, biểu dương sáng tạo trên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh đã trao Giấy khen cho bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc) về thành tích đột xuất trong nghiên cứu, sáng tạo thành công "Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly".
Được biết, trong 17 năm gắn bó với ngành y, bác sỹ Lâm đã đóng góp nhiều sáng kiến hữu ích, 4 lần được tuyên dương sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp và 1 lần vinh danh tại Giải Sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2012-2013.
Chương Đài
Hàng loạt sáng chế của các trường đại học được ứng dụng hiệu quả phòng chống Covid-19 Chỉ trong thời gian ngắn, các sáng chế như Robot vận chuyển thức ăn, nhu yếu phẩm cho khu cách ly phòng chống Covid-19, Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2... đã được các trường đại học trong nước đem vào ứng dụng diện rộng. Thông tin từ Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học trong nước đã rất tích cực chủ động...