Việt Nam chế tạo thành công bộ sinh phẩm phát hiện gene kháng kháng sinh
Nhóm nghiên cứu của Bệnh viện TƯQĐ 108 do PGS.TS Lê Hữu Song – Phó Giám đốc Bệnh viện đứng đầu đã nghiên cứu chế tạo thành công bộ sinh phẩm rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh với yêu cầu lượng máu ít.
Đây là kết quả chính của đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp và phát hiện gene kháng kháng sinh” (mã số: KC.10.43/11-15). Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá xuất sắc.
Cốt lõi của đề tài là phát minh được phương pháp loại bỏ được hơn 98% ADN của người trong mẫu máu và làm giàu ADN của mầm bệnh, từ đó làm tăng khả năng phát hiện mầm bệnh từ 34% lên 54%, từ đó rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh còn 4-6h (so với 48-72h của phương pháp cấy máu truyền thống).
Bộ sinh phẩm này có thể sử dụng trên nhiều thiết bị sinh học phân tử hiện có tại các phòng xét nghiệm của các Bệnh viện ở nước ta nên không cần phải đầu tư lớn.
Phương pháp này yêu cầu lượng máu ít (chỉ khoảng 1-2ml, trong khi cấy máu truyền thống yêu cầu đến 10-20ml). Với những ưu việt như vậy nhưng giá thành tạm tính của bộ sinh phẩm mới tạo ra thấp hơn gần 1/2 lần so với bộ kit thương mại CE-IVD septifast.
Video đang HOT
Hiện tại, công trình nghiên cứu đã được áp dụng và triển khai chẩn đoán thường quy tại Bệnh viện TWQĐ 108 với gần 1000 ca xét nghiệm, ngoài ra tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện 175, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã áp dụng. Bộ sinh phẩm này có thể sử dụng trên nhiều thiết bị sinh học phân tử hiện có tại các phòng xét nghiệm của các Bệnh viện ở nước ta nên không cần phải đầu tư lớn.
Ngày 14/5, công trình “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp và phát hiện gene kháng kháng sinh” sẽ nhận Giải nhất, Giải thưởng Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2018 và Chứng chỉ WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Bệnh viện TWQĐ 108 cũng đang triển khai nghiên cứu các công trình có giá trị khác để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
Theo Helino
Hóa chất trong kem chống nắng có thể đi vào máu
Chỉ sau một ngày sử dụng, hóa chất trong kem chống nắng có thể ngấm vào máu và tích tụ theo thời gian.
Kem chống nắng được dùng rộng rãi nhưng rất ít nghiên cứu xem xét đến tính an toàn của các hóa chất trong sản phẩm này. Trên JAMA ngày 6/5, các nhà khoa học thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết đã xem xét các chất hóa học thường dùng cho sản phẩm chống nắng và phát hiện chúng có thể nhanh chóng thấm vào máu người.
Trong nghiên cứu, các tác giả yêu cầu 24 tình nguyện viên sử dụng sản phẩm chống nắng 4 ngày, mỗi ngày 4 lần với liều lượng 2 mg trên mỗi cm2 cơ thể. Những người tham gia được chia thành bốn nhóm sử dụng bốn loại kem chống nắng khác nhau (dạng kem lỏng, dạng kem đặc và hai loại xịt).
Các tình nguyện viên lưu lại phòng thí nghiệm 7 ngày, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Suốt thời gian này, nhóm nghiên cứu liên tục lấy mẫu máu và kiểm tra nồng độ 4 chất thường có trong sản phẩm chống nắng là avobenzone, oxybenzone, octocrylene, ecamsule.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ sau một ngày dùng kem chống nắng, nồng độ cả 4 hóa chất trên trong máu các tình nguyện viên đều vượt quá ngưỡng 0,5 nanograms trên ml do FDA đưa ra năm 2016. Sản phẩm vượt qua ngưỡng này sẽ phải kiểm tra an toàn bổ sung.
Những ngày tiếp theo, nồng độ các chất trên tiếp tục tăng do các tình nguyện viên vẫn sử dụng sản phẩm chống nắng, từ đó cho thấy hóa chất tích tụ theo thời gian. Hiện FDA chưa rõ liệu các hóa chất này có hại sức khỏe hay không.
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày hè. Ảnh: Forbes.
Bác sĩ da liễu Kanade Shinkai từ Đại học California nhấn mạnh phát hiện của FDA không chứng tỏ chất hóa học trong sản phẩm chống nắng không an toàn mà chỉ gợi ý các bài kiểm tra chuyên sâu hơn.
"Mọi người vẫn nên dùng kem chống nắng và tuân theo các chỉ dẫn để tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Tất cả chúng ta đều biết rằng ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da", bác sĩ Shinkai khuyến cáo.
Bên cạnh đó, FDA lưu ý là cuộc thử nghiệm được tiến hành trong nhà. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có khả năng hiện tượng chất hóa học chống nắng đi vào máu sẽ thay đổi.
Trong lúc chờ đợi nghiên cứu mới, nếu quá lo lắng, bạn có thể tìm dùng kem chống nắng vật lý chứa oxit kẽm và titan dioxit. Những sản phẩm này phủ lên da một lớp bảo vệ và phản chiếu ánh sáng thay vì hấp thụ ánh sáng như kem chống nắng hóa học.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng kem chống nắng chỉ là một cách bảo vệ. Để giảm tác hại từ mặt trời, bạn cũng có thể ở trong bóng râm, mặc quần áo chống nắng, đội mũ và đeo kính.
Minh Nguyên
Theo Live Science
Sống sót sau ung thư và sinh con khi chỉ còn 1 bên buồng trứng: Câu chuyện của mẹ này chính là điều chị em cần biết Amy đã sống sót sau ung thư và cô muốn qua câu chuyện của mình, các chị em khác hãy tỉnh táo vì có những điều tưởng chừng hết sức bình thường như chuyện tăng cân cũng có thể là triệu chứng ung thư. Amy Smith-Morris là một dược sĩ chuyên về ung thư ở thị trấn nhỏ Canada. Cô đã trở thành...