Việt Nam chế tạo radar mạnh hơn phiên bản của Belarus
Trong những năm gần đây, ngành CNQP Việt Nam đã sản xuất thành công nhiều vũ khí, thiết bị quân sự mới, trong đó có radar RV-02.
Tổ hợp radar RV-02 ra đời với sự chủ động hoàn toàn về công nghệ thiết kế, chế tạo, gia công ở tất cả các khâu, dựa trên nền tảng sản phẩm RV-01 hợp tác thiết kế cùng với Belarus.
Những hạn chế của RV-01 đã được nghiên cứu và khắc phục cùng với những ứng dụng tiên tiến nhất trong công nghệ sản xuất radar. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật.
Hệ thống RV-02 tích hợp trên 2 xe thiết bị được thiết kế riêng để đảm bảo tính cơ động, trong đó chỉ có 2 xe ô tô và một số thiết bị cơ sở được nhập khẩu, còn lại, Viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ phối hợp cùng các đơn vị khác chủ động thiết kế và chế tạo, từ cơ khí đến phần mềm.
Hệ thống radar RV-02 do Việt Nam sản xuất.
RV-02 sở hữu giàn anten có chiều dài 21,6m với 28 chấn tử được thiết kế và gia công với kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo phát hiện mục tiêu ở cự ly cách xa hàng trăm km trên mọi điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau.
Video đang HOT
Trên giàn cố định các vị trí để lắp đặt cáp quang truyền sóng, đây cũng là một cải tiến quan trọng của RV-02 trong việc truyền tín hiệu vì cáp quang giúp quá trình truyền tín hiệu được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với hệ thống dây cáp cao tần như các đài radar cũ.
Với RV-02, quá trình phát, thu sóng được tối ưu hóa với 28 kênh xử lý số, tương đương với 28 chấn tử anten, cùng 28 khối thu – phát được thiết kế theo tiêu chuẩn.
Sự chủ động về công nghệ của RV-02 còn được thể hiện trong các thiết kế tối ưu về thân, bệ, cột. Chiều cao của giàn anten RV-02 là 11m tính từ mặt đất, độ cao này đảm bảo cho hệ thống có thể bám bắt tốt nhất các mục tiêu trên không trong phạm vi hàng trăm km. Tuy nhiên, với tốc độ quay 6 vòng/phút, hệ thống thân, bệ của radar được thiết kế với những tiêu chí đặc biệt.
Bệ radar có dạng xoay, đồng thời đảm bảo tính chắc chắn để đỡ được toàn bộ giàn anten có trọng lượng xấp xỉ 18 tấn. Xe hiện sóng sắp xếp đơn giản với 3 máy tính, giống như một sở chỉ huy thu nhỏ, trong đó các hệ thống được sắp xếp theo phương án tích hợp để giảm tối thiểu diện tích và tăng tối đa hiệu quả sử dụng.
Cáp quang được sử dụng để thay thế cho các thường của các thế hệ radar cũ. Theo đó, tốc độ truyền tín hiệu của radar đạt khả năng tối ưu, đồng thời hệ thống mạng LAN cũng được thiết kế với hiệu quả xử lý và giao tiếp tốt nhất giữa các bộ phận phối hợp trên RV-02.
RV-02 với sự tham gia của hệ thống thủy lực điều khiển tự động, có thời gian triển khai-thu hồi chỉ khoảng 10-15 phút, thấp hơn nhiều so với thời gian triển khai – thu hồi của các đài radar cũ là từ 45 phút – 1 giờ.
Quá trình vận hành của RV-02 rất đơn giản và hiệu quả. Hệ thống thiết bị hiện đại giúp RV-02 đạt được các tính năng ưu việt như khả năng bám bắt các mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình.
Theo Đất Việt
Không để đất nước bất ngờ trước những đối phương mới
"Vấn đề quan trọng là dự báo trước và tổ chức lực lượng cho phù hợp. Khi đối phương cố tình xâm lược nước ta thì quân và dân ta sẽ đánh thắng như hai cuộc chiến tranh trước đây" - đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Ngày 6-8, tại Hà Nội, Bộ tổng tham mưu tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, chiến thắng vẻ vang".
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tại hội thảo - Ảnh: V.V.Thành
Phát biểu tại đây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, cơ bản vẫn ổn định và phát triển, nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo vẫn tiếp tục gia tăng phức tạp, nổi lên hiện nay là tình hình Biển Đông với nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Tình hình trên đặt ra cho quân đội ta nói chung, Bộ tổng tham mưu nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Trong phần tham luận, hội thảo đã nghe phát biểu của đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên tổng tham mưu trưởng). Ông Trà cho rằng sau chiến thắng lịch sử 1975, có những thời điểm chúng ta bị bất ngờ.
"Chúng tôi ở Tây Nam thấy rõ, giải phóng ngày 30-4-1975, đến 2-5-1975, sau khi quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo Tây Nam thì Pol Pot đã có động thái, trước hết đánh đảo Thổ Chu của Việt Nam, rồi đánh bắc Phú Quốc... Đó là mở đầu thực hiện ý đồ không cho Việt Nam mạnh" - đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà cũng cho rằng vào tháng 3-1979 ở biên giới phía Bắc có yếu tố bất ngờ, không nắm chắc đối phương. Và đến năm 1988, ta lại bị bất ngờ ở khu vực quần đảo Trường Sa...
Các đại biểu tham dự hội thảo trò chuyện với đại tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước - Ảnh: V.V.Thành
Đại tướng Phạm Văn Trà nói: "Đối với địch trước đây, chúng ta dự báo chính xác và có những kế hoạch cho Nhà nước chuẩn bị kịp. Với đối phương mới thì ta lại không để ý".
Về bài học kinh nghiệm, đại tướng Phạm Văn Trà cho rằng với "những đối tượng mới" phải nắm chắc, từ đó rèn luyện, huấn luyện bộ đội sao cho phù hợp, tham mưu cấp trên cho chính xác, nếu không chúng ta sẽ bị bất ngờ nữa".
"Vấn đề quan trọng là dự báo trước và tổ chức lực lượng cho phù hợp. Khi đối phương cố tình xâm lược nước ta thì quân và dân ta sẽ đánh thắng như hai cuộc chiến tranh trước đây. Có như vậy thì chúng ta mới bảo vệ vững chắc Tổ quốc" - đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Theo Tuổi Trẻ
Quốc phòng Việt Nam đủ sức mạnh đẩy lùi kẻ thù gây chiến Sáng 6-8, tại hội trường Bộ Quốc phòng đã diễn ra hội thảo khoa học "Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân VN truyền thống hào hùng, chiến thắng vẻ vang". Các đại biểu tham dự hội thảo trò chuyện với đại tướng Lê Đức Anh (nguyên chủ tịch nước, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng) - Ảnh: V.V.T. Phát biểu tại...