Việt Nam chế được bốt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 gắn máy lạnh, giúp y bác sĩ đỡ cực
Với mong muốn nhân viên y tế làm việc đỡ vất vả hơn trong thời tiết nắng nóng, khỏi phải mang đồ bảo hồ, nhóm tác giả Nam Việt Design, PAM Air và Signify (Hà Nội) đã làm ra bốt xét nghiệm Covid-19 lưu động có gắn máy lạnh, chống nóng, giúp việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 thuận tiện hơn.
Tối 5.6, bốt xét nghiệm đã được vận chuyển lên Bắc Giang hỗ trợ nhân viên y tế chống dịch . ẢNH: NVCC
Suốt 4 ngày qua, nhóm tác giả cùng chung tay thực hiện dự án bốt lấy mẫu xét nghiệm phục vụ nhân viên y tế làm công tác lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt.
Chỉ ngủ 2-3 tiếng/ngày, làm suốt 4 ngày để ra bốt xét nghiệm
Tối 5.6, sau nhiều giờ thực hiện, bốt xét nghiệm được vận chuyển tới Trung tâm y tế H.Tân Yên (Bắc Giang) với hy vọng đảm bảo an toàn và ổn định chất lượng môi trường cho các y, bác sĩ để tăng hiệu quả làm việc, chống dịch Covid-19.
Tối 6.6: Thêm 60 ca mắc Covid-19 trong nước tại TP.HCM, Bắc Giang và Bắc Ninh
Chia sẻ với Thanh Niên , anh Khiếu Hữu Nghĩa (32 tuổi, kiến trúc sư thực hiện) cho biết, nhìn thấy đội ngũ y tế vất vả làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng, anh đã lên kế hoạch và triển khai thực hiện bốt xét nghiệm chống nóng.
Bốt xét nghiệm có gắn điều hòa chống nóng cho đội ngũ nhân viên y tế . ẢNH: NVCC
“Tôi có theo dõi trên mạng thấy những hình ảnh về các bác sĩ, nhân viên y tế đến vùng dịch vất vả làm nhiệm vụ nên triển khai ý tưởng ngay từ lúc đó. Tối hôm qua (5.6) sau khi hoàn thành bốt xét nghiệm và vận chuyển lên Bắc Giang hỗ trợ đội ngũ y tế, tôi rất vui và hạnh phúc, cảm giác vỡ òa khi hoàn thành xong bốt xét nghiệm. Suốt 4 ngày qua, mỗi ngày chúng tôi chỉ ngủ 2 -3 tiếng để làm sản phẩm này với hy vọng đến tay các y bác sĩ ở Bắc Giang càng nhanh, càng tốt”, anh Nghĩa chia sẻ.
Bốt xét nghiệm có kích thước dài: 2,4m, rộng 1,2m, cao 2,65m, có thể đủ cho 4 nhân viên y tế cùng làm việc. Bốt có không gian làm việc mát mẻ bởi hệ thống điều hòa làm mát và hệ thống lọc không khí khử khuẩn.
Phần khung được làm từ vật liệu inox, thân có cấu tạo 4 lớp vật liệu, mỗi lớp được hàn bởi keo đảm bảo không lọt không khí ra ngoài, giúp an toàn cho lực lượng y tế khi lấy mẫu. Điểm đặc biệt của bốt lấy mẫu xét nghiệm chốnng nóng này là tính linh hoạt của thiết kế cùng công nghệ làm mát, điều khiển thông minh và giải pháp khử trùng. Tổng khối lượng của bốt khoảng 270 kg, phía dưới được lắp bằng 6 bánh xe để thuận tiện việc di chuyển, phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Anh Nghĩa cùng các đồng nghiệp đã dành 4 ngày để tạo ra bốt xét nghiệm . ẢNH: NVCC
“Không khí tự nhiên từ môi trường được hút vào ngăn đệm không khí bằng quạt hút cưỡng bức, di chuyển qua màng lọc rồi được chiếu qua đèn Philips UVC có khả năng khử khuẩn. Sau đó, dàn điều hòa trong bốt sẽ làm mát, đồng thời lọc bụi mịn để đảm bảo chất lượng không khí”, đại diện nhóm thực hiện cho biết.
Môi trường bốt lấy mẫu được trang bị các hệ thống thông minh, an toàn từ đèn UVC đến hệ thống loa phát thanh. Tất cả đều được khử trùng bề mặt trong vòng 8 phút trước mỗi ca trực của y bác sĩ.
Để đảm bảo an toàn, toàn bộ việc giao tiếp sẽ thực hiện bằng bộ đàm và hệ thống điều khiển bằng điện thoại thông minh. Hiện tại, nhóm tác giả đang chờ phản hồi của đội ngũ nhân viên y tế sau khi sử dụng và tập trung vào phát triển cải tiến sản phẩm.
Giúp nhân viên y tế đỡ cực hơn
“Khó khăn lớn nhất của nhóm là trong thời gian ngắn quản lý nhiều nguồn lực khác nhau để hoàn thành bốt, hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế ở Bắc Giang nhanh nhất có thể. Việc thực hiện có sự tư vấn chuyên môn và đồng hành của các bác sĩ trước khi làm ra sản phẩm cuối cùng. Đồng thời khi bàn giao tại Bắc Giang, chuyên gia cũng dành thời gian hướng dẫn và chạy thử nghiệm với các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19″, đại diện nhóm thực hiện chia sẻ thêm.
Tối 5.6, bốt xét nghiệm được vận chuyển tới trung tâm y tế H.Tân Yên (Bắc Giang) để lắp đặt và sử dụng. Ông Nguyễn Trọng Chiến, Trưởng khoa Xét nghiệm của trung tâm cho biết, bốt xét nghiệm có tác dụng giúp nhân viên y tế đỡ vất vả, tránh lấy nhiễm trong quá trình lấy mẫu.
“Sau khi nhận từ nhóm tác giả trung tâm đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm với bốt này. Bốt xét nghiệm rất gọn, có ưu điểm khử khuẩn, làm mát cho nhân viên y tế. Tôi rất đồng tình khi nhóm tác giả đã nghiên cứu và thực hiện bốt xét nghiệm này, hy vọng sẽ giúp nhân viên y tế đỡ vất vả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời tiết nắng nóng”, ông Chiến chia sẻ.
Chuyện cảm động về 6 chiến binh áo trắng của Vĩnh Phúc chi viện Bắc Giang
6 bác sĩ, điều dưỡng từ Vĩnh Phúc mỗi người một hoàn cảnh nhưng chung quyết tâm, tình nguyện tạm gác chuyện riêng tư để hỗ trợ trợ Bắc Giang vận hành Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) quy mô lớn nhất miền Bắc
Người đầu tiên chúng tôi muốn nhắc tới là Ths.Bs Trần Giáp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, một chàng trai nhỏ bé nhưng luôn toát lên sự kiên cường. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 của Vĩnh Phúc trong giai đoạn cao trào, phải thành lập Bệnh viện Dã chiến để thu dung và điều trị cho các bệnh nhân ngay tại địa phương, bác sĩ Giáp đã được giao nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân nặng trong bệnh viện.
Hằng ngày, trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, bác sĩ Giáp miệt mài đi bộ từ tầng một đến tầng năm để thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Bác sĩ Giáp cho biết: "Chúng tôi đã làm việc không quản ngày đêm, có những lúc, mồ hôi trên người túa ra, ướt đẫm, đôi mắt cay xè mà không dám đưa tay lên lau. Nhưng thấy người bệnh khỏe lên từng ngày, tình trạng dần ổn định chúng tôi lại động viên nhau cố gắng hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để góp phần nhỏ bé chung tay đẩy lùi dịch bệnh".
Ở nơi tuyến đầu chống dịch, bác sĩ Giáp và các đồng nghiệp luôn chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống để đáp ứng yêu cầu của công việc. 18 ngày trôi qua tại Bệnh viện Dã chiến Vĩnh Phúc, đang mong các bệnh nhân ổn định để được về thăm gia đình và các con gái nhỏ (một cháu 4 tuổi và một cháu 18 tháng) thì BS Giáp nhận thông báo mình được tỉnh tin tưởng, lựa chọn cử đi tăng cường cho tâm dịch Bắc Giang.
Ths.Bs Trần Giáp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc (áo xanh) thể hiện tinh thần quyết tâm trước giờ lên đường chi viện Bắc Giang
Vợ anh Giáp là điều dưỡng của Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cùng ngành nên cũng thấu hiểu được nỗi vất vả của chồng, của cán bộ ngành y. Anh Giáp cho biết thêm: "Nhà neo người, 2 vợ chồng cùng ngành nên các con phải nhờ ông bà, người thân chăm sóc. 3 tuần tại Bệnh viện Dã chiến chưa kịp về nhà thì mình được nhận nhiệm vụ mới. Bản thân mình thì không sao, vì mình đã xác định đây là cuộc chiến lâu dài, còn mạnh khỏe thì còn phải cống hiến. Đêm trước khi đi, tranh thủ gọi vội cho vợ con báo tin tiếp tục đi thực hiện nhiệm vụ mới, con lớn hỏi bao giờ bố về rồi òa lên khóc. Vợ mình cũng có phần lo lắng nhưng đã khích lệ mình cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và cùng nhau động viên con vâng lời ở nhà ngoan, giúp bố trông em".
Cũng giống như bác sĩ Giáp, bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn , công tác tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên có vợ công tác cùng ngành y. Bác sĩ Tuấn chia sẻ: "Hai vợ chồng cùng làm ngành y, lại ở lĩnh vực hồi sức, cấp cứu nên vất vả vô cùng. Một tháng hai vợ chồng có đến 15 ngày không gặp nhau. Hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi và một cháu 6 tuổi, cha mẹ lại ở xa nên việc thu xếp người trông con cũng khiến hai vợ chồng phải đau đầu. Trong thời gian Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên bị phong tỏa - vợ bị cách ly tại Bệnh viện 74 Trung ương, chồng tăng cường khu cách ly của Bệnh viện cũng không được về nhà, 2 con nhỏ phải nhờ bà nội từ Yên Bái xuống trông". Khi bệnh viện hết cách ly, bác sĩ Tuấn mới về với gia đình chưa được 1 tuần thì nhận được thông tin Bắc Giang cần tăng cường bác sĩ ICU (hồi sức tích cực), anh đã xung phong lên đường không một chút do dự.
Hai chàng trai trẻ tuổi nhất trong đoàn tăng cường của tỉnh Vĩnh Phúc là điều dưỡng chuyên khoa sâu về cấp cứu gồm: Phạm Công Tuấn Anh và Phùng Quốc Đạt , đều là nhân viên hợp đồng của Khoa Hồi sức tích cực Chống độc và khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuấn Anh độc thân lại là con một. Là điều dưỡng hồi sức có chuyên môn, Tuấn Anh được lãnh đạo tin tưởng và điều động vào Bệnh viện Dã chiến từ ngày 6/5/2021 tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 vòng 1. Không một ngày nghỉ ngơi, chưa một lần về nhà kể từ khi tham gia chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến Vĩnh Phúc, ngày 31/5/2021, Tuấn Anh tiếp tục nhận quyết định tăng cường cho Bắc Giang.
Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc động viên nhóm y bác sĩ trẻ lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch
Còn Đạt là quân số dự bị của Bệnh viện Dã chiến, bố mẹ làm nông, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Đạt mới lập gia đình và 3 tháng nữa sẽ được làm bố. Tuy nhiên, khi biết ngành y và tỉnh Bắc Giang có chủ trương tăng cường cán bộ ICU, Đạt đã không do dự xung phong đi tiền tuyến.
Đạt tâm sự: "Đối với chúng tôi - những nhân viên y tế, khi bệnh nhân cần, cộng đồng cần, chúng tôi sẵn sàng tạm xa gia đình riêng của mình để tham gia công tác phòng chống dịch" . Đối với Đạt lần đầu được làm bố nên cả hai vợ chồng đều rất hồi hộp, mong ngóng. Đây là thời gian mà vợ Đạt cần chồng ở bên, chăm sóc, nhưng vì nhiệm vụ chung, vì mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh nên để vợ không phải lo lắng Đạt cố động viên vợ: "Em yên tâm anh sẽ cố gắng Facetime cho em và gia đình. Em cố giữ gìn sức khỏe. Nếu phần công sức nhỏ bé của anh có thể chung tay giúp tỉnh bạn đẩy lùi được dịch bệnh, anh sẽ sớm về để cùng em đón con chào đời, đừng buồn em nhé" .
Hai thành viên cuối cùng của đoàn y tế tỉnh Vĩnh Phúc chi viện Bắc Giang gồm các điều dưỡng Nguyễn Đức Thịnh và Đàm Duy Tùng , cùng công tác tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên. Cả Thịnh và Tùng trước đó đã tham gia vào công tác chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nặng lưu lại tại bệnh viện trong suốt thời gian cơ quan bị cách ly. Ngày 1/6 Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên hoạt động khám chữa bệnh trở lại bình thường thì cả hai nhận lệnh điều động lên đường đi Bắc Giang tăng cường chăm sóc bệnh nhân ICU.
Bản thân Thịnh có bố mẹ và vợ nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh. Trong khi đó, Tùng con còn nhỏ mới được 9 tháng tuổi, nhưng cũng như những đồng nghiệp khác, họ sẵn sàng tạm gác niềm hạnh phúc riêng tư để chi viện, hỗ trợ tỉnh bạn sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Cả 6 chàng trai, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ có chung lòng quyết tâm, niềm tin sẽ góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch COVID-19.
Bệnh nhân 2938 tái dương tính lần 2 với SARS-CoV-2 Kết quả xét nghiệm từ CDC Quảng Bình cho thấy, bệnh nhân 2938 đã tái dương tính lần 2 với SARS-CoV-2. Trường hợp này trước đó được phát hiện mắc Covid-19 và điều trị tại tỉnh Quảng Ninh. Trưa 6/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 khi về...