Việt Nam: Câu chuyện về hai lần APEC
21 nền kinh tế châu Á -Thái Bình Dương quay trở lại Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, 11 năm sau khi Việt Nam tổ chức thành công APEC năm 2006. Nhiều thứ đã thực sự thay đổi.
Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội, các nước trong Đông Nam Á và khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng đã thay đổi đáng kể kể từ đó. Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2017 tại Đà Nẵng là cơ hội lớn để thể hiện khả năng đối phó với những thay đổi đó.
APEC 2006: Khóa học về Thế giới tại Việt Nam
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995, cho phép Hà Nội được hưởng lợi từ thương mại và đầu tư tăng lên với các nước láng giềng ASEAN thông qua Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và các hiệp định tự do thương mại của ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2000 và đã chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam năm 1994. Nỗ lực của các nỗ lực phát triển kinh tế của Việt Nam là trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007.
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội là cuộc gặp gỡ của Việt Nam, ra mắt trên trường quốc tế. Cải thiện quan hệ thúc đẩy thương mại, đầu tư nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng hơn gấp đôi từ 25 tỷ đô la năm 1996 lên 66 tỷ đô la năm 2006. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người đã cải thiện từ 310 đô la năm 1996 lên 760 đô la năm 2006. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn duy trì ở mức dưới 2,4 tỷ đô la trong giai đoạn này.
Khi đó, APEC là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam với 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất (trên 1 tỉ USD) vào Việt Nam thì APEC đã có 10 nước với tổng vốn 39,5 tỉ USD, chiếm 62,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên APEC chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới với 72,8%. Hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ APEC cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất với khoảng 25,3 tỉ USD (2004), chiếm 79,2%.
Trong hơn 2,9 triệu lượt khách quốc tế đến VN trong năm 2004 thì APEC đã có trên 2,2 triệu lượt khách, chiếm 75,7%.
Việc tổ chức thành công APEC năm 2006 là đỉnh cao, làm cho Việt Nam được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực, mà đã nâng cao vị thế để chủ trì những sự kiện, giải quyết những vấn đề ở tầm liên khu vực với quy mô và tính chất phức tạp hơn nhiều, được bạn bè quốc tế tin tưởng và đánh giá cao.
Video đang HOT
APEC 2017: Tầm nhìn, vị thế mới biến Đà Nẵng thành thương hiệu toàn cầu
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Australia, với nội dung nhận định Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 là cơ hội để Việt Nam nâng cao vai trò trên trường quốc tế.
Trong Tuần lễ Cấp cao APEC lần này, Việt Nam sẽ đón tiếp lãnh đạo các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga thăm chính thức Hà Nội; cho thấy vai trò và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực ngày càng tăng. APEC rõ ràng đóng vai trò như một nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới để thúc đẩy các mục tiêu thương mại, tự do hóa đầu tư và hội nhập kinh tế cũng như thảo luận bên lề một loạt các vấn đề phi kinh tế được quan tâm. Là chủ tịch APEC 2017, Việt Nam sẽ đóng vai trò ngoại giao trong việc thúc đẩy các mục tiêu của APEC trong một khung cảnh đa phương. Khi Việt Nam đón tiếp các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đến Hà Nội, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các mối quan hệ song phương. Bởi vì, mỗi lãnh đạo nước ngoài thăm chính thức Hà Nội sẽ thừa nhận vai trò của Việt Nam như một nhân tố quan trọng trong hòa bình và ổn định của khu vực.
Cũng theo giáo sư Carl Thayer, Việt Nam đã chọn chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đây là một chủ đề quan trọng thể hiện sự cấp bách của việc phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách hội tụ sự đồng thuận trong các nước thành viên APEC để thúc đẩy các nỗ lực tăng trưởng và hội nhập kinh tế khu vực thông qua thương mại và đầu tư. Vì Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào tiếp cận thị trường của các nền kinh tế tiên tiến, nước này có những điều kiện để xác định các trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã nhấn mạnh cải cách cơ cấu và đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ đề của APEC 2017 cũng sẽ thúc đẩy mục tiêu chung và dài hạn của APEC là xây dựng một cộng đồng hòa bình, ổn định, hội nhập và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Grigory Trofimchuk – Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” nhận định, đối với Việt Nam, việc đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC-2017 không chỉ là một vinh dự mà còn là một trách nhiệm để chứng minh vị thế xứng đáng của Việt Nam giữa các nền kinh tế dẫn đầu thế giới hiện nay. Địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC-2017 là Đà Nẵng, thành phố nổi tiếng thứ 3 ở Việt Nam sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với APEC-2017, Đà Nẵng đang nhanh chóng trở thành một thương hiệu toàn cầu. Theo ông Trofimchuk, Việt Nam xứng đáng được đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC-2017 dựa trên trọng lượng và vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới bởi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang được công nhận là trung tâm của sự phát triển thế giới, và nhìn chung cũng là một trung tâm về địa chính trị. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là một vinh dự lớn mà còn là một trách nhiệm lớn để chứng minh được vị trí xứng đáng của mình giữa các nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Bản thân Việt Nam cũng có những kỳ vọng lớn vào kỳ Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới.
Đó là sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng; sự đóng góp đáng kể cho tiềm năng của APEC; việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với tư cách một đất nước có nhiều tiềm năng lớn; là bước tiến lớn để biến APEC trở thành một diễn đàn kinh tế dẫn đầu, cũng như hướng đến một thế giới nhân văn hơn. Hội nghị Thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế đang diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà APEC-2017, sẽ còn có thêm trọng trách đưa ra không chỉ những đánh giá và dự báo chính xác mà còn cả những giải pháp cho những vấn đề cấp bách đó.
APEC 2017 sẽ góp phần nâng cao nội lực của đất nước, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam với các đối tác APEC. APEC hiện chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 79% tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu…. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của Việt Nam có điều kiện trưởng thành thêm thông qua triển khai các cam kết và dự án hợp tác của APEC.
Theo Danviet
Thế giới đang nói gì về APEC Đà Nẵng Việt Nam 2017?
Theo bà Novakova, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 là một trong những sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong những năm gần đây, khẳng định đường lối tích cực hội nhập quốc tế và sẽ thúc đẩy nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Toà nhà trụ sở Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng cũng sẽ là một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện trong khuôn Tuần lễ cấp cao. Ảnh Zing
Trong những ngày này, hàng loạt các hãng thông tấn lớn trên thế giới nhưng Reuters, ABCnews, BBC...đang viết về công tác chuẩn bị APEC ở Đà Nẵng- Việt Nam và nhận định, đây là sự kiện lớn, là cơ hội kết nối các ông lớn trên thế giới ngồi lại bàn về tương lai thịnh vượng của châu Á- Thái Bình Dương.
Theo TTXVN, ngày 1.11, tại thủ đô Moscow, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN đã tổ chức hội thảo bàn tròn với chủ đề: "Diễn đàn APEC 2017 tại Việt Nam: Những cơ hội phát triển khu vực". Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam, APEC và châu Á. Tại hội thảo các chuyên gia tập trung thảo luận những thành tựu của Việt Nam sau 30 năm đổi mới; đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại, tính đa dạng trong chính sách đối ngoại, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam.
Trình bày tham luận tại hội thảo, Phó Giáo sư Oksana Novakova của Viện các nước Á-Phi thuộc Trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nhấn mạnh rằng: sau khi thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986, Việt Nam nhanh chóng gia nhập cộng đồng thế giới với tư cách một quốc gia đang phát triển, có chính sách kinh tế tự do hơn, sẵn sàng hợp tác với tất cả đối tác có thể trên thế giới, đồng thời nổi lên như một lãnh đạo chính trị tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Không chỉ đẩy mạnh hợp tác kinh tế mà Việt Nam còn chú trọng tăng cường phối hợp hành động nhằm duy trì an ninh ở khu vực. Hòa bình và phát triển là 2 định hướng chính trong chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam.
Theo bà Novakova, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 là một trong những sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong những năm gần đây, khẳng định đường lối tích cực hội nhập quốc tế và sẽ thúc đẩy nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Việt Nam như một quốc gia đang phát triển năng động, mến khách và an toàn.
Chia sẻ ý kiến này, chuyên gia Anna Aksenova, giảng viên đại học MGU cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ sự phát triển năng động; tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao (trong giai đoạn 2010 -2016 trung bình đạt mức 6%); tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn gắn liền với dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Điều đáng nói là những nhà đầu tư chủ chốt tại Việt Nam đến từ các nước thành viên APEC, vốn gần gũi về mặt địa lý và có lợi ích chung, hội nhập trong khuôn khổ các liên minh khu vực.
Ảnh Zing.
Bangkok Post của Thái Lan đã đăng tải bài viết bình luận về vai trò của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 10-11.11. Theo báo này, Đà Nẵng được xem là thành phố cảng nổi tiếng nhất của Việt Nam, và sẽ được coi là điểm kết nối Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới trong tương lai.
Bên cạnh hợp tác kinh tế, Hội nghị Cấp cao APEC lần này cũng đem lại một cơ hội có một không hai. Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Đà Nẵng, Việt Nam có thể cho thấy sự tinh tế về mặt ngoại giao, vốn đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ngoài ra, theo tờ Bangkok Post, Việt Nam cũng sẽ tận dụng Hội nghị Cấp cao APEC lần này để hối thúc Washington đưa ra một lập trường rõ ràng hơn về tự do hóa thương mại và đầu tư.
Đại sứ Ted Osius trong cuộc chào kết thúc nhiệm kỳ với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong các diễn đàn đa phương, bày tỏ ngưỡng mộ công tác chuẩn bị, tổ chức năm APEC 2017 của Việt Nam; nhấn mạnh việc các sự kiện của APEC được tổ chức tại nhiều địa phương khác nhau đã thể hiện sự năng động, tích cực của Việt Nam.
ông Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tập đoàn Albright Stonebridge trong cuộc trả lời phỏng vấn VOV cũng nói rằng: Tôi cho rằng Việt Nam là một nước quan trọng trong APEC. Nếu chúng ta theo dõi phát triển trên thế giới, chúng ta sẽ có thấy các đợt phát triển kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà nhiều nước thực sự chuyển biến và trở thành các cường quốc kinh tế như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam hiện đang là một trong những nước trong đợt phát triển sắp tới với tốc độ tăng tưởng nhanh và có cơ hội trở thành các nền kinh tế đi đầu trên thế giới.
Việc đăng cai APEC sẽ giúp Việt Nam có cơ hội chứng tỏ rằng Chính phủ Việt Nam đang hướng tới cải cách kinh tế cũng như đang thực hiện các cam kết của mình, đặc biệt là về hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đối với các nước quan tâm tới vấn đề đa phương hóa quan hệ quốc tế thì APEC là một diễn đàn tuyệt vời vì tại đây sẽ đưa ra các ý tưởng phát triển kinh tế và kết nối các quốc gia thành viên với nhau.
APEC tập trung tìm hướng đẩy mạnh tăng trưởng, tạo việc làm và cùng nhau tạo ra thịnh vượng, do đó đây chính là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ cách tiếp cận cũng như các ý tưởng của mình.
Theo Danviet
Báo Mỹ viết gì về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump? Một trong những trọng tâm ngoại giao trong chuyến công du châu Á lần này của Tổng thống Trump chính là sự trở lại Việt Nam của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân sẽ đến Đà Nẵng ngày 10.11. Với tiêu đề "Chuyến công du châu Á đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy các mối...