Việt Nam cần phát triển vi mạch để thoát khỏi lắp ráp
Công nghệ thông tin đang được coi là hạ tầng của hạ tầng trong nền kinh tế quốc gia, trong đó mảng phần mềm khá được coi trọng nhưng công nghệ phần cứng của Việt Nam thời gian qua lại gần như bị bỏ quên.
Tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai được dự đoán sẽ có nhiều đột phá.
Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khoá XI) ở Hà Nội ngày 15/1, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, chia sẻ, lĩnh vực phần cứng đã có những tín hiệu tốt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, năm 2012, Intel đã xuất khẩu 1,4 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2011 còn Samsung cũng xuất khẩu trên 10 tỷ USD… Dù vậy, ngành này vẫn chủ yếu là kiểm thử, lắp ráp, đóng gói… tức phần có giá trị gia tăng thấp nhất.
Video đang HOT
Chính vì thế, TP HCM giai đoạn này sẽ tập trung cho phần cứng, cốt lõi là phát triển vi mạch điện tử. “Nếu chúng ta phát triển được vi mạch – bộ não của các thiết bị điện tử – thì chúng ta sẽ thoát được khỏi công nghiệp lắp ráp, thoát khỏi công nghiệp vặn ốc như hiện nay. Chương trình sẽ bao gồm dự án về đào tạo, vườn ươm, phát triển thị trường, thiết kế, sản xuất, xây dựng nhà máy”, ông Hà cho biết.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Danh mục 9 sản phẩm quốc gia và vi mạch bán dẫn được đưa vào danh mục này dù mới chỉ ở cấp dự bị. Đây được coi là tín hiệu tích cực bởi theo TS Đỗ Văn Lộc, nguyên vụ trưởng vụ Công nghệ cao thuộc Bộ Khọc và công nghệ, hiện Việt Nam chưa hình thành cái gọi là công nghiệp vi mạch. Những bước đi manh nha đã xuất hiện từ 30 năm trước nhưng do nhiều yếu tố tác động mà lĩnh vực này đã không thể phát triển. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ linh kiện bán dẫn ở Việt Nam lên tới 2 tỷ USD mỗi năm.
Tháng 8/2012, Ban chỉ đạo Chương trình phát triển vi mạch TP HCM đã họp thẩm định dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) đầu tiên của Việt Nam do Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV làm chủ đầu tư. Dự án được chia thành hai giai đoạn: Từ 2011 đến quý III/2013 là giai đoạn nghiên cứu thị trường, thiết kế, tuyển nhân sự, đầu tư máy móc còn từ quý IV/2013 đến I/2015 là lắp đặt, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm và sản xuất thương mại. Dự kiến khi hoàn thành, nhà máy sẽ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu 1,8 tỷ chip mỗi năm, doanh thu 90 triệu USD một năm, hoàn vốn trong 9 năm và giúp giảm nhập siêu linh kiện, vi mạch trong 10 năm tương đương 5 tỷ USD.
Giới chuyên gia tin rằng, trình độ phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam đã có những bước phát triển, đồng thời với sự quan tâm của giới công nghiệp như Nhật Bản, tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai sẽ có nhiều đột phá.
Theo VNE
Chip tích hợp liên kết quang học tốc độ truyền 25 Gbps
Các nhà nghiên cứu tại Big Blue đã tìm ra cách sử dụng quy trình sản xuất tiêu chuẩn chế tạo chip tích hợp các liên kết quang học có thể truyền tải ở tốc độ 25 gigabit dữ liệu mỗi giây (Gbps).
IBM đã nâng cao công nghệ lượng tử ánh sáng của các tấm silicon với việc chế tạo ra một vi mạch được tích hợp trong các thành phần để gửi và nhận dữ liệu qua kết nối quang học.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tạo ra liên kết dữ liệu quang học thành các chip, nhưng động thái của IBM gây sự chú ý vì họ sử dụng thiết bị sản xuất chip thông thường để hướng đến các chip 90 nm. Chip ngày nay sử dụng dây kim loại để trao đổi dữ liệu, nhưng với liên kết quang học thì chúng sẽ cung cấp tốc độ truyền tải cao hơn trên một khoảng cách dài hơn.
Chip IBM có thể xử lí tốc độ truyền tải dữ liệu 25 Gbps, và các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ tăng lên hơn nữa thông qua các cải tiến công nghệ và tích hợp vào đó nhiều kênh truyền thông làm việc song song.
Nghiên cứu này là một phần trong nỗ lực của IBM nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của máy tính mặc cho những thách thức đến từ định luật Moore của Intel. IBM hi vọng công nghệ mới sẽ mang lại những lợi ích cho các hệ thống quy mô lớn như siêu máy tính, nhiều máy chủ liên kết với nhau,...
Quy trình 90 nm của IBM sử dụng không phải là tiên tiến như công nghệ 22 nm mà Intel đang sử dụng trên các thế hệ bộ xử lý Ivy Bridge trong các máy tính cao cấp ngày nay. Tuy nhiên, cách tiếp cận của IBM là đầu tiên trong công nghệ silicon lượng tử ánh sáng đã được tạo ra bởi các chip với kích thước nhỏ hơn 100 nm, báo cáo cho biết. Cách tiếp cận của IBM cũng làm cho việc sử dụng điện hiệu quả hơn, một vấn đề quan trọng cần xem xét trong thiết kế bộ xử lí và máy tính hiện nay.
Theo NLĐ/CNET
Công nghệ mới giúp điện thoại di động "nhìn" xuyên tường Các nhà khoa học tại trường đại học Texas (bang Texas, Mỹ) đã phát minh ra công nghệ mới cho phép biến điện thoại di động thành một thiết bị nhìn xuyên tường, và thậm chí có thể là cả... quần áo. Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Texas, được dẫn đầu bởi Giáo sư ngành Cơ Điện Kenneth O. đã...