Việt Nam cân nhắc kiện Trung Quốc: Philippines bày tỏ vui mừng
Trước thông tin Việt Nam đang cân nhắc phương án đấu tranh pháp lý với TQ về Biển Đông, Bộ trưởng Truyền thông Philippines bày tỏ vui mừng.
Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr. nói, điều này chứng minh việc Manila ủng hộ giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình “đang nhận được sự tin tưởng và sự ủng hộ”. Thông tin này được tờ Daily Inquirer đăng tải ngày 25/5.
Ông Coloma nói: “Nếu một nước khác ngoài Philippines đem vấn đề đó ra tòa án, nó sẽ mở rộng căn cứ cho những người tin tưởng và tuân thủ luật pháp cũng như quan điểm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr. phát biểu tại Điện Malacanang.
Trước đó trong cuộc phỏng vấn với báo giới quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.
Thủ tướng đưa ra tuyên bố sau khi Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan 981 và đưa nhiều tàu hộ tống xâm phạm sâu vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Đưa ra phương án đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, Việt Nam có đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền với đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú.
Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 – 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)… đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này.
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý” hồi tháng 3/2014.
Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng…
Và đến Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực.
Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982…
Video đang HOT
Bình luận về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Jerril G. Santos cho rằng quyết định kiện ra trọng tài là quyền lợi của tất cả những nước tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, nhằm giải quyết tranh chấp lãnh hải hoặc để làm rõ các quyền lợi hàng hải theo quy định công ước. “Việt Nam có quyền sử dụng lựa chọn này vì là nước đã ký UNCLOS”.
Đại sứ Philippines nói thêm rằng quy trình kiện theo UNCLOS được công nhận là một biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp.
Theo Báo Đất Việt
Vụ Giàn khoan: Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam
Ngày 26/5, Trung Quốc đưa tàu quét mìn, tàu khu trục tên lửa hoạt động, tàu tên lửa tấn công nhanh vào khu vực giàn khoan, đâm chìm tàu Việt Nam...
Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam
Theo tin trên TTXVN, lúc 16h ngày 26/5, tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng ở Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 và cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
10/10 ngư dân trên tàu cá Đà Nẵng được các tàu của Việt Nam vớt và cứu hộ an toàn. Tại thời điểm xảy ra sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của Việt Nam.
Cũng trong ngày 26/5, phía Trung Quốc có sự xuất hiện thêm tàu quét mìn đang hoạt động quanh giàn khoan và xuất hiện tàu khu trục tên lửa hoạt động cách giàn khoan 15-20 hải lý đồng thời phát hiện thêm tàu tên lửa tấn công nhanh hoạt động thường xuyên quanh khu vực gian khoan khoảng 25-30 hải lý. Hiện, tổng số tàu của Trung Quốc là 113 tàu.
Trước những động thái mới này của phía Trung Quốc, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Hà Lê cho biết, phía Trung Quốc đang nới rộng vòng kiểm soát và có xu hướng ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam ngay từ xa khi tàu của ta vào khu vực cách giàn khoan khoảng 9,5 hải lý.
Thuyền trưởng Trần Văn Minh (đứng) trong một lần chuẩn bị ra khơi trên con tàu ĐNa 90152
Cùng với đó, các tàu cá của Trung quốc dàn thành hàng với khoảng 25-30 chiếc nhằm cản trở, ép sát, đe dọa đâm va, húc khi tàu cá của ngư dân đang tiến vào sản xuất quanh khu vực giàn khoan.
"Song song với đó, các tàu Hải cảnh, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 8-10 tàu) áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam nhằm gây hấn, đâm va, phun vòi rồng và mức độ thực hiện những hành vi này của Trung Quốc càng thêm quyết liệt khi tàu Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan ở cự ly 5-6 hải lý," Phó Cục Trưởng Hà Lê nói.
Thông tin về diễn biến tại hiện trường thực địa, Phó Cục trưởng Hà Lê cho hay, tàu Kiểm ngư Việt Nam đã bị khoảng 10 tàu Trung Quốc vây ép tấn công gây hư hỏng thiệt hại. Song, hiện các hư hỏng đã được lực lượng kiểm ngư kịp thời khắc phục và có thể hoạt động bình thường.
Cục này cũng cho biết, trước sự cản trở của tàu Trung Quốc các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã chủ động, kịp thời vòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Trên cơ sở đó, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì đấu tranh với cường độ cao, tỉnh táo và kiềm chế tránh mắc bẫy của đối phương, thực hiện theo chủ trương của Cục.
Giàn khoan dịch chuyển không chắc là chủ ý của Trung Quốc
Ngày 26/5, trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981, Phó Cục Trưởng Hà Lê nói, rất có thể Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan khoảng 100-150 m về hướng bắc.
Nhưng vì ở khoảng cách quan sát xa nên rất khó để khẳng định điều này là đúng. "Chúng ta cần có thêm quan sát và kiểm chứng. Nhiều khả năng Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là để phục vụ vấn đề kỹ thuật", ông Lê nhận định.
Bên cạnh đó, trong ngày 26/5, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh CSB cũng cho biết, việc giàn khoan Hải Dương 981 bị dịch chuyển không chắc là dịch chuyển chủ ý của Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết sự thay đổi vị trí đó được xác định trên AIS (radar) nhưng chỉ có biểu hiện dịch chuyển "một chút".
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở khu vực biển cách Hong Kong 320km
"Chúng tôi đang kiểm tra lại xem đó có phải là lỗi kỹ thuật hay không. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ xem xét cụ thể, sau đó mới đánh giá được động thái này", Thiếu tướng Đạm cho biết.
"Sự dịch chuyển trên radar là rất nhỏ nên khó có thể đánh giá được vì nằm trong quy định số sai sót được phép. Điều đó có nghĩa là, không chắc sự dịch chuyển đó là chủ ý của Trung Quốc vì nếu không, hôm nay (giàn khoan) đã dịch chuyển nhiều rồi", Tư lệnh cảnh sát biển Nguyễn Quang Đạm thông tin.
Trước đó một ngày, Cục Kiểm ngư cho hay, trong hai ngày 24-25/5, các tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam từ vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 8-10 hải lý, thay vì chỉ từ 5-7 hải lý so với những ngày trước.
Từ những thông tin này, nhiều chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc mở rộng phạm vi khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam ở khoảng cách 8-10 hải lý được cho là để tạo điều kiện cho giàn khoan 981 thay đổi vị trí hạ đặt.
Ngoài ra, Đài truyền hình Quốc gia thông tin: "Trong buổi sáng 25/5, theo hướng Nam Tây Nam và ở khoảng cách 10 hải lý về phía giàn khoan của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép, các phóng viên bắt đầu thấy có sự dịch chuyển nhất định vị trí của giàn khoan này.
Có thể, đang có sự thay đổi vị trí hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc nên các tàu xung quanh giàn khoan phải mở rộng vòng tròn bảo vệ ở bán kính lớn hơn".
Triển khai các biên phap kiên quyêt bao vê chu quyên lanh thô
Ngày 26/5, bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành vi sai trái, bất hợp pháp.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu các tổ chức tài phán quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, bác bỏ việc Trung Quốc viện dẫn cho mình có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.
Hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bởi khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Mọi hành động khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác là vi phạm, Trung Quốc không thể đơn phương, tùy tiện làm việc đó nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế.
Quốc hội Việt Nam sẽ triển khai nhiêu biên phap kiên quyêt trong đâu tranh bao vê chu quyên lanh thô trên cơ sơ luât phap quôc tê, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam; đông thơi kiên tri giư gìn môi trương hoa binh, ôn đinh đê phat triên đât nươc và luôn mong muốn giữ gìn quan hê hưu nghi truyên thông giưa nhân dân hai nươc Viêt Nam-Trung Quôc.
Tướng Pháp: Việt Nam nên kiện Trung Quốc để cả thế giới biết!
Ông Jean-Vincent Brisset, cựu Tướng không quân của Pháp nay là Giám đốc nghiên cứu của Viện quan hệ quốc tế và chiến lược của Pháp (IRIS), cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách phong tỏa vụ kiện.
Ông Jean-Vincent Brisset
Nhưng hành động đó vẫn rất quan trọng, vì Việt Nam cần đưa ra Tòa án quốc tế để cho thế giới biết Việt Nam đang nghĩ gì, lập luận của Việt Nam là như thế nào, chứ không thể để một mình Trung Quốc nói theo ý họ được.
Đây là chiến lược truyền thông cực kỳ quan trọng mà Việt Nam cần phải ý thức được. Việc này trước hết để cho chính các nước ASEAN thấy rằng đang có cách tiếp cận như thế nào với các tranh chấp trên biển Đông để từ đó ASEAN phải thay đổi, tiếp đến là cho cộng đồng quốc tế thấy rõ đây là các tranh chấp.
"Tôi nghĩ rằng, việc Việt Nam nên làm là cần tổ chức ngay một hội nghị gồm những nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei hay kể cả Indonesia để thống nhất với nhau cách thức phản ứng trước Trung Quốc.
Ngoài ra, tôi cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên truyền quốc tế, cho thế giới xem nhiều hơn những băng hình quay cảnh tàu Trung Quốc tấn công các tàu cảnh sát biết và ngư dân Việt Nam", theo ông Jean-Vincent Brisset.
Theo Báo Đất Việt
Hơn 6 vạn người kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc Tính đến chiều 26/5, có hơn 62.000 người ký vào bản kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông. Ngày 13/5, trên website của Nhà Trắng xuất hiện bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc về việc nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép...