Việt Nam cần 94 tỷ USD phát triển du lịch
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao, đón 18 triệu khách quốc tế vào năm 2030, ngành này cần được đầu tư 94 tỷ USD.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP.
Việt Nam sẽ có 7 vùng du lịch với sản phẩm đặc trưng theo vùng, 46 khu du lịch quốc gia, 12 đô thị và các điểm du lịch quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Ngành du lịch sẽ phát triển gắn chặt với bảo tồn, giữ gìn cảnh quan môi trường.
Việt Nam phấn đấu đón 18 triệu khách quốc tế vào năm 2030. Ảnh: Đoàn Loan.
Video đang HOT
Các định hướng của ngành như phát triển thị trường khách du lịch, đẩy mạnh đồng thời cả mảng nội địa và mảng quốc tế; phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao… để đạt mục tiêu đến năm năm 2015 sẽ thu hút được 7,5 triệu du khách quốc tế, năm 2020 thu hút 10,5 triệu, năm 2030 sẽ là 18 triệu.
Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho du lịch khoảng 94 tỷ USD đến năm 2030, huy động từ nhiều nguồn như ngân sách, vốn tư nhân, vốn FDI. Tại thời điểm này, tổng thu từ khách du lịch sẽ là 35 tỷ USD.
Theo VNE
Quảng Ngãi chi 100 tỷ đồng đào tạo lao động tay nghề cao
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bậc cao, Quảng Ngãi quyết định chi hơn 100 tỷ đồng đào tạo nghề cho hàng nghìn người lao động nhằm đáp ứng cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa quyết định chi hơn 52 tỷ đồng nhằm đào tạo nghề kỹ thuật chất lượng cao cho người lao động trong tỉnh giai đoạn 2012- 2015 và định hướng đến năm 2020.
Kỹ sư, công nhân đấu nối ống bơm dầu thô ở vịnh Việt Thanh ngoài khơi vào bồn, bể chứa nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.
Từ nay đến năm 2015, tỉnh này dự kiến đào tạo nghề kỹ thuật cao cho hơn 3.610 lao động trong các lĩnh vực: Nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại. Mục tiêu của đề án là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe, trí tuệ, năng lực, tạo ra thế hệ "thợ bậc cao", "thợ lành nghề" nhằm cho các khu kinh tế, khu công nghiệp và phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Trong khi đó, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng vừa thông qua đề án đào tạo nghề cho người dân ở các vùng tái định cư ở các xã khu đông huyện Bình Sơn với tổng số tiền 58 tỷ đồng. Cụ thể là đào tạo nghề cho 2.400 lao động, tập huấn, chuyển đổi ngành nghề cho 500 lao động thuộc các hộ tái định cư và bị thu hồi đất, tạo việc làm mới cho 2.250 lao động...
Thợ hàn tay nghề cao làm việc tại các nhà máy công nghiệp nặng tại Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.
Đến nay, tại Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất đã có 115 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8 tỷ USD, tổng vốn thực hiện gần 5 tỷ USD. Đến nay, đã có 70 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, thu hút gần 14.000 lao động.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, đến 2015, Khu kinh tế Dung Quất có nhu cầu khoảng 20.000 lao động, trong đó lao động chuyên môn kỹ thuật là 14.250 người, lao động có trình độ sơ cấp nghề và phổ thông là 5.750 người.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, mặc dù khu kinh tế phát triển thế nhưng đời sống, thu nhập và việc làm của phần lớn người dân nơi đây còn quá khó khăn, không ổn định, thiếu việc làm. Nguyên nhân chính là do chính sách "hậu tái định cư" chưa được chú trọng đúng mức, gây bức xúc cho người dân.
Theo VNE
Xe khách chất lượng cao chở... gà và da heo thối Dù mang thương hiệu "xe chất lượng cao" nhưng suốt hàng trăm cây số, hành khách phải chịu cảnh "sống chung" với gà, bồ câu và da heo bốc mùi khó chịu. Những sản phẩm động vật đã bốc mùi Khoảng 5h sáng 4/12, tổ kiểm tra liên ngành gồm trạm Kiểm dịch động vật (KDĐV) Thủ Đức phối hợp cùng đội CSGT...