Việt Nam bình luận việc Bộ Tứ muốn tăng hợp tác với ASEAN
Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam hoan nghênh các nước tham gia duy trì ổn định ở khu vực, cho rằng luật pháp quốc tế và tinh thần đối thoại cần được đề cao.
“ASEAN luôn hoan nghênh các sáng kiến, ý tưởng đóng góp vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo chiều nay.
Bà Hằng trả lời câu hỏi về bình luận của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020 với phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Beigun rằng nhóm Bộ Tứ nên tăng cường hợp tác với ASEAN trong bảo vệ tự do hàng hải.
Tuyên bố này được ông Beigun đưa ra trong diễn đàn Ấn Độ – Mỹ ở Delhi hôm 12/10, theo Reuters. Bộ Tứ là nhóm gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
“Bộ Tứ là quan hệ đối tác được thúc đẩy bởi lợi ích chung, không phải bởi các nghĩa vụ mang tính ràng buộc, và không phải là một nhóm đóng”, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói. “Bất cứ nước nào mong muốn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như muốn có những bước đi đảm bảo điều đó, đều được chào đón hợp tác với chúng tôi”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Chinhphu.vn.
Bốn nước nói trên từng nhiều lần riêng rẽ bày tỏ quan điểm ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tuyến hàng hải đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu.
Theo bà Hằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài và sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội của khu vực và toàn cầu, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng ASEAN và các đối tác chung tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống người dân, vì một châu Á – Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
“Trong quá trình này, luật pháp quốc tế và tinh thần đối thoại, hợp tác cần luôn được đề cao”, bà Hằng nói.
Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đặt nhiệm vụ chính trong năm là xây dựng ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò chủ tịch của mình, đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN, theo người phát ngôn.
Thủ tướng Nhật sẽ thúc đẩy gì khi thăm Việt Nam? 10 Chuyên gia: ASEAN giữ được thăng bằng giữa đối đầu Mỹ – Trung Hơn 38,7 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu
Việt Nam muốn ASEAN - Trung Quốc sớm nối lại đàm phán COC
Việt Nam mong ASEAN và Trung Quốc sớm nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như đề xuất của Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết.
"Việc nối lại đàm phán COC sau thời gian gián đoạn do Covid-19 là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc. Chia sẻ ưu tiên này, Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán văn bản, tiến tới sớm đạt được COC chất lượng tổng thể, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo thường kỳ hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi được hỏi về bình luận của Việt Nam sau khi Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin bày tỏ mong muốn hoàn tất vòng đọc lần hai COC trước khi chuyển giao vai trò điều phối đàm phán Bộ Quy tắc cho Myanmar vào năm 2021.
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Philippines hồi tháng 3/2020. Ảnh: BNGVN.
Ngoại trưởng Locsin đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp trực tuyến Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) hôm 12/9, theo Inquirer. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan diễn ra từ 9/9 đến 12/9, do Việt Nam tổ chức trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
COC là văn bản mà ASEAN đàm phán với Trung Quốc từ 2002, nhằm hướng tới xây dựng các quy tắc mang tính ràng buộc trên Biển Đông. Cuộc họp về COC gần đây nhất là vào tháng 10/2019 tại Đà Lạt, trong đó ASEAN và Trung Quốc nhất trí chuẩn bị thực hiện vòng đọc lần hai văn bản dự thảo COC.
ASEAN và Trung Quốc khi đó dự kiến bàn vấn đề này trong cuộc họp của các quan chức cấp cao (SOM) của hai bên vào 1/7. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã làm gián đoạn các cuộc họp thảo luận về xây dựng COC.
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa Việc Trung Quốc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Ngày 1/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát...