Việt Nam biến P-13M thành tên lửa phòng không
Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu hoán cải thành công tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M – loại tên lửa trước đây dùng cho MiG-21.
Vừa qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.
Chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa X-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK. Và đặc biệt, thiết kế và chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M.
Tên lửa P-13M trên tiêm kích MiG-21.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 1979 – 1981, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao một số lượng rất lớn tên lửa không đối không P-13M để trang bị cho tiêm kích MiG-21MF.
Hiện toàn bộ phi đội MiG-21 không còn tung hoạt động, trong khi các chiến đấu cơ thế hệ sau như Su-22/27/30 đều quay sang sử dụng tên lửa hồng ngoại R-60/73 mạnh hơn. Vì vậy, số đạn R-13M còn lại trong kho bỗng trở thành hàng dư thừa, cần được hoán cải sang một vai trò mới hữu ích hơn.
Video đang HOT
Ngay từ thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu cải tiến tên lửa không đối không P-13 thành loại đất đối không để chống lại máy bay cường kích AC-130E hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Hiệu quả của chương trình trên mặc dù chưa được công bố nhưng đây vẫn là một gợi ý tốt để áp dụng với số tên lửa P-13M còn lại.
Đặc biệt trong bài viết mới đây “Những sản phẩm từ trí tuệ người lính” trên tờ QĐND đã cho biết, bên cạnh việc cải tiến bom thông thường thành bom thông minh, hay tiếp tục thử nghiệm các loại radar mạng pha 3D mới… Viện Kỹ thuật PK-KQ còn đang tiến hành chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa không đối không P-13M.
Nếu được áp dụng những công nghệ dẫn đường và kết nối dữ liệu tiên tiến, số lượng lớn đạn tên lửa không đối không P-13M đang lưu giữ trong kho hứa hẹn sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới.
R-13M, hay còn có tên gọi K-13M (tiếng Nga -13, NATO định danh AA-2C Advanced Atoll) là biến thể của tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. P-13M chính thức phục vụ trong biên chế Không quân Liên Xô từ cuối thập niên 1960, nó được nhận xét tương đương với AIM-9G Sidewinder của Mỹ.
Phiên bản tên lửa P-13M có đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với đầu đạn lắp ngòi nổ cận đích, đây là vũ khí chủ lực của các tiêm kích MiG-21 cũng như Su-22 của Không quân Việt Nam trong một thời gian dài.
(Theo Đất Việt)
Tại sao Putin điều siêu tên lửa tới bảo vệ Moscow?
Thủ đô Moscow của Nga có thêm sự bảo vệ mạnh mẽ nhờ tổ hợp tên lửa phòng không tối tân nhất của Nga hiện nay là S-400 Triumph vừa được triển khai ở ngoại ô thành phố. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ điều hàng nghìn xe tăng tới ngay sát sườn Nga.
Tổng thống Putin đã lệnh triển khai tổ hợp tên lửa S-400 Triumph tối tân tới bảo vệ thủ độ Moscow
Express dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tổ hợp S-400 Triumph mới được triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực Moscow.
Trả lời hãng tin Nga Interfax, Phòng truyền thông và đại chúng của Bộ Quốc phòng cho biết: "Các tổ chiến đấu SAM của lực lượng không gian vũ trụ Moscow đã đưa tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph vào hoạt đọng và nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu là phòng không tại khu vực Moscow và khu công nghiệp trung ương của Nga".
Hệ thống tên lửa mới còn được gọi là SAM đã được thử nghiệm tại Kapustin Yar ở miền nam nước Nga, và sau thử nghiệm thành công, nó đã được vận chuyển đến khu vực Moscow hồi tháng trước.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga
Tổng cộng Nga có 4 tổ hợp S-400 đi vào hoạt động năm 2017 sau khi 4 trung đoàn tên lửa phòng không được tái trang bị tổ hợp S-400 mới năm ngoái.
Các tổ hợp tên lửa tối tận này cũng đã được triển khai tới Syria để bảo vệ các lực lượng Nga tại đây kể từ tháng 11 năm ngoái theo lệnh của Tổng thống Putin.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tuyên bố tổ hợp S-400 cho phép Nga "tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên mặt đất".
Mục tiêu trên biển có thể bị phá hủy từ khoảng cách 346 km, trong khi các mục tiêu trên đất liền có thể bị phá hủy ở khoảng cách 450 km.
Thông tin Nga triển khai tổ hợp S-400 Triumph tới Moscow được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang và Mỹ đã đưa hàng nghìn xe tăng tới biên giới Đông Âu - Nga để ngăn chặn bất cứ mối đe dọa nào từ Moscow.
Biện pháp này cũng nhằm trấn an đồng minh của Mỹ trong khu vực sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Lực lượng Mỹ và Ba Lan cũng sẽ tham gia tập trận lớn trên đất Ba Lan và cuối tháng.
Theo Danviet
A-10 chấp 4 tên lửa phòng không bắn ở Mosul Dù đã bị Không quân Mỹ lên kế hoạch loại biên nhưng cường kích A-10 vẫn chứng minh được sức mạnh khi thực hiện không kích IS tại phía Tây Raqqa, Syria. Truyền thông Syria vừa đăng tải bức ảnh về cường kích A-10 của Mỹ thực hiện không kích dữ dội các mục tiêu của khủng bố IS ở Tây Raqqa -...