Việt Nam – Belarus tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển và tìm kiếm cơ hội mới
Được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó Thủ tướng Chính phủ Belarus Anatoly Sivak đã chủ trì Khóa họp lần thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Belarus về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật theo hình thức trực tuyến.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: TTXVN
Tại Khóa họp lần thứ 15, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước trong thời gian qua và cùng nhau rà soát những nội dung hợp tác đã được thống nhất tại Nghị quyết Khóa họp lần thứ 14.
Cùng với đó, hai bên đề ra các phương hướng hợp tác trong thời gian tới, nhất là các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước phát triển hợp tác trên nền tảng sẵn có hoặc tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Năm 2022 đánh dấu tròn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Belarus. Trong suốt thời gian đó, mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã phát triển hết sức tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Đáng lưu ý, hợp tác về kinh tế, thương mại và khoa học – kỹ thuật đạt được những kết quả rất tích cực, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là sau khi Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) mà Belarus là thành viên có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2016, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học – kỹ thuật giữa Việt Nam và Belarus cũng còn những hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong Khóa họp lần này là phải tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đề ra các giải pháp cụ thể và toàn diện để đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng hiệu quả, thiết thực và đi vào chiều sâu.
Video đang HOT
Tại Khóa họp, hai Phó Chủ tịch Phân ban của Việt Nam và Belarus đã báo cáo kết quả rà soát những nội dung hợp tác đã được thống nhất tại Nghị quyết Khóa họp lần thứ 14 và đề xuất các phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Nhận định về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế – thương mại giữa hai nước, Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Phó Chủ tịch Phân ban Việt Nam cho hay: Thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Belarus năm 2021 vẫn đạt 168,8 triệu USD, tăng 131,6% so với năm 2020.
Trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Belarus đạt 21,6 triệu USD, tăng 338%, xuất khẩu của Belarus sang Việt Nam đạt 147,2 triệu USD, tăng 116,6%.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu có hiệu lực, thương mại song phương đã ghi nhận mức tăng trưởng cao với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống từ Việt Nam.
Cụ thể như thủy sản, rau quả, hạt điều, cao su, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại và linh kiện; cũng như các mặt hàng nhập khẩu từ Belarus về Việt Nam như phân bón, linh kiện phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sữa và sản phẩm từ sữa, dược phẩm.
Về đầu tư, tính đến cuối năm 2021, Belarus có 3 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 32,25 triệu USD, đứng vị trí 67 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Belarus Ogorodnikov Alexander báo cáo với hai đồng Chủ tịch Phân ban những kết quả tích cực trong việc triển khai Nghị định thư hợp tác về sản xuất lắp ráp phương tiện vận tải trên lãnh thổ Việt Nam, việc xây dựng nhà máy sữa do liên doanh Nhà máy sữa Minsk đang triển khai tại tỉnh Hưng Yên, dự án hợp tác về xe tải hạng nặng của Công ty Belaz của Belarus.
Trong thời gian Khóa họp, các đại biểu của hai bên đã tiến hành nhiều trao đổi về tiềm năng và các biện pháp trong việc hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khoa học – công nghệ, văn hóa, thể thao và du lịch, đào tạo.
Tổng kết Khóa họp, Phó Thủ tướng Belarus Anatoly Sivak, nhấn mạnh: Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, quan trọng của Belarus trong khu vực. Bằng những nội dung hai bên đã đạt được ngày hôm nay, Việt Nam và Belarus sẽ tạo cơ chế, khuôn khổ pháp lý nhằm triển khai và phát triển những hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất thực phẩm, chuyển giao công nghệ, cung cấp dược phẩm và quan trọng hơn nữa là tăng cường kim ngạch thương mại và các dự án đầu tư nói chung.
Kết thúc Khóa họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó Thủ tướng Belarus Anatoly Sivak đã ký Biên bản Khóa họp lần thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Belarus về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật.
Quyết liệt hành động trước nguy cơ thiếu điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng điện, đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhân viên EVN kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị điện. Ảnh: TTXVN
Trong báo cáo do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xác định 3 nguyên tắc chính đối với việc đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo, bao gồm: tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện; bám sát tăng trưởng nhu cầu điện, tình hình khôi phục và phát triển kinh tế để cập nhật dự báo phụ tải theo các kịch bản phụ tải cơ sở, kịch bản phụ tải phát triển cao trong điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi nhất của năm 2022 và các năm tiếp theo để chỉ đạo, điều hành; Tập đoàn Điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội.
Căn cứ đánh giá về tình hình cung cấp điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương và EVN đã đưa ra 5 giải pháp chính nhằm đảm bảo cung cấp điện.
Đó là thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện
Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164 MW, bao gồm: 1.930 MW nhiệt điện, 1.244 MW thủy điện; trong đó, có 1.132 MW thủy điện nhỏ. Bộ cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tập trung toàn lực, thúc đẩy dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200 MW) phấn đấu hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5/2022.
Tiếp đến là rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ giao đơn vị chuyên môn rà soát các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện; đồng thời chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt rà soát trước các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.
Cùng với đó, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng; trong đó, có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo nhằm mục tiêu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải. Trong khi chờ Luật Điện lực sửa đổi quy định về độc quyền truyền tải, cần tăng cường thu hút đầu tư của các chủ đầu tư nhà máy điện vào các công trình đấu nối.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.
Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định; chỉ đạo EVN vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam và hệ thống truyền tải điện; EVN và các đơn vị thành viên làm việc với các khách hàng có nguồn điện dự phòng chuẩn bị sẵn sàng vận hành để bổ sung nguồn cung cấp điện trong trường hợp bất lợi không nhận được điện từ hệ thống. Đặc biệt, xây dựng và đề xuất cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response), bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện, nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc...
Trên cơ sở các nguyên tắc và giải pháp trên, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo ngành điện thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngoài nỗ lực của Bộ Công Thương và EVN thì rất cần sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Đặc biệt, Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là giải pháp quan trọng góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như hậu COVID-19.
Tận dụng các FTA thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Singapore Việt Nam và Singapore cần tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà hai nước đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Smartphone Xperia gặp lỗi khiến người dùng ngán ngẩm

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 4 bị can trong vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Pháp luật
08:31:54 29/04/2025
Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam
Thế giới số
08:26:38 29/04/2025
Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas sẵn sàng đón làn sóng du khách đến Đồ Sơn
Du lịch
08:21:57 29/04/2025
Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu
Sức khỏe
08:10:19 29/04/2025
Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ
Thế giới
07:53:27 29/04/2025
Nhã Phương lên tiếng về loạt ảnh nhan sắc tụt dốc
Sao việt
07:47:15 29/04/2025
Nam ca sĩ Thái Lan đăng đàn "bóc phốt" đồng nghiệp hành hung đến rạn xương, còn quấy rối 1 sao nam khác
Sao châu á
07:38:02 29/04/2025
Sự trở lại của "Tia chớp lửa" tại ĐTDV Mùa Xuân 2025, lịch sử có sang trang?
Mọt game
07:21:24 29/04/2025
Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy
Lạ vui
07:20:20 29/04/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển xả vai chủ tịch bắt trend "nháy mắt Kim Seon Ho", hoa hậu Đỗ Mỹ Linh liền có phản ứng này
Netizen
07:18:54 29/04/2025