Việt Nam bất ngờ đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo
Theo Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, Nigeria là quốc gia có độ phổ biến tiền ảo lớn nhất thế giới với 32% người được hỏi cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo.
Sự phụ thuộc vào kiều hối và sự phổ biến của hình thức thanh toán ngang hàng qua di động là những động lực thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử tại Nigeria – nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Cứ 3 người Nigeria được hỏi thì có 1 người cho biết họ từng sử dụng tiền ảo.
Theo Bitcoin.com, chi phí chuyển tiền xuyên biên giới theo hình thức truyền thống cao khiến nhiều người dân nước này tìm tới các sàn tiền ảo nội địa để chuyển và nhận tiền từ gia đình, người thân ở nước ngoài. Người Nigeria cũng thường cài phần mềm thanh toán tiền ảo vào điện thoại.
Đứng thứ hai và thứ ba về mức độ phổ biến tiền ảo lần lượt là Việt Nam và Philippines. Kiều hối cũng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy việc sử dụng tiền ảo tại hai quốc gia Đông Nam Á.
Video đang HOT
Theo bitcoin.com, Ngân hàng Trung ương Philippines đã cấp phép cho một số sàn tiền ảo để vận hành như “các công ty giao dịch kiều hối” tại quốc gia này. Chính phủ Philippines cũng cùng với ngân hàng Unionbank ra mắt ứng dụng chuỗi khối (blockchain) có tên bonds.ph để phân phối trái phiếu chính phủ. Blockchain là công nghệ đứng sau Bitcoin – tiền ảo lớn nhất thị trường hiện nay. Unionbank cũng triển khai lắp đặt một máy ATM Bitcoin tại thành phố Makati – trung tâm tài chính của Philippines. Những động thái này cho thấy tiền ảo đang dần bước vào hệ thống tài chính chính thống tại quốc gia Đông Nam Á.
Bên cạnh châu Phi và Đông Nam Á, Mỹ Latin cũng là khu vực mà tiền ảo khá phổ biến. Peru đứng đầu khu vực này với 16% người tham gia khỏa sát cho biết họ từng dùng hoặc sở hữu tiền ảo, theo sau là Brazil, Colombia, Argentina, Mexico và Chile. Thụy Sĩ và Hy Lạp là hai quốc gia có độ phổ biến tiền ảo cao nhất tại châu Âu với cùng tỷ lệ 11%. Xét theo khu vực, châu Âu là khu vực có mức độ chấp nhận tiền ảo thấp.
Nhật Bản và Đan Mạch là hai quốc gia có tỷ lệ người được hỏi cho biết từng dùng hoặc sở hữu tiền ảo thấp nhất thế giới với 4%.
Khảo sát của Statista được thực hiện tại 74 quốc gia trên thế giới với 1.000 – 1.400 người tham gia tại mỗi nước.
Thời gian gần đây, các loại tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin, nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư, kể cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. “Cơn sốt” tiền ảo trở nên nóng hơn bao giờ hết khi đồng Bitcoin – tiền ảo lớn nhất thị trường – liên tiếp lập kỷ lục về giá và gần đây nhất tiến sát mốc 50.000 USD, gấp 2,5 lần so với mức kỷ lục gần 20.000 USD thiết lập vào cuối năm 2017.
Bitcoin tăng bùng nổ, lần đầu tiên vượt mốc 50.000 USD
Bitcoin tiếp tục chạm đến một cột mốc quan trọng khác, lần đầu tiên vượt ngưỡng 50.000 USD khi sự bùng nổ của đồng tiền số lớn nhất thế giới tiếp tục thu hút nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Bitcoin vượt mốc 50.000 USD
Lúc 19 giờ 32 phút (giờ Việt Nam), giá Bitcoin đạt mức 50.191 USD và hiện đã tăng khoảng 73% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, đồng Ether đã chạm mức kỷ lục ở phiên thứ Sáu tuần trước và tăng khoảng 140% trong năm 2021.
Sau khi kết thúc năm 2020 với mức tăng trong quý IV là 170% lên khoảng 29.000 USD, Bitcoin tiếp tục cán mốc 40.000 USD trong 7 ngày sau đó. Chỉ trong gần 6 tuần, đồng tiền số này tiếp tục vượt qua cột mốc mới, được thúc đẩy bởi sự ủng hộ của những nhà đầu tư nổi tiếng như Paul Tudor Jones, Stan Druckenmiller và tỷ phú Elon Musk. Cách đây hơn 1 thập kỷ, Bitcoin chỉ giao dịch quanh mức vài cent.
Hôm 8/2, thông báo của Tesla về việc đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin đã trở thành "chất xúc tác" đưa Bitcoin tăng 16% - mức tăng mạnh nhất trong 1 ngày kể từ khi Covid-19 khiến thị trường tài chính biến động vào tháng 3 năm ngoái.
Ngoài ra, sự lạc quan đối với đồng tiền số này cũng tăng lên sau khi Mastercard và Bank of New York Mellon Corp. đưa ra dịch vụ hỗ trợ khách hàng sử dụng tiền số dễ dàng hơn. Trong khi đó, hôm thứ Bảy, Bloomberg đưa tin về việc Morgan Stanley có thể sẽ đặt cược vào Bitcoin.
Antoni Trenchev - đối tác và đồng sáng lập của Nexo tại London - một trong những nhà cho vay tiền số lớn nhất thế giới, nhận định: "Cho dù đó là Musk, Mastercard hay Morgan Stanley, động lực là một điều không thể bỏ qua. Trước sự không hài lòng của 1 số người, 'đoàn tàu' Bitcoin đã rời nhà ga."
Mức tăng 400% trong năm qua diễn ra trong bối cảnh lãi suất cho vay từ các ngân hàng trung ương gần như bằng 0 và các chính phủ đưa ra những đợt kích thích với quy mô chưa từng có sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, những người ủng hộ Bitcoin đã chỉ trích các động thái này là in tiền mặc dù lạm phát vẫn giảm.
Tuần trước, trong một bài đăng trên blog, Mastercard đã nói đến "stablecoin" (những đồng tiền số được thiết kế để giảm thiểu sự biến động giá) - thường được neo giá với 1 loại tài sản khác, chẳng hạn như USD. Mastercard đã hợp tác với các nhà cung cấp thẻ tiền số như Wirex và BitPay, nhưng yêu cầu các loại tiền số phải được chuyển đổi thành tiền định danh (fiat money) trước khi xử lý thanh toán cho các giao dịch trên mạng lưới của họ.
Trenchev cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần cho sự biến động sau khi Bitcoin chạm cột mốc mới nhất. Ông lấy dẫn chứng về mức giảm 30% hồi tháng trước. Ông nói: "Biến động ngắn hạn là một đặc điểm của thị trường giá tăng hiện tại, nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần."
Nhà đầu tư danh tiếng "dội gáo nước lạnh" vào lý do Tesla mua 1,5 tỷ USD Bitcoin Không phải vì Elon Musk hay Tesla tin tưởng vào tương lai của Bitcoin. Hôm qua, Tesla đã làm chấn động thị trường tiền mã hóa khi trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán SEC, công ty tiết lộ về khoản đầu tư tới 1,5 tỷ USD vào Bitcoin cũng như dự định dùng nó làm phương tiện thanh toán cho...