Việt Nam bán cao tốc cho nước ngoài: Được gì? Mất gì?
Chắc chắn khi mua, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân…
Vừa qua, trao đổi với báo chí, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài. Tại cuộc họp với VEC mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ. Chính vì thế VEC cũng nên tính toán để có thể bán một số tuyến cao tốc đang quản lý thì mới hy vọng có vốn quay vòng đầu tư các tuyến cao tốc khác, không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính phủ.
Theo những dự tính của đơn vị này, có thể làm theo phương pháp BOT rồi bán cổ phần cho người ta, để nhà đầu tư nước ngoài cùng thu phí với mình trong một thời gian nào đó. Khả năng thành hay không thì phải trải qua phê duyệt, xem xét của các cấp, thậm chí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VEC cũng dự kiến đưa 5 dự án đường cao tốc vào nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để bán gồm tuyến Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ – Ninh Bình, Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Long Thành, Đà Nẵng – Quảng Ngãi…
Ngành GTVT dự kiến sẽ bán quyền thu phí một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan vấn đề trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến đồng thuận cho rằng đây là chủ trương đúng đắn để có vốn hoàn thành nhiều tuyến cao tốc phục vụ người dân. Nhưng đa số ý kiến đều cho rằng, việc bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đẩy mức phí lên cao, người dân sẽ phải chịu mức phí này bởi không nhà đầu tư nào đầu tư mà không thu lãi. Hơn nữa, bên nhà đầu tư nước ngoài khi mua quyền thu phí cũng như mua cổ phần các dự án đường cao tốc, họ sẽ trực tiếp quản lý hay thuê người Việt Nam làm quản lý cho họ. Nếu nhà đầu tư nước ngoài họ đưa người nước họ sang làm thì người Việt Nam lại mất việc làm. Nhiều ý kiến thẳng thắn, nếu bán cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài thu phí thì việc di chuyển của người Việt Nam sẽ phải chịu sự cho phép của người nước ngoài trên chính những con đường trên đất nước của mình.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên cũng như những băn khoăn trên của người dân, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhận định, trong khi việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn khi nợ công của nước ta cao thì việc bán quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một giải pháp để có vốn đầu tư những tuyến quốc lộ khác.
“Đất nước muốn phát triển phải có đột phá để thoát khỏi tư duy cũ, chuyển sang tư duy mới, vượt qua thách thức trong hoàn cảnh hiện tại. Trong thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều địa phương trên cả nước có trong tình trạng yếu kém. Nên phải xã hội hóa để có vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất khó khăn vì nước ta đang nợ công nhiều. Thực tế bản quyền thu phí cũng là hình thức BOT. Có vốn nhà đầu tư ứng ra ngay để lấy tiền đầu tư. Không chỉ có trong lĩnh vực giao thông, hiện Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều ngành. Người nước ngoài họ bỏ vốn ra nhưng vẫn phải triển khai theo quy định của Việt Nam”, ông Bùi Danh Liên cho biết.
Video đang HOT
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội.
“Chắc chắn rằng, khi đầu tư vào, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân nhưng tôi nghĩ mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Bởi mức phí có tăng cũng chỉ cao hơn một chút. Bởi mức phí thấp nếu một tuyến quốc lộ được thu phí 20 năm, nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ thu trong khoảng 15 năm. Hơn nữa, đó là hình thức ứng vốn để đầu tư những tuyến quốc lộ khác phục vụ người dân, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội”, ông Liên phân tích.
Tuy nhiên ông Bùi Danh Liên cũng cho rằng, khi nhà nước mình đầu tư vốn làm đường, xong bán lại quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định để ứng vốn đầu tư tuyến đường khác cũng nên xem xét cụ thể thời gian nhà đầu tư nước ngoài được quyền thu phí bao nhiêu năm ứng với số tiền họ bỏ ra. Khi bán quyền thu phí phải quy định rõ sau khi hết quyền khai thác tuyến quốc lộ thì nhà đầu tư nước ngoài phải trao trả lại với bao nhiêu phần trăm khi mua. Hơn nữa cùng với việc khai thác, nhà đầu tư nước ngoài phải bảo trì tuyến đường theo quy định, tránh tình trạng khai thác cứ khai thác, đường xuống cấp thì nhà nước lại phải tu sửa.
Theo Kiến thức
Nhận diện "thủ phạm" gây nứt cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Xung quanh việc tuyến đường cao tốc Nội Bài Lào Cai bị nứt khi vưa thông xe, chiều 7/10, ông Lê Kim Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đoạn nứt nằm trong đoạn địa chất phức tạp, có bất thường về địa tầng.
Trao đôi vơi bao chi tai cuôc hop bao quy 3 cua Bô Giao thông vân tai, ông Thanh cho biêt, các vị trí còn lại sẽ lún nhưng việc có nứt đường hay không thì khó có thể khẳng định.
Theo ông Thành, ngay sau khi phát hiện vết nứt, VEC đã chỉ đạo Tư vấn giám sát hướng dẫn nhà thầu tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng vết nứt và khoan khảo sát nhằm xác định cụ thể cấu tạo địa tầng khu vực.
Cụ thể, đơn vi nay đa khoan 8 lô tai 2 điêm Km 83 025 và Km83 050 (vị trí lỗ khoan bổ sung có tham khảo ý kiến các chuyên gia xử lý nền đất yếu và chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước).
Kết quả khoan khảo sát địa chất bổ sung cho thấy, tại vị trí Km83 025 (vị trí trung tâm của vết nứt) có sự bất thường về địa tầng, không xuất hiện lớp đất có khả năng chịu tải tốt như xuất hiện tại mặt cắt địa chất kề đó tại vị trí Km83 00; lớp đất yếu (bụi dẻo lẫn hữu cơ) nằm trực tiếp trên nền đá có độ dốc ngang ra phía ngoài lớn gần 30%; cấu tạo địa tầng tại vị trí này đã không được phát hiện trước đây do nằm giữa 2 mặt cắt khoan khảo sát địa chất bước lập bảo vệ thi công xử lý đất yếu.
"Đoạn nứt nằm trong đoạn địa chất phức tạp, có bất thường về địa tầng đã xuất hiện hiện tượng trượt sườn, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc làm mất ổn định và gây ra nứt mặt đường", ông Thành khẳng định.
Vêt nưt trên đương cao tôc Nôi Bai Lao Cai.
Theo ông Pho tông Giam đôc VEC, đê xư ly vêt nưt, trong chiêu 7/10, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp xử lý vết nứt, với sự tham gia của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, Viện khoa học công nghệ Giao thông vận tải liên quan.
"Quan điểm xử lý phải đảm bảo mục tiêu khai thác liên tục, an toàn tuyến đường. Giai phap hiên nay la thi công ngay bệ phản áp để đảm bảo ổn định nền đường tai khu vưc nưt với kích thước rộng 20m cao 2,5m, dài 180m" ông Thành cho biết.
Đề cập đến 9 vị trí đang theo doi lún còn lại tại các gói thầu A2, A3 và A4, ông Lê Kim Thành thẳng thắn thừa nhận, 9 vị trí còn lại sẽ lún nhưng việc có nứt đường hay không thì khó có thể khẳng định. Hy vọng sẽ chỉ lún như tính toán, còn việc bất thường để xảy ra nứt thì hy vọng là không có.
Tham dư cuôc hop, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, cao tốc Nội Bài-Lào Cai có 10 vị trí lún. Theo nguyên lý tính toán thi công chờ lún từ 6-9 tháng và nêu như vậy 230km còn lại không thể khai thác. Do đó, VEC đã cắm biển theo dõi lún đồng thời gia cố tạm để đưa vào khai thác tạm tuyến đường.
"VEC đã chủ động lắp dựng biển thông báo đoạn đường theo dõi đất yếu, lún. Quá trình sửa chữa, khắc phục hư hỏng lún nứt tuyến đường cung không hoàn toàn bị động," Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
Trước đó, như đã đưa tin, tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai sau khi thông xe ngày 21/9/2014 đã phát hiện có hiện tượng nứt mặt đường. Ngay sau sư viêc trên, Bộ Xây dựng đa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương thực hiện khảo sát, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng nứt mặt đường nêu trên nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tuổi thọ của công trình.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cố vết nứt tại km83 trên mặt đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai trong đó khẳng định, vết nứt mặt đường tương đối lớn là bất thường...
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được Bộ Giao thông vân tai phê duyệt ngày 5/11/2007, khởi công ngày 25/4/2009. Đây là dự án trọng điểm Nhà nước, thuộc trục đường Xuyên Á, có tổng mức đầu tư 30.132 tỷ đồng với chiều dài 245 km đi qua 5 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Dự án phải thi công nhiều hạng mục với khối lượng rất lớn gồm 120 cầu lớn nhỏ, 1 hầm xuyên núi dài 530m, 1 hầm chui, 12 nút giao khác mức, 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23ha. Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Theo_VnMedia
Bí thư Hà Nội: 7 phó chủ tịch không nhiều hơn quy định Nói về việc Hà Nội có 7 phó chủ tịch, Bí thư Phạm Quang Nghị khẳng định thành phố bầu 6 người theo đúng nguyên tắc, một người do Trung ương luân chuyển về. - Cuối tuần này, HĐND thành phố sẽ bầu thêm 3 phó chủ tịch, nâng số cấp phó này lên 7 người. Tại sao số phó chủ tịch của...