Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 920/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Quyết định số 920/QĐ-BCT được ký ngày 10/3, Bộ Tài chính áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với mức thuế tuyệt đối là 4.390.999 đồng/tấn, nhằm để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước khắc phục được thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng đột biến của hàng hoá nhập khẩu gây ra.
Theo quy định tại điều 7.4 về thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ của WTO, thời gian biểu cho việc nới lỏng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm ,với mức thuế tuyệt đối áp dụng giảm 10% qua mỗi năm, nhằm đảm bảo ngành sản xuất trong nước có đủ thời gian để khắc phục thiệt hại nghiêm trọng đang gặp phải.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cũng theo Quyết định của Bộ Công Thương, các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển, nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra, để áp dụng biện pháp tự vệ và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ.
Trước đó, ngày 9 tháng 6 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) đã nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với măt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 2922.42.20 ( hàng hóa bị điều tra), của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam.
Đến ngày 19 đến ngày 23 tháng 10 năm 2015, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu thông tin từ các bản trả lời câu hỏi điều tra do các bên liên quan cung cấp, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự và/hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước (Nhà sản xuất trong nước).
Ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 năm 2015, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra các doanh nghiệp nhập khẩu đã trả lời bản câu hỏi của Cơ quan điều tra. Đến ngày 19 tháng 01 năm 2016, Cơ quan điều tra đã tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời bao gồm phôi thép với mức thuế là 23,3% và thép dài là 14,2%.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, dựa trên kết luận điều tra sơ bộ, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng mức thuế là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài. Ngoài ra, biện pháp này được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (22/3/2016).
Cũng theo Quyết định này, các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển, nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đưa ra cơ sở áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trên, Bộ Công Thương cho biết, căn cứ trên những thông tin do các bên liên quan cung cấp và phân tích, Cơ quan điều tra đánh giá ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép dài trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả toàn ngành. Cùng với đó, khối lượng phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra.
Đáng chú ý, việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước như giảm thị phần, công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công, tồn kho tăng trong giai đoạn 2012 2015, đặc biệt là năm 2015.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép cuộn Việt Nam Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 4,58% - 10,55%. Cục Quản lý cạnh tranh (VCA-Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản...