Việt Nam Áo: Hợp tác phát triển công nghệ kết cấu hạ tầng giao thông
Ngày 19/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Sáng chế và Công nghệ Áo – Alois Stoger về việc mở rộng và tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa hai nước.
Tại hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn công tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải, chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển giao thông đô thị, đường sắt, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, là thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đường sắt trên cơ sở nền tảng các hợp tác đã và đang triển khai thực hiện; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực giao thông vận tải khác như hàng không, kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp của hai nước trao đổi tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội hợp tác.
Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng với Bộ trưởng Alois Stoger đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ kết cấu hạ tầng.
Trong thời gian qua, hai nước Việt Nam – Áo đã có hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải như: ký Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam – Áo năm 1995 và ký sửa đổi Hiệp định này vào năm 2006. Trong lĩnh vực đường sắt hai bên đã có hợp tác trong các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Áo như: Dự án đầu tư mua ray, sửa chữa đường sắt và Dự án đầu tư mua máy kiểm tra chất lượng cầu đường và máy điều hòa đá balat đường sắt. Các dự án đã được thực hiện và bàn giao đúng tiến độ với chất lượng tốt. Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Nga-Mỹ cùng bất tín, thích sĩ diện?
Nga và Mỹ không chịu nhận mình là bên chủ động đề xuất đối thoại và tiếp tục thể hiện quan điểm trái chiều về Ukraine, Syria.
Ai bất tín?
Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama tại New York đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, có một chi tiết ít được để ý chính là lời qua tiếng lại về việc nước nào là bên chủ động đưa ra lời "mời".
Video đang HOT
Ngay từ khi hai nhà lãnh đạo này chưa gặp nhau, các phát ngôn chính thức từ cả hai phía đã cho thấy sự mâu thuẫn. Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh hôm 28/9, điện Kremlin nhấn mạnh rằng cuộc hội đàm được sắp xếp theo "thỏa thuận song phương". Tuy nhiên, Nhà Trắng lại một mực khẳng định phía Nga đã chủ động đề xuất.
Tổng thống Putin và Tổng thống Obama xuất hiện trước báo giới trước khi hội đàm hôm 28/9 tại New York
Đến khi Tổng thống Putin và Tổng thống Obama hội đàm xong, hai bên một lần nữa tái khẳng định thông tin mà mình đã đưa ra. Trong cuộc họp báo sau hội đàm, thậm chí đích thân Tổng thống Nga Putin tuyên bố cuộc hội đàm được tiến hành theo đề nghị từ phía Mỹ!
Đây không phải lần đầu tiên Nga và Mỹ đưa ra thông tin trái ngược về việc bên nào đưa ra đề xuất trước về các cuộc gặp ở các cấp khác nhau hay các cuộc điện đàm. Việc lặp đi lặp lại những trường hợp như vậy cho thấy cả điện Kremlin và Nhà Trắng đều rất coi trọng "sĩ diện", không muốn mình là bên "thất thế" khi phải đưa ra lời đề nghị trước đối phương.
Những sự việc nhỏ này còn là bằng chứng về mức độ đối đầu quyết liệt giữa Nga và Mỹ, sự phức tạp, thậm chí "mập mờ" trong quan hệ song phương.
Các cuộc gặp và điện đàm ở nhiều cấp độ giữa Nga và Mỹ chắc chắn phải do một bên đề xuất trước. Việc cả hai cùng phủ nhận mình là bên chủ động đã chứng tỏ thêm một sự thật khác là phải có một trong hai nước đưa ra thông tin không đáng tin cậy. Nói cách khác, hoặc Nga hoặc Mỹ, hoặc cả hai, vì sĩ diện của mình đã đưa ra những phát ngôn "bất tín".
Trước cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ cùng xuất hiện chớp nhoáng trước báo giới. Sau cái bắt tay được mô tả là "lạnh nhạt", hai ông đã quay lưng đi thẳng vào phòng họp mà không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào của cánh báo chí.
Trong cuộc hội đàm, ông Putin và ông Obama đã phải ngồi với nhau tới hơn 90 phút, tức là kéo dài gần gấp đôi thời gian dự kiến. Trước đó, phía Nga thông báo cuộc gặp chỉ diễn ra 55 phút và đây là lịch trình đã được lên kế hoạch chặt chẽ.
Không ai biết sau cánh cửa khép kín hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã thảo luận những vấn đề gì. Hai ông đã không ra tuyên bố chung sau hội đàm, còn thông tin sau đó chỉ được cung cấp một cách phiến diện.
Những cuộc chiến đóng băng?
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ ở New York hôm 28/9, tình hình tại Ukraine và Syria đang có những diễn biến đáng chú ý. Tuy nhiên, có rất ít cơ hội để tạo ra những bước đột phá tiến tới chấm dứt các cuộc khủng hoảng này khi cả Nga và Mỹ tiếp tục thể hiện quan điểm khác biệt.
Một ngày sau cuộc gặp này, các bên tại Ukraine đạt thỏa thuận rút vũ khí cỡ nòng dưới 100mm ở Donbass. Theo đó, hai bên sẽ "rút vũ khí ra khỏi đường giới tuyến 15km. Đầu tiên là xe tăng và pháo, sau đó tới súng cối cỡ nòng tới 120mm".
Đây chính là vấn đề được các bên đàm phán trong nhiều tháng qua nhưng không đạt được thỏa thuận. Chính quyền Kiev thậm chí còn có động thái tăng cường quân sự tới khu vực giới tuyến mà lực lượng đòi độc lập ở miền Đông tố cáo là nhằm chuẩn bị cho các cuộc tấn công.
Tổng thống Mỹ và Ukraine bắt tay nhau tại tiệc trưa ngày 28/9 ở New York
Ngày 29/9, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định rằng Washington sẽ hỗ trợ Ukraine và các nỗ lực của Tổng thống Petro Poroshenko để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia Đông Âu này.
Trong cuộc gặp với ông Poroshenko, diễn ra bên lề kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, nhà lãnh đạo Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách và tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở miền Đông (Donbass).
Về phần mình, Tổng thống Nga Putin trước đó cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo nhà lãnh đạo Nga, "sự toàn vẹn của Ukraine không thể được bảo đảm bằng những lời đe dọa hay sức mạnh quân sự", nhưng là việc cần phải làm và phải tính đến tất cả lợi ích và quyền lợi của người dân Donbass cũng như tuân thủ Thỏa thuận Minsk.
Nhưng ngay cả việc luận giải Thỏa thuận Minsk, vốn được các bên ký kết hồi tháng 2/2015, hiện cũng rất khác nhau. Do vậy, các bên đều kêu gọi thực thi thỏa thuận này nhưng đồng thời tiếp tục đổ lỗi cho nhau vi phạm những cam kết đã đưa ra!
Tương tự như trên là quan điểm của Nga và Mỹ về cuộc khủng hoảng tại Syria. Cho tới nay, mâu thuân chủ yếu giữa hai "ông lớn" này là về vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ tái khẳng định quan điểm ông Assad phải ra đi. Còn Tổng thống Nga, trong phát biểu sau đó, tuyên bố việc từ chối hợp tác với chính phủ hiện nay ở Syria là một sai lầm to lớn.
Có thông tin về việc Nga điều thêm 6 chiếc Su-34 tới Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 29/9 thông báo nước này và Nga nhất trí "một số nguyên tắc cơ bản" về vấn đề Syria.
Cụ thể, Syria phải là một quốc gia thế tục, thống nhất và đoàn kết; nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cần bị loại bỏ; và cần có một giai đoạn chuyển tiếp được giám sát (ở Syria)".
Tuy Nga cũng nhất trí rằng cần có một giai đoạn chuyển tiếp ở Syria, song nhấn mạnh cần có vai trò của Tổng thống Assad. Tổng thống Putin nói rằng chỉ có người dân Syria, chứ không phải Tổng thống Mỹ hay Pháp, mới có quyền quyết định số phận của ông Assad.
Trong khi đó trên thực địa, Nga vừa có thêm động thái đáng chú ý khi điều 6 máy bay ném bom Su-34 tới một căn cứ không quân ở ngoại ô thành phố Latakia của Syria, nơi đang có 28 máy bay chiến đấu khác của Nga.
Theo nguồn tin từ tình báo Mỹ, tại căn cứ không quân này, Nga đã triển khai 4 máy bay ném bom Su-24, 12 máy bay cường kích Su-25, và 12 máy bay tiêm kích-ném bom Su-30.
Long Minh
Theo_Báo Đất Việt
Lý do khiến Mỹ mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương Mỹ vừa tuyên bố muốn mở rộng hoạt động tại Thái Bình Dương (TBD) - bản kế hoạch không làm nhiều người bất ngờ. Vậy, đâu là nguyên nhân? Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dươngcủa Mỹ là Đô đốc Scott Swift cho biết ông muốn Hạm đội Ba của Mỹ mở rộng hoạt động tại khu...