Việt Nam – Ấn Độ trao đổi về hợp tác chống dịch

Theo dõi VGT trên

Chiều 13-4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để trao đổi về sự hợp tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Việt Nam - Ấn Độ trao đổi về hợp tác chống dịch - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cập nhật tình hình, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng phó với dịch Covid-19 và những kết quả tích cực đã đạt được. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đ.ánh giá cao nỗ lực của cá nhân Thủ tướng Narendra Modi và Chính phủ Ấn Độ trong việc đưa ra nhiều biện pháp kịp thời, đồng bộ để ứng phó với dịch Covid-19 thời gian qua, nhất là đã dành 22 tỷ USD cho “gói phúc lợi của Thủ tướng dành cho người nghèo”, có nhiều sáng kiến vận động suy nghĩ tích cực trong nhân dân để cùng chống dịch.
Thủ tướng Narendra Modi đ.ánh giá cao nỗ lực và các biện pháp của Chính phủ Việt Nam ứng phó với dịch Covid-19, chia sẻ những điểm tương đồng cũng như một số đặc thù trong các biện pháp mà Chính phủ Ấn Độ đang triển khai.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong cuộc chiến chống dịch hiện nay; nhất trí về việc không để quan hệ hai nước bị ngưng trệ do tác động của dịch bệnh. Hai bên sẽ linh hoạt điều chỉnh thời gian hoặc họp trực tuyến các cơ chế hợp tác sẵn có, cùng nhau nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác trụ cột như quốc phòng, thương mại, đầu tư, năng lượng và văn hóa; coi hợp tác dầu khí là lĩnh vực chiến lược trong quan hệ hai nước trong thời gian tới; hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 15 tỷ USD trong năm 2020; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường giao thương, mở cửa thị trường cho các nông sản của nhau.

NGỌC AN

Bạo lực thách thức tinh thần khoan dung Ấn Độ

Làn sóng bạo lực bùng phát ở một số khu vực phía Đông Bắc thủ đô New Delhi của Ấn Độ từ đầu tuần tới nay sau các cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Luật quốc tịch sửa đổi (CAA) mà quốc gia đông dân thứ hai thế giới mới ban hành hồi tháng 12/2019, đã gây tình trạng bất ổn nghiêm trọng tại nước này.

Video đang HOT

Những người biểu tình từ cả hai phía ném đá vào nhau và xung đột bằng gậy gộc, thậm chí là s.úng và kiếm. Lực lượng an ninh đã cố gắng giải tán đám đông, song bị áp đảo về số lượng. Tính đến ngày 28/2, ít nhất 39 người đã t.hiệt m.ạng, hàng trăm người bị thương, nhiều nhà cửa, hàng quán và phương tiện bị đ.ốt p.há.

Đây là tình trạng bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều thập niên tại quốc gia Nam Á, nơi thấm đẫm tinh thần khoan dung và bất bạo động kể từ sau các vụ tấn công chống người Sikh hồi giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến nay, Chính phủ Ấn Độ đã triển khai hàng loạt biện pháp để kiểm soát tình hình, ngăn chặn bạo lực và đảm bảo khôi phục lòng tin. Tuy nhiên, tranh cãi chưa có hồi kết liên quan tới CAA đang thách thức tinh thần khoan dung Ấn Độ.

Bạo lực thách thức tinh thần khoan dung Ấn Độ - Hình 1
Nhiều phương tiện bị đ.ốt p.há trong vụ đụng độ tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 24/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tháng 12/2019, Hạ viện và Thượng viện Ấn Độ đã thông qua Luật Công dân sửa đổi năm 2019 (CAA 2019). Đây là đạo luật thay thế cho Luật Công dân năm 1955. Dự luật này đã được đệ trình lên Quốc hội Ấn Độ lần đầu tiên hồi tháng 7/2016 nhưng bị thượng viện bác bỏ do vấp phải sự phản đối của các đảng đối lập dù đã được hạ viện thông qua. Tại thời điểm đó, đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) và liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) của Thủ tướng Narendra Modi chưa giành quyền kiểm soát tại thượng viện.

Sau khi dự luật được thông qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố việc ban hành CAA là bước ngoặt đối với Ấn Độ cũng như tinh thần nhân ái và tình anh em của đất nước. Ông Modi cho rằng CAA sẽ làm giảm bớt sự đau khổ của nhiều người khi phải đối mặt với nạn k.hủng b.ố trong nhiều năm qua. Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết sau khi CAA 2019 có hiệu lực, số lượng người nhập cư sẽ trở thành công dân Ấn Độ tăng lên khoảng trên 31.000 người. Tuy nhiên, con số này thực tế có thể sẽ lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người.

Theo Luật Công dân 1955, một người nước ngoài được xem xét cấp quốc tịch Ấn Độ khi họ sinh ra tại Ấn Độ hoặc sinh sống liên tục hoặc làm việc cho Chính phủ Ấn Độ liên tục ít nhất 11 năm. Các Đạo luật người nước ngoài (1946) Đạo luật hộ chiếu (Nhập cảnh vào Ấn Độ) năm 1920 quy định người nhập cư bất hợp pháp là người nhập cảnh vào Ấn Độ mà không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào, hoặc không có giấy tờ nhập cảnh hợp pháp, hoặc nhập cảnh với giấy tờ hợp lệ nhưng lưu trú vượt quá thời gian quy định. Những người nhập cư bất hợp pháp không được phép trở thành công dân Ấn Độ và sẽ bị trục xuất hoặc bắt giam.

Theo CAA 2019, Ấn Độ sẽ cấp quyền công dân (quốc tịch Ấn Độ) cho những người tị nạn, nhập cư là người Hindu, Sikh, Phật giáo, Jain, Parsi và Thiên Chúa giáo đến từ ba nước Afghanistan, Bangladesh và Pakistan nếu họ nhập cảnh vào Ấn Độ trước ngày 1/1/2015 và chứng minh được mình là n.ạn n.hân của các cuộc đàn áp tôn giáo tại quê nhà. CAA 2019 miễn trừ áp dụng đối với các khu vực bộ lạc theo một số quy định tại Phụ lục 6 Hiến pháp và tại "Đường ranh giới nội địa" thuộc "Quy định về đường biên giới phía Đông của bang Tây Bengal năm 1873.

Như vậy, điểm nổi bật của CAA 2019 là đã loại trừ người Hồi giáo và những người đến từ các nước khác ngoài ba quốc gia láng giềng kể trên ra khỏi diện các đối tượng có thể được xem xét cho nhập quốc tịch Ấn Độ. Điều này gây tranh cãi về việc tại sao người Hồi giáo bị loại trừ và tại sao chỉ có người tị nạn đến từ ba nước là Bangladesh, Afghanistan, Pakistan mà không có các nước khác như Sri Lanka và Myanmar.

Trong nội bộ Ấn Độ, ngay từ khi được đề xuất, CAA 2019 vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các bang khu vực Đông Bắc. Người dân Đông Bắc cho rằng, dự luật này chủ yếu mang lại lợi ích cho những người Hindu di cư bất hợp pháp đến từ Bangladesh, những người đã định cư với số lượng lớn tại đây.

Người dân tại khu vực này lo sợ về nguy cơ số người nhập cư được hợp pháp hóa sẽ đông hơn cả người bản địa, nhất là người nhập cư nói tiếng Bengali từ Bangladesh vào bang Assam sau khi quốc gia láng giềng giành độc lập năm 1973, cũng như nguy cơ từ "sự xâm lăng", lấn át, thậm chí thống trị của văn hóa Hindu do những người di cư mang đến đối với nền văn hóa bản địa. Trong khi cộng đồng Hồi giáo ở Ấn Độ với gần 200 triệu tín đồ, lớn thứ hai ở nước xét về tôn giáo (chiếm 14% tổng dân số 1,3 tỷ người tại Ấn Độ), cho rằng họ bị phân biệt đối xử, nhiều cộng đồng Hindu cũng phản đối CAA bởi lo ngại bị những người nhập cư lấn át nếu họ được cấp quyền công dân. Nhiều cuộc biểu tình lớn và đụng độ đã nổ ra dẫn tới một số thương vong.

Các đảng đối lập ở Ấn Độ phản đối CAA, cho rằng việc thông qua đạo luật này là hành động vi hiến bởi nó mang động cơ chính trị và phân biệt tôn giáo, đi ngược lại các giá trị nền tảng của Ấn Độ, làm tổn thương tinh thần chung của người Ấn Độ. Những ý kiến phản đối cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Modi đã lạm dụng quyền lực để thúc đẩy và khuếch trương "chủ nghĩa dân tộc đại Hindu", gây ra bất bình đẳng và khoét sâu vào mâu thuẫn tôn giáo, chia rẽ nội bộ Ấn Độ. Thậm chí một đảng chính trị đã đệ đơn kiến nghị Tòa án Tối cao tuyên bố dự luật này là vi hiến. Các chính trị gia và giới nổi tiếng chỉ trích CAA làm tổn thương tinh thần chung của người Ấn Độ.

Hơn 700 nhà khoa học và học giả nổi tiếng của Ấn Độ cũng lên tiếng bày tỏ phản đối CAA. Nhà khoa học chính trị Pratap Bhanu Mehta đ.ánh giá CAA vi phạm hiến pháp Ấn Độ, nơi đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật cho tất cả mọi người trong nước. Luật sư Gautam Bhatia từ Delhi cho rằng với việc chia người nhập cư thành những người Hồi giáo và không phải Hồi giáo, Chính phủ của Thủ tướng Modi đã công khai thể hiện sự phân biệt đối xử tôn giáo và tìm cách luật hóa điều đó. Theo chuyên gia luật trên, điều này là vi phạm hiến pháp.

Trên trường quốc tế, ngay từ những ngày đầu, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh đã hủy các chuyến thăm tới Ấn Độ. Theo giới phân tích, đây là động thái của Bangladesh nhằm phản đối CAA 2019 và các phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah liên quan tới chủ đề "đàn áp tôn giáo" tại Bangladesh. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng hủy hội nghị thượng đỉnh thường niên với người đồng cấp Ấn Độ Modi do lo ngại bạo lực liên quan tới CAA. Tại Mỹ, nhiều tiếng nói kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét áp dụng các biện pháp cấm vận đối với ông Shah, cho rằng CAA là "bước ngoặt nguy hiểm", đi ngược lại lịch sử đa dạng tôn giáo lâu đời của Ấn Độ.

Các cuộc biểu tình và xung đột liên quan tới CAA diễn ra tại nhiều địa phương và kéo dài ngay từ khi dự luật được Quốc hội Ấn Độ xem xét, dù động cơ và lập trường phản đối khác nhau. Chính quyền trung ương đã có nhiều động thái trấn an dân chúng và phòng chống biểu tình như tạm đình chỉ thi hành CAA, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức biểu tình ủng hộ CAA với quy mô lớn, triển khai tăng cường các lực lượng thực thi pháp luật... nhưng diễn biến trong tuần này tại Đông Bắc New Delhi cho thấy các giải pháp được áp dụng là chưa đủ hiệu quả.

Trước tình hình bạo lực gia tăng, đêm 27/2, Bộ Nội vụ Ấn Độ (MHA) tuyên bố triển khai 70 đại đội bán quân sự gồm 7 nghìn binh sĩ tới khu vực. Hơn 510 nghi can đã bị bắt giữ để thẩm vấn và con số này sẽ còn tăng khi cuộc điều tra được tiến hành. Chính phủ Ấn Độ đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia (NSA) Ajit Doval trực tiếp thị sát và chỉ đạo quá trình khôi phục trật tự. Trước đó một ngày, Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal đã kêu gọi Chính phủ Ấn Độ áp đặt lệnh giới nghiêm và triển khai quân đội tại các khu vực trong địa phận thủ đô.

Bên cạnh sức ép do làn sóng bạo lực trong nước, New Delhi cũng đang phải đối mặt với những ý kiến chỉ trích từ bên ngoài, nhất là của các nước và các tổ chức Hồi giáo. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar, những tuyên bố của quốc tế liên quan tới vấn đề này dường như nhằm chính trị hóa vấn đề.

Trên thực tế, các cuộc biểu tình bạo lực phản đối CAA được xem là thách thức lớn nhất hiện nay đối với Thủ tướng Narendra Modi. Đây cũng là "phép thử" đối với nhà lãnh đạo theo đường lối chủ nghĩa dân tộc Hindu này, trong bối cảnh đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền của ông Modi đã liên tiếp chịu thất bại trong các cuộc bầu cử địa phương kể từ tháng 12 năm ngoái. Thất bại mới nhất là trong cuộc bầu cử ở vùng lãnh thổ thủ đô Delhi ngày 8/2 vừa qua. Đây là thất bại thứ sáu của BJP trong các cuộc bầu cử địa phương trong 13 tháng qua, bất chấp việc đảng này giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử hạ viện hồi tháng 5/2019.

Tới nay, Chính phủ Ấn Độ luôn khẳng định CAA là không thể đảo ngược và kiên quyết bảo lưu. Do đó, giải pháp trước mắt sẽ hướng tới việc kiểm soát tình hình và thực thi pháp luật trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài, được sự chấp nhận và ủng hộ của đông đảo nhân dân và các lực lượng chính trị.

Theo Minh Luyến (Phóng viên TTXVN tại Ấn Độ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Na Uy và Phần Lan phát hiện mức phóng xạ cao hơn bình thường
05:41:41 19/09/2024
Thổ Nhĩ Kỳ rà soát bảo mật thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Lebanon
19:38:24 20/09/2024

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024
NTK Thái Công công bố chính thức kết hôn với bạn trai Huy Yves sau 10 năm đồng hành
19:09:08 20/09/2024

Tin mới nhất

EU, Trung Quốc thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thuế quan

21:12:25 20/09/2024
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill cũng cho biết hai bên nhất trí xem xét lại các cam kết về giá, trong đó có cam kết giá tối thiểu của nhà xuất khẩu.

Cảnh sát Ireland bắt giữ 19 người biểu tình chống nhập cư

21:11:04 20/09/2024
Lý do chính khiến những người biểu tình xuống đường tuần hành là sự gia tăng số lượng người xin tị nạn tại Ireland trong thời gian gần đây. Họ cho rằng điều này gây áp lực lên các dịch vụ công cộng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người.....

Quốc gia châu Phi đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

21:09:14 20/09/2024
Trong khi đó, Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ hoạt động tiêm chủng diện rộng dự kiến được tiến hành tại CHDC Congo trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Hàng loạt hãng hàng không quốc tế điều chỉnh lịch trình bay đến Trung Đông

20:41:47 20/09/2024
Hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã tạm dừng khai thác các chuyến bay đến Liban cho đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, các chuyến bay đến Tel Aviv hiện vẫn đang được khai thác thường xuyên.

Duma Quốc gia Nga cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

19:42:35 20/09/2024
Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có hiệu lực pháp lý và chỉ mang tính tham vấn, nhưng được sử dụng trong EU để thúc đẩy và phổ biến các lập trường chính sách cụ thể.

Ai Cập kêu gọi khôi phục các quyền hợp pháp của người dân Palestine

19:34:51 20/09/2024
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thừa nhận rằng Saudi Arabia từ lâu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy thực hiện giải pháp hai nhà nước và đạt được lệnh ngừng b.ắn ở Dải Gaza.

Thủ tướng Singapore: 'Các nước nhỏ cần đoàn kết duy trì hệ thống đa phương'

19:32:03 20/09/2024
Thủ tướng Wong cho rằng: "Kịch bản như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, vốn là những yếu tố sống còn để các quốc gia nhỏ bảo vệ lợi ích của mình".

WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon

19:27:59 20/09/2024
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.

Tân Thủ tướng Pháp tuyên bố đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới

19:25:28 20/09/2024
Nguồn tin từ một quan chức tham dự cuộc họp cho biết chính phủ dự kiến gồm 7 bộ trưởng từ đảng Phục hưng của ông Macron và 3 bộ trưởng từ đảng Cộng hòa theo hướng bảo thủ của ông Barnier.

Israel không kích dữ dội vào miền Nam Lebanon

19:21:31 20/09/2024
Trong khi đó, thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cáo buộc Israel đã vượt quá mọi giới hạn và cho rằng các cuộc tấn công này là tội ác chiến tranh, thậm chí là lời tuyên chiến.

Trung Đông lại 'căng như dây đàn', Mỹ lo xung đột ở Gaza lan sang Lebanon

19:18:02 20/09/2024
"Chúng tôi lo ngại về khả năng xung đột ở Gaza sẽ lan sang Lebanon. Không ai muốn thấy bạo lực lan rộng hơn nữa. Mỹ đang hợp tác với tất cả các bên để ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", vị quan chức này nói thêm.

Nhật Bản và Pháp tập trận chung

19:12:39 20/09/2024
Tướng Valentin Seiler thuộc Lữ đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 6 của Quân đội Pháp cho biết, cuộc tập trận chung là một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo bất ngờ được ủng hộ chỉ trích HLV Ten Hag

Sao thể thao

00:57:20 21/09/2024
Cựu hậu vệ Manchester United, Paul Parker, đã ủng hộ những bình luận của Cristiano Ronaldo khi anh chỉ trích tinh thần của HLV Ten Hag không dám cổ vũ các học trò vô địch Premier League lẫn Champions League.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm

Sao việt

23:09:27 20/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Thanh Lam kể chị nhận lời tham gia một gameshow tại Sài Gòn vì bị MC Trấn Thành dụ dỗ. Đây là điều mà chị gọi là cuộc cách mạng đổi mới với mình.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.