Việt Nam – Ấn Độ phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác
Chiều 28.10, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp riêng, tiến hành hội đàm với Thủ tướng chủ nhà Narendra Modi. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đã tham dự lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ – Ảnh: TTXVN
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Modi tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược hai nước; đồng thời đạt được sự nhất trí cao về những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai nước ngày càng thực chất, hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ và văn hóa giáo dục. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác trên tất cả các kênh Đảng, Quốc hội và giao lưu nhân dân; tổ chức thường xuyên và định kỳ các cơ chế hợp tác sẵn có như Ủy ban Liên Chính phủ, Đối thoại chiến lược và tham khảo chính trị, Đối thoại quốc phòng, Tiểu ban Hỗn hợp về thương mại…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước thời gian qua; đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt và vượt mốc 15 tỉ USD kim ngạch thương mại song phương vào năm 2020.
Về vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông; Ấn Độ khẳng định ủng hộ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ở biển Đông cần phải được bảo đảm; ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. VN đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề biển Đông và việc Ấn Độ cam kết tiếp tục hợp tác với VN thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ở biển Đông.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác gồm: Biên bản ghi nhớ về Trường ĐH Nalanda; Biên bản ghi nhớ về bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc Chàm tại Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; Thỏa thuận khung hợp tác giữa OVL và PetroVietnam và Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa ONGC và PetroVietnam…
Trước khi rời Ấn Độ về nước vào tối 28.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Theo TNO
Việt Nam đang hợp tác sản xuất vũ khí với nhiều cường quốc
Từ chỗ dựa chủ yếu vào nguồn cấp vũ khí từ Nga, những năm gần đây, Việt Nam đã và đang phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng đa dạng hơn với nhiều cường quốc khác.
Các đối tác truyền thống
Video đang HOT
Tính đến hiện tại, Nga vẫn là đối tác quốc phòng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng chủ động hơn. Không chỉ mua sắm, chúng ta đã đàm phán với Nga để sản xuất vũ khí theo giấy phép và công nghệ Nga.
Điển hình nhất là việc đóng các tàu tên lửa Molniya. Từ năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu khởi đóng và cho đến nay đã có 4 chiếc xuất xưởng. Trong đó 2 chiếc đã được biên chế vào Lữ đoàn 167 và 2 chiếc khác mới hạ thủy cuối tháng 6 vừa qua thì đang trong giai đoạn thử nghiệm trên biển.
Tàu tên lửa lớp Molniya do Việt Nam tự đóng được biên chế cho Lữ đoàn 167.
Sau sự hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, có tin Nga đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để tự sản xuất được tên lửa chống hạm Kh-35 và thậm chí cả tên lửa Yakhont - loại tên lửa sử dụng trong tổ hợp Bastion-P phòng thủ bờ biển.
Theo nguồn tin của jane's defend, năm 2013, Nga và Việt Nam đã nhất trí thành lập một liên doanh sản xuất và phát triển tên lửa diệt hạm Kh-35.
Phương tiện truyền thông Việt Nam năm 2013 cũng cho biết về một thỏa thuận như vậy và nói thêm rằng tên lửa Kh-35 sản xuất ở Việt Nam sẽ không hoàn toàn là sự sao chép của tên lửa Kh-35 của Nga mà Việt Nam sẽ có những yêu cầu điều chỉnh thích hợp. Tức là cách thức liên doanh sẽ giống như giữa Nga và Ấn Độ trong việc phát triển tên lửa Brahmos.
Loại tên lửa này có tầm bắn xa nhất lên tới 300 km, tầm bắn gần nhất là 5km, với tốc độ bay 1100km/h và có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. Nó cũng có khả năng chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương.
Tên lửa diệt hạm Kh-35.
Bên cạnh đó, tháng 3/2012, tập đoàn Irkut của Nga và Hiệp hội Hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) cũng đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác sản xuất các loại máy bay không người lái (UAV) dựa trên loại UAV Irkut-200 tầm trung của Nga.
Một đối tác quân sự truyền thống quan trọng khác của Việt Nam là Ấn Độ. Trong những năm trước đây, Ấn Độ đã giúp Việt Nam nâng cấp máy bay tiêm kích Mig-21 lên Mig-21Bison. Theo nhiều nguồn tin, đã có hơn 100 chiếc Mig-21 của Việt Nam được Ấn Độ giúp đỡ nâng cấp.
Đến gần đây, khi Việt Nam ký hợp đồng mua tàu ngầm của Nga thì Ấn Độ lại là nước giúp đỡ việc huấn luyện thủy thủ. Timesofindia hồi cuối năm 2013 dẫn lời một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết Hải quân Ấn Độ sẽ tiến hành đào tạo khoảng 500 thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam.
Ngoài ra, trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm 13/11/2013, hai bên có nói về một thỏa thuận trao đổi thông tin mật và việc Ấn Độ hỗ trợ đào tạo sỹ quan Hải quân và Không quân cho Việt Nam.
Các đối tác mới nổi
Thời gian gần đây, các hợp đồng mới cho thấy Việt Nam đang đa dạng nguồn cung cấp vũ khí của mình. Ngoài Nga, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với các đối tác khác của châu Âu cả về mua sắm và hợp tác phát triển các loại vũ khí.
Có thể kể ra đây một số phương tiện như súng trường tấn công hiện đại TAR-21 mua của Israel để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm và hải quân đánh bộ. Máy bay thủy phi cơ của Canada để trang bị cho Không quân Hải quân... Trong đó, Israel được đánh giá là đang nổi lên như một đối tác quân sự quan trọng của Việt Nam.
Bộ đội Việt Nam huyến luyện với súng trường tấn công TAR-21.
Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries của Israel đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000 cho Việt Nam. Cũng trong giai đoạn 2004-2005, Việt Nam đã đàm phán để sản xuất thùng đạn pháo cho Israel.
Một hợp đồng quan trọng khác là loại radar tầm xa hiện đại của Israel. Năm 2013, có nhiều nguồn tin nói Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất.
Radar EL/M-2288ER của Israel
Sang tháng 2 năm nay, báo Kiến Thức dựa trên một bài báo của Quân đội nhân dân cho biết Việt Nam đã sở hữu radar cảnh giới tối tân EL/M-2288ER do Israel sản xuất. Bài báo cũng cho biết radar này được trang bị cho sư đoàn phòng không 363. Cũng theo bài báo thì Việt Nam là khách hàng đầu tiên được mua radar này của Israel.
Tàu Kiểm ngư 781 - một con tàu đợc đóng theo thiết kế DN-2000 của Tập đoàn Damen.
Sau Israel, Hà Lan đang nổi lên là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực hàng hải. Tập đoàn Damen Hà Lan đã liên doanh xây dựng 6 nhà máy đóng tàu ở Việt Nam trong đó nhà máy Sông Cấm ở Hải Phòng là nhà máy đóng tàu ở nước ngoài lớn nhất của Damen. Mới đây có tin nhà máy này đã trúng thầu đóng tàu huấn luyện cho Hải quân Australia.
Đối với Việt Nam, kết quả của sự hợp tác với Damen đã cho ra đời mẫu thiết kế DN-2000 được sử dụng để đóng các tàu cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam mới đây. Các tàu này có lượng giãn nước hơn 2000 tấn với chiều dài hơn 90m, rộng 14m và có sân đỗ trực thăng ở phía đuôi.
Tập đoàn này cũng được cho là đang đóng một số tàu hộ tống lớp Sigma cho Hải quân Việt Nam. Các tàu này được cho là có sức mạnh tương đương với các tàu Gepard mua của Nga.
Mô hình thiết kế tàu hộ tống Sigma.
Sau cùng, có một số nước tuy chưa có hợp tác trên thực tế nhưng cũng ngỏ ý sẵn sàng hợp tác về lĩnh vực quốc phòng với Việt Nam như Nhật Bản, Pháp.
Để hiện đại hóa quân đội, tất yếu phải xây dựng công nghiệp quốc phòng vững mạnh, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó trình độ khoa học kỹ thuật nói chung, kỹ thuật quân sự Việt Nam nói riêng vẫn còn thấp. Do vậy, sự hợp tác với các cường quốc quân sự sẽ tạo điều kiện cho nước ta học hỏi để tiến bộ nhanh hơn.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Nga bác khả năng liên minh quân sự với Trung Quốc Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov ngày 10.7 đã bác bỏ khả năng thiết lập đồng minh quân sự Moscow-Bắc Kinh. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 - Ảnh: AFP Nga và Trung Quốc nhận thấy "không có ý nghĩa gì"...