Việt Nam 120 năm trước trong ảnh của Firmin André Salles
Tượng Nữ thần Tự do trên đỉnh Tháp Rùa, đại lộ Norodom và bức tượng Gambetta ở Sài Gòn, xướng tên người trúng tuyển kỳ thi Hương Nam Định… là những hình ảnh đặc sắc về Việt Nam những năm 1890 do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện.
Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. 20 năm sau, một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 trông khá khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy do quá tải và được dựng lại.
Đình Trấn Ba, một công trình thanh thoát trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kỹ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nũ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.
Ngôi đền phía Bắc trong quần thể đền Ngọc Sơn là nơi thờ danh tướng Trần Hưng Đạo, 1896.
Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896.
Bờ Hồ Tây, phía trước đền Quán Thánh, ngày nay là nơi đường Thanh Niên chạy qua.
Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là “chùa Quạ”, vị có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Hồ nước đối diện Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các nằm ở bên phải bức ảnh.
Đôi hạc ở hai bên ban thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Video đang HOT
Chùa Một Cột năm 1896.
Khung cảnh nhìn từ trên cầu thang của chùa Một Cột, năm 1896.
Chùa Một Cột năm 1898, trông khá tàn tạ so với bức ảnh chụp 2 năm trước đó.
Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để thêu, Hà Nội 1898.
Thợ thêu Phan Văn Khoan tại nhà mình ở Hà Nội trong ngày Tết, 1898.
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định – con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý. Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Ông Vi Văn Định cũng là bố vợ của hai người nổi tiếng, đó là Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và GS Hồ Đắc Di – Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội.
Ba người con khác của Tổng đốc Lạng Sơn (ngồi và đứng trên ghế).
Tam quan của đền Kiếp Bạc, Hải Dương năm 1904.
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi ình.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khảo, Nam Định năm 1897.
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định có mặt trong buổi lễ vinh danh những người đỗ đạt, 1897.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn năm 1895.
Tòa nhà bưu điện Sài Gòn, 1895.
Tòa nhà pháp đình ở Sài Gòn năm 1896 (nay là Tòa án Nhân dân TP HCM).
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này đã bị hai phi công chế độ Sài Gòn ném bom phá hủy năm 1962, được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 (lúc này gọi là Dinh Độc Lập), sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Đại lộ Norodo (nay là đường Lê Duẩn) ở Sài Gòn năm 1896. Phía xa là bức tượng Gambetta.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1895.
Một khách sạn ở Sài Gòn, 1895.
Miếu Thất Phủ của người Hoa ở Chợ Lớn, 1895.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1904.
Trên sông Sài Gòn, 1904.
Cảng Sài Gòn, 1954.
Phong cảnh Vũng Tàu, 1904.
Theo VNE
Hé lộ biểu tượng của Thủ đô
Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám hay cột cờ Hà Nội sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Trong con mắt nhiều người dân biểu tượng của Hà Nội có thể là Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội. Còn theo Luật Thủ đô, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào 21/11, thì Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Hà Nội.
Khuê Văn Các sẽ là biểu tượng của Thủ đô?
Theo giải trình của Chính phủ về Luật Thủ đô, biểu tượng của Thủ đô là hình tượng đặc trưng gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam.
Nó thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân Thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại của nước Việt Nam.
Trong quá trình soạn thảo dự án luật này, đa số ý kiến đề nghị nên chọn hình ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng truyền thống hiếu học của người dân Thủ đô và cả nước. Chẳng hạn, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khuê Văn Các có ý nghĩa là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hóa nho học của Việt Nam.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng cũng không ít người băn khoăn và cho rằng cần lấy ý kiến nhân dân.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) chia sẻ: Nhiều người dân trong nước và quốc tế đã biết đến các địa chỉ, hiện vật và biểu tượng cho Hà Nội như Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, Cổ Loa, Hồ Tây. Do vậy, lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các là biểu tượng của Hà Nội cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét, ban soạn thảo cần làm rõ tiêu chí nào về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật để lựa chọn Khuê Văn Các là biểu hiện của Thủ đô Hà Nội. Ông Vinh cũng đề nghị cần trưng cầu ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học, các nhà văn hóa trên cả nước về biểu tượng của Thủ đô thông qua những tiêu chí cụ thể.
Theo 24h
Đến Văn Miếu mong tránh "học tài thi phận" Sau khi đã sắp xếp được nơi ăn chốn ở tạm ổn, các thí sinh bắt đầu ùn ùn đổ về Văn Miếu (Hà Nội) cầu mong sẽ vượt qua kỳ thi đại học, cao đẳng sắp tới. Quầy bán vé ở Văn Miếu Quốc Tử Giám lọt thỏm giữa hàng trăm thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, xen lẫn trong đó...