Việt Nam: 1 trong 2 nước cải cách nhiều nhất 15 năm qua
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới ghi nhận Việt Nam có bước tiến vượt bậc về môi trường kinh doanh, tăng 14 bậc và cùng với Indonesia trở thành hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua trên toàn cầu.
Báo cáo môi trường kinh doanh ( Doing Business) 2018 được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 31.10 đã ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực của Việt Nam.
Theo đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt số điểm 67,93 trên thang 100, xếp thứ 68 trên tổng số 190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái.
Việt Nam có 8 trên 10 chỉ số tăng điểm, trừ các chỉ số đăng ký tài sản và bảo vệ cổ đông thiểu số không tăng.
Trước đó, với Doing Business 2017, Việt Nam đứng vị trí thứ 82/190, với số điểm 63,83 trên thang 100; tăng 9 bậc so với năm 2016.
Xếp hạng năm nay của Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN, sau Singapore (đứng thứ 2 toàn cầu), Malaysia (24), Thái Lan (26), Brunei (56).
Thứ hạng của Việt Nam cũng cao hơn Trung Quốc 10 bậc khi Trung Quốc xếp thứ 78/190.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới ghi nhận Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cũng ghi nhận bước nhảy vọt của hai quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia. Cụ thể, Việt Nam nhảy lên hạng 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm.WEF đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm nay được 4,4 điểm so với 4,31 năm ngoái.
“Hiện nay, doanh nhân tại TP.Hồ Chí Minh chỉ mất 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu người để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày và 31,9% năm 2003″, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Tiếp đến là Trung Quốc và Brunei, mỗi nước có 26 cải cách.
Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, có hai nền kinh tế đứng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng. Các nền kinh tế đứng hàng đầu là Singapore (xếp thứ 2) và đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc (thứ 5).
Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất của khu vực là Myanmar (thứ 171) và Timor-Leste (thứ 178).
Báo cáo Môi trường kinh doanh nghiên cứu theo dõi mức độ thuận lợi kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới.
Video đang HOT
WB xếp hạng môi trường kinh doanh dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Trong thời gian qua và đặc biệt trong năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xếp hạng mới nhất của WB cho thấy các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được triển khai hiệu quả.
Theo Thành Đạt (Báo điện tử Chính phủ)
Người thống trị thiên hạ ở Nhật, sánh ngang Tần Thủy Hoàng
Một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lich sử Nhật Bản là người theo đường lối cải cách mạnh mẽ, đặt nền móng vào sự nghiệp thống nhất nước Nhật thời Chiến quốc.
Phác họa hình tượng Oda Nobunaga.
Oda Nobunaga là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử Nhật Bản. Ông là người có công chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài khắp nước Nhật, nhưng lại mang tiếng xấu cho đến tận ngày nay. Mời độc giả cùng tìm hiểu về nhân vật được cho là sánh ngang với Tần Thủy Hoàng qua loạt bài này.
Theo War History, Oda Nobunaga (1534-1582) là một trong những nhân vật tài giỏi bậc nhất Nhật Bản. Ông là người đặt nền móng thống nhất đất nước Nhật Bản thời Chiến quốc.
Cho đến nay, Oda Nobunaga vẫn được coi là nhân vật bí ẩn và gây tranh cãi. Người phương Tây có thiên hướng khen ngợi ông, còn văn hóa Nhật Bản thường phác họa ông là nhân vật khát máu, giống như một con quỷ.
Đặt nền móng thống nhất Nhật Bản
Nobunaga sinh ra đúng thời chính quyền Mạc phủ Ashikaga đã suy tàn, toàn nước Nhật lâm vào thời loạn. Cuộc tranh đoạt quyền lực giữa các lãnh chúa ở Nhật mở đầu với quy mô địa phương nhưng sau đó đã lan rộng ra toàn quốc. Ashikaga khi đó là gia tộc nắm quyền lực tối cao ở Nhật, Thiên Hoàng chỉ là bù nhìn.
Bản thân Nobunaga là con trai thứ hai của Oda Nobuhide, một lãnh chúa cai quản vùng đất nhỏ ở tỉnh Owari.
Do chơi bời lêu lổng, không chịu tuân theo các quy tắc ứng xử của giới võ sĩ lúc đó, nên Nobunaga không được lòng cha. Thời trẻ ông bị người đương thời gọi là "Tên khùng xứ Owari" vì các hành động kỳ quặc.
Tuy là con một lãnh chúa nắm trong tay vài thành trì, nhưng Nobunaga chỉ mặc áo ngắn, bụng thắt một sợi dây thừng đeo lủng lẳng một bầu nước, lưng khoác túi đựng đá lửa và vài vật linh tinh, cưỡi ngựa chạy nhông ngoài đồng như một tên khùng.
Cuộc đời Nobunaga đối mặt với sóng gió từ năm 18 tuổi, khi người cha qua đời. Ông là con cả, về lý được quyền thừa kế nhưng người cha lại chọn em trai nối nghiệp.
Suốt 8 năm sau đó, ông chỉ tập trung tranh giành quyền lực với em trai, đánh bại các lãnh chúa khác để trở thành người nắm quyền lực cao nhất ở tỉnh Owari.
Nhưng tham vọng của Nobunaga không dừng lại ở đó. Ông từng bước chiêu mộ quân sĩ, đánh tới tận kinh đô Kyoto. Ở thời kỷ đỉnh cao, Nobunaga nắm quyền kiểm soát hơn một nửa nước Nhật, đứng trước cơ hội lớn thống nhất thiên hạ.
Hình tượng người anh hùng Nhật Bản Oda Nobunaga.
Nắm trong tay cơ hội thống nhất đất nước trước một triều đại mạc phủ suy tàn, Oda Nobunaga lại bị ám sát bởi tướng lĩnh dưới quyền, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực ngắn trong nội bộ nhà Oda.
Đánh bại quân phản loạn, tướng trung thành với Nobunaga là Toyotomi Hideyoshi lên nắm quyền. Hideyoshi cũng chỉ cần 8 năm sau đó để hoàn tất tham vọng thống nhất nước Nhật, nối tiếp di sản của Nobunaga cho đến hàng trăm năm sau.
Chính vì điều này mà Oda Nobunaga được các nhà sử học trên thế giới xếp ngang hàng với Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ Lưu Bang ở Trung Quốc, hoàng đế La Mã Caesar hay Thủ tướng Đức Otto von Bismarck (1871).
Thay đổi bộ mặt Nhật Bản
Oda Nobunaga là người có tính cách khác thường, hay thậm chí là tàn bạo, phần nào giống như Tần Thủy Hoàng.
Cách tổ chức và vận hành đội quân của Nobunaga có phần khác biệt so với các lãnh chúa khác thời bấy giờ.
Ông chủ yếu sử dụng lính có xuất thân là nông dân hoặc những kẻ chiến đấu vì tiền. Tỷ lệ chiếm tới 40% toàn bộ quân số, còn lại là các chiến binh samurai.
Các học giả sau này đánh giá, bằng cách xây dựng đội ngũ quy mô, trung thành bao gồm cả lính nông dân, ông đã tạo nên đội quân chiến đấu tương đương với samurai, hay nói cách khác là đội quân chuyên nghiệp đầu tiên ở Nhật Bản thời đó.
Trái ngược với các lãnh chúa khác vốn chỉ sử dụng những samurai có lai lịch rõ ràng, Oda Nobunaga không câu nệ lai lịch khi dùng người, miễn là họ có thực tài. Ông chỉ định người giữ các chức vụ quan trọng dựa vào tài năng chứ không dựa vào tên tuổi, phẩm cấp hay quan hệ gia tộc như các thời kì trước.
Các tướng lĩnh không phân biệt là samurai hay xuất thân từ nông dân cũng đóng vai trò quan trọng giúp Nobunaga kiểm soát lãnh thổ.
Đội quân do ông trực tiếp chỉ huy chỉ ở kinh đô Kyoto. Nhưng mỗi khi hành quân, Nobunaga trực tiếp sử dụng binh sĩ ở địa phương, không cần phải mất thời gian đem cả đạo quân từ Kyoto di chuyển sang nơi khác.
Tài hoa và sự thống trị của Nobunaga không chỉ giới hạn trên chiến trường, ông còn là doanh nhân xuất chúng khi hiểu được các nguyên tắc của kinh tế.
Thông thương cũng được mở rộng ra bên ngoài với việc buôn bán với Trung Quốc và Triều Tiên, mở rộng các mối buôn bán khác như với người châu Âu, Philippines, Indonesia.
Súng hỏa mai Oda Nobunaga nhập từ châu Âu đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở Nhật.
Chính sách của Nobunaga đã thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng thị trường. Năng lực sản xuất tăng lên, giá cả hàng hóa giảm đi giúp Nobunaga dễ dàng buôn bán, thu lợi để đáp ứng nhu cầu quân nhu ngày một lớn hơn.
Nhờ sự cởi mở này mà rất nhiều người phương Tây, trong đó có các giáo sĩ đã đến Nhật Bản và ghi lại những điều mắt thấy tai nghe.
Frois, một giáo sĩ người Anh, đã ghi lại ấn tượng của mình về Oda Nobunaga: "Ông ấy trung bình và gầy. Thích võ thuật, tính cách thô lỗ, ngạo mạn rất đề cao danh dự. Tự mình quyết định mọi việc, không bao giờ nghe thuộc hạ, khinh miệt tất cả những người có địa vị cao. Có năng lực lí giải và phán đoán tốt, không tin vào thần Phật. Đồng thời ghét những sự chậm chạp và không rõ ràng".
Thời mạc phủ Ashikaga trở nên yếu kém, tạo nên sự phân quyền của quý tộc và các samurai có lãnh địa. Nhưng Nobunaga lại nghĩ khác, ông muốn hướng đất nước Nhật Bản theo chế độ tập quyền trung ương và trở thành người đi đầu với các đường lối cải cách ở thời đó.
Các nhà sử học sau này đánh giá, trong số hàng chục lãnh chúa Nhật Bản thời Chiến quốc, chỉ có Nobunaga là vẽ ra được hình ảnh nước Nhật sau khi thống nhất thiên hạ.
Những lãnh chúa tài ba khác như Takeda Shingen, Uesugi Kenshin hay Mori Motonari dù nắm trong tay đất đai, của cải, đội quân hùng mạnh nhưng không có tầm suy nghĩ được như Nobunaga nên sớm muộn cũng thất bại.
Có thể nói Nobunaga đã có ý thức thống nhất Nhật Bản ngay từ thuở ban đầu, không thua kém gì các bậc đế vương châu Âu hay hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.
_____________
Bài viết xuất bản ngày 4.10 khai thác trận đánh kinh điển của Oda Nobunaga, bước ngoặt thay đổi hoàn toàn cuộc đời người anh hùng Nhật Bản.
Theo Danviet
Ông Rodrigo Duterte nhậm chức tổng thống Philippines Tổng thống thứ 16 Rodrigo Duterte kêu gọi cải cách và chấm dứt tội phạm ở Philippines. Ông Rodrigo Duterte chính thức trở thành tổng thống thứ 16 của Philippines sau lễ tuyên thệ nhậm chức trưa 30-6. Tham dự lễ nhậm chức còn có bốn người con của ông Rodrigo Duterte. Ông Rodrigo Duterte 71 tuổi, vốn là một luật sư và...