Việt – Mỹ vì sao chưa là đối tác chiến lược?

Theo dõi VGT trên

Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Dường như cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh – GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nhận định.

Chủ tịch Sang đã truyền đạt thành công thông điệp của VN

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Chuyến công du của ông đã đánh dấu sự khôi phục lại trao đổi cấp cao sau 5 năm kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đã rất đĩnh đạc, lưu loát và thành công khi truyền tải lập trường và quan điểm của quốc gia mình tới các cử tọa Hoa Kỳ. Ông đã cực kỳ khôn khéo khi giải quyết vấn đề nhân quyền. Ông đã bày tỏ lập trường rất thẳng thắn khi đề cập đến những quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề nhân quyền và còn kêu gọi đối thoại giữa hai bên về chủ đề này. Chủ tịch Sang còn mang theo một số đại diện tôn giáo từ Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã cam kết Việt Nam sẽ ký Công ước LHQ chống tra tấn và mời Quan sát viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo tới Việt Nam vào năm 2014.

Và mặc dù giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng, Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong 9 lĩnh vực then chốt, nổi bật là quan hệ chính trị – ngoại giao; kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ và giáo dục. Đây là một điểm cộng lớn cho Việt Nam khi nước này đang theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế tích cực và chủ động.

Việt - Mỹ vì sao chưa là đối tác chiến lược? - Hình 1

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama

Liên quan đến chủ đề nóng là Biển Đông, cả hai bên đều chia sẻ cam kết chung tuân thủ nguyên tắc của luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho tranh chấp, không chấp nhận bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Cả hai đều đồng ý ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố Các bên về Biển Đông DOC cũng như ủng hộ tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử COC. Điều có ý nghĩa quan trọng là Tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đề cập đến hợp tác giữa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Murphy Oil với PetroVietnam. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho COC và việc đưa vào tuyên bố chung các thỏa thuận hợp tác dầu khí Việt Nam – Hoa Kỳ có thể tạo ra một biện pháp có tính răn đe đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ phía Trung Quốc.

Đối tác toàn diện là gì?

Đặc biệt, sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã cùng công bố quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận vừa công bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chủ yếu là một tuyên bố chính trị rằng mối quan hệ song phương đã phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu trong nhiều lĩnh vực. Một khuôn khổ đối tác toàn diện sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực thông qua các cơ chế điều phối song phương.

Khuôn khổ mới này cũng sẽ tạo ra các cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến thường xuyên hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhờ đó nâng cao hiệu quả của mối quan hệ song phương trong 9 lĩnh vực: chính trị-ngoại giao; quan hệ kinh tế – thương mại; khoa học và công nghệ; hợp tác giáo dục; môi trường và y tế; các vấn đề di sản chiến tranh; an ninh và quốc phòng; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Đối tác toàn diện sẽ tạo ra nền tảng để thiết lập những cơ chế hợp tác mới trong mỗi lĩnh vực kể trên. Thông qua những cơ chế này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và xây dựng sự tin cậy, nhờ đó sẽ đem lại sự hợp tác chặt chẽ hơn.

Tại sao không phải là đối tác chiến lược?

Video đang HOT

Cho đến trước khi tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được công bố, dư luận rộng rãi thường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, lần đầu tiên được đề xuất bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2010.

Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Vì Việt Nam đã ký đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, điều đó có nghĩa rằng ưu tiên còn lại sẽ được đặt vào việc thiết lập đối tác chiến lược với Pháp và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những cách hiểu khác nhau về nội hàm của “đối tác chiến lược”. Hoa Kỳ thì đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Trên thực tế thì Việt Nam lần đầu tiên được Hoa Kỳ nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.

Trong khi đó, Việt Nam thì đã đàm phán và ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với 10 quốc gia. Đối với Việt Nam, thuật ngữ “đối tác chiến lược” là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam đã phát triển các mối quan hệ song phương toàn diện và là những nước mà Việt Nam nhìn nhận đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Các đối tác chiến lược của Việt Nam thường được thể hiện dưới các tuyên bố chính thức dù hình thức và nội dung thì khác nhau đối với từng nước. Về mặt tổng thể, các thỏa thuận đối tác chiến lược xác lập một cơ chế chung ở cấp cao để giám sát quá trình triển khai và thường đi kèm với một Kế hoạch Hành động trong nhiều năm, chỉ rõ mục tiêu trong từng lĩnh vực của thỏa thuận như chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng, vv..vv

Có nhiều lý do có thể lý giải cho việc sau cùng hai bên đã chọn “đối tác toàn diện” thay vì “đối tác chiến lược”. Một nguyên do chủ yếu có lẽ là bởi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về đối tác chiến lược đã lâm vào bế tắc từ cuối năm 2011 do hai bên có nhiều bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ kể từ đó đã gắn chủ đề này với những tiến bộ trong đàm phán TPP và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.

Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia. Dường như, phía Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ với Việt Nam cần được phát triển ở một tầm mức sâu rộng hơn nữa trước khi có thể được định danh là một đối tác chiến lược. Về phần mình, Việt Nam, nước đã thúc đẩy đối tác chiến lược với các nước lớn, dường như cũng có sự cân nhắc về việc liệu hợp tác an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có bị xem là liên minh với nước này hay không. Trong khi đó, các quan chức của cả hai bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nói cách khác, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh.

Vậy đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có nên được nhìn nhận như đối tác chiến lược dưới một tên gọi khác? Tiền lệ là đối tác toàn diện của Việt Nam với Australia. Australia và Việt Nam đã lựa chọn nâng câp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện, thay vì đối tác chiến lược như ban đầu do phản đối của Thủ tướng Kevin Rudd khi ông này lên nắm quyền thay bà Juliard. Tuy nhiên, thỏa thuận đó còn đi kèm với một Kế hoạch hành động và một cơ chế hỗn hợp để giám sát triển khai – giống như những thỏa thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác.

Trong khi đó, đối tác toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ lại là một tiến trình còn đang khai phá. Hầu hết các mục trong chín điểm của tuyên bố chung chỉ là sự lặp lại những lĩnh vực hợp tác vốn đang được triển khai. Tuyên bố chung chỉ củng cố thêm vai trò của những cơ chế song phương hiện tại trong một số lĩnh vực (Hội đồng Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư; Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ; Đối thoại Chính sách Quốc phòng; Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng). Tuy vậy, Đối tác Toàn diện thực sự đã thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị – ngoại giao mới ở cấp bộ trưởng.

Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ không đề cập gì đến Kế hoạch Hành động hay một cơ chế cấp cao để điều phối chín lĩnh vực được nêu tên trong Tuyên bố chung. Thay vào đó, Tuyên bố chung ghi nhận rằng các cơ chế hợp tác mới sẽ được xây dựng trong từng lĩnh vực.

Tựu trung lại, cuộc thảo luận cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy hợp tác song phương trong các chủ đề thương mại và kinh tế, trong đó có cam kết hoàn tất thỏa thuận TPP và thiết lập đối thoại thường kỳ giữa Ngoại trưởng hai nước. Tuy nhiên, hợp tác trong các lĩnh vực khác đa phần vẫn tiếp tục trên những quỹ đạo hiện tại. Bởi vậy, Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Thỏa thuận ấy khác với các thỏa thuận đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại cũng chưa có tầm nhìn chiến lược như của thỏa thuận đối tác toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập với Úc.

GS CARL THAYER

HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG AUSTRALIA

Theo Tuần Việt Nam

ASEAN phá vỡ kế "chia để trị" của Trung Quốc?

ASEAN phá vỡ kế chia để trị của Trung Quốc? - Hình 1

Cách đây một năm, Trung Quốc dường như đã ít nhiều giành được thành công trong chiến thuật "chia để trị" đối với ASEAN bằng việc lôi kéo đồng minh Campuchia, khiến Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại không thể đưa ra được một tuyên bố chung trong Hội nghị Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một năm sau, mọi việc đã đổi khác. ASEAN đã "vô hiệu hóa" được chiến thuật "chia để trị" của Trung Quốc.

ASEAN phá vỡ kế chia để trị của Trung Quốc? - Hình 2

(Ảnh minh họa)

Cú sốc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra ở Campuchia hồi năm ngoái được xem là một thất bại bởi lần đầu tiên trong lịch sử ra đời và tồn tại của hiệp hội này, các thành viên không đạt được sự đồng thuận để ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị. Lý do là Trung Quốc đã gây sức ép buộc nước chủ nhà cũng là Chủ tịch luân phiên khi đó của ASEAN - Campuchia không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung. Vốn là một đồng minh thân thiết của Trung Quốc nên Phnom Penh dễ dàng bị khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Campuchia đã chọn đứng về phía Trung Quốc thay vì là ASEAN.

Sau hội nghị trên, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn "âm mưu" của Trung Quốc. Nước này rõ ràng đã tìm cách chia rẽ ASEAN để dễ bề đối phó với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với họ.

Có tới 4 thành viên của ASEAN gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, và Malaysia đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Bắc Kinh thừa biết, nếu phải đối diện với một ASEAN thống nhất, đoàn kết thì nước này sẽ khó có khả năng đạt được tham vọng độc chiếm Biển Đông. Vì thế, Bắc Kinh đã tìm cách khai thác những "huyệt yếu" của các nước thành viên ASEAN với mục tiêu "chia để trị".

Vốn là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã dùng sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế của mình để thiết lập quan hệ thân thiết với các nước ASEAN đang có nhu cầu phát triển kinh tế cao như Campuchia, Myamar và Lào. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến phát triển mối quan hệ kinh tế với Campuchia. Cường quốc số 1 Châu Á mạnh tay đầu tư vào Campuchia, với tổng vốn đầu tư thường gấp nhiều lần do với mức đầu tư của ASEAN hay Mỹ vào quốc gia Đông Nam Á.

Song song với việc đổ tiền vào các nước ASEAN đang có nhu cầu phát triển kinh tế cao, Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt với các nước ASEAN không có tranh chấp trên Biển Đông hoặc nếu có thì cũng không lớn lắm.

Chiến lược trên của Trung Quốc phải nói rằng đã phát huy tác dụng ít nhiều. Điều đó đã được thể hiện qua kết quả Hội nghị ASEAN hồi năm ngoái ở Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, tình thế đã đổi khác. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm nay chứng kiến một ASEAN đoàn kết hơn, nhất trí hơn và điều đó đã khiến Trung Quốc buộc phải có lập trường mềm mỏng, dịu nhẹ hơn.

ASEAN đoàn kết, Trung Quốc nhượng bộ

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 diễn ra ở Brunei năm nay đã được khai màn trong sự lo lắng và hoài nghi. Người ta lo ngại về khả năng các nước thành viên ASEAN tiếp tục bất đồng về vấn đề tranh chấp Biển Đông và hoài nghi về một kết quả thành công của hội nghị lần này sau thất bại của hội nghị năm ngoái.

Tuy nhiên, trái với dự đoán bi quan của một số người, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm nay đã diễn ra thành công ngoài mong đợi. Không chỉ thể hiện được sự đoàn kết, thống nhất, ASEAN còn khiến Trung Quốc phải nhượng bộ, chấp nhận đàm phán chính thức về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trước thềm hội nghị này, đã có không ít các nhà phân tích nổi tiếng nhận định, Bắc Kinh sẽ tìm cách "câu giờ", trì hoãn để tránh phải đề cập đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Vì đâu Trung Quốc lại xuống nước một cách bất ngờ như vậy và ASEAN lại thể hiện được sự đoàn kết, gắn bó như vậy?

Có thể nói, các hành động hung hăng, hiếu chiến liên tiếp của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trong suốt thời gian qua đã khiến cường quốc Châu Á này phải "lãnh hậu quả". Cách hành xử thái quá của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực. Indonesia dưới sự giúp đỡ của Singapore đã thực hiện một chiến dịch ngoại giao con thoi nhằm tìm cách hàn gắn lại hình ảnh đã bị tổn thất đi ít nhiều của ASEAN sau vụ việc hồi năm ngoái. Trong khi đó, Campuchia cũng cảm thấy cần thiết phải hàn gắn lại mối quan hệ giữa nước này với các nước ASEAN khác đang có tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam.

Ngoài ra, với tư cách là nước chủ nhà và là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Brunei cũng thể hiện nỗ lực trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Brunei đã củng cố một cách hiệu quả quyết tâm của ASEAN trong việc tìm cách thuyết phục Trung Quốc cam kết với một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông. Bộ quy tắc đó sẽ giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp hàng hải đồng thời tăng cường sự hợp tác hàng hải giữa các nước trong khu vực.

Ngoại trưởng Indonesia từng nói: "Chúng ta buộc phải có một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nếu không, bất ổn sẽ thắng thế". Phát biểu này cho thấy, ASEAN đã nhận thức được tính cấp bách của vấn đề và quyết tâm giải quyết nó.

Trước sự đoàn kết của ASEAN và lo ngại viễn cảnh ASEAN ngả về phía Mỹ, Trung Quốc đã buộc phải mềm mỏng, xuống nước. Tại hội nghị ASEAN hồi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhất trí với các nước ASEAN về việc sẽ tiến hành đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong cuộc họp chính thức giữa hai bên vào tháng 9 tới. Đây rõ ràng là một kết quả khả quan trong bối cảnh Bắc Kinh trước đây luôn tìm cách né tránh việc bàn đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trung Quốc vốn không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông bởi nước này hiểu rõ họ sẽ có lợi thế nếu giải quyết "tay đôi" trực tiếp với từng nước nhỏ hơn.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai
07:18:41 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
Khánh Thi khoe giảm 10kg, Phan Hiển đã vội để lại dòng tin nhắn khen vợ mùi mẫn
06:56:40 17/11/2024
Mát trời học mẹ đảm đổ bánh xèo hải sản ăn chơi, nhớ làm theo cách này đảm bảo bánh giòn rụm cực mê
05:53:50 17/11/2024
Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang
07:33:07 17/11/2024

Tin mới nhất

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Có thể bạn quan tâm

Lơ lửng ngắm núi rừng

Du lịch

08:12:25 17/11/2024
Tại đây, một số trò chơi mạo hiểm đã xuất hiện để thỏa mãn đam mê khám phá của người trẻ, cũng như tăng thêm phần thú vị cho mỗi chuyến đi.

Bạn gái hớn hở nhận lời cầu hôn với nhẫn kim cương của tôi, nhưng vừa biết mức lương hàng tháng thì quay ngoắt 360 độ

Góc tâm tình

08:06:34 17/11/2024
Bạn gái cứ hỏi về lương. Tôi cố tình nói dối để thử lòng cô ấy và cái kết khó đỡ. Tôi yêu Vi được hơn nửa năm nay. Công việc bận rộn nên chúng tôi nói chuyện qua điện thoại là chủ yếu.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Thoát kiếp bị "ghẻ lạnh", chàng trai Việt thi show "sống còn" được Lee Seung Gi khen nức nở

Nhạc quốc tế

07:30:27 17/11/2024
Với kinh nghiệm từng chinh chiến Boys Planet và hoạt động âm nhạc ở Việt Nam, CONGB toả sáng trong đội hình diễn Boom Boom Bass.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.

Nguy cơ nào khi dùng sản phẩm chăm sóc da hết hạn?

Làm đẹp

07:01:22 17/11/2024
Có thể dùng tủ lạnh mini đựng mỹ phẩm ở ngăn mát đối với các sản phẩm tự nhiên không chứa chất bảo quản, làm chậm quá trình phân hủy một số thành phần dễ bị oxy hóa (như vitamin C).

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

Lạ vui

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

10 cách phối áo thun dài tay và quần jeans trẻ trung

Thời trang

06:47:22 17/11/2024
Áo thun trắng cổ tim ghi điểm ở nét nữ tính, dịu dàng. Chị em nên kết hợp item này với quần jeans ống suông để vẻ ngoài thêm năng động, phóng khoáng. Đôi giày sneaker trắng là mảnh ghép hoàn hảo của bộ trang phục trẻ trung.