Việt – Mỹ: “Quá khứ không quyết định tương lai”
Việt Nam và Mỹ đã bước vào thời kỳ mới của hợp tác và thân hữu. Mối quan hệ này là một minh chứng rõ nét rằng quá khứ không quyết định tương lai – Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến nói.
Được sự đồng ý của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), với sự bảo trợ của Bộ ngoại giao và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Việt – Mỹ, VTV4 Đài truyền hình Việt Nam và Tạp chí Việt – Mỹ đã phối hợp tổ chức Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Quan hệ Việt-Mỹ & Nước Mỹ qua ống kính các nhà nhiếp ảnh Việt Nam”.
Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Tâm Chiến, phát biểu tại buổi lễ
Tới dự buổi lễ có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osisus, các cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson và Michael Michalak, cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng.
Tại buổi khai mạc triển lãm sáng nay (3/7), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, Nguyễn Tâm Chiến nói, sau những nỗ lực của cả hai bên, từ cựu thù Việt Nam và Mỹ đã tiến tới một khuôn khổ đối tác toàn diện. Hai nước, hai nhân dân đều có cố gắng mới để tiếp tục đưa hợp tác và lòng tin lẫn nhau lên tầm cao hơn.
Vượt qua giai đoạn đầy khó khăn của lịch sử, nhưng người Việt Nam vẫn thường nói “cái gì đến sẽ đến”. Hai mươi năm qua, quan hệ hai nước và giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ đã bước vào thời kỳ mới của hợp tác và thân hữu.
Chủ tịch Hội Việt-Mỹ Nguyễn Tâm Chiến và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson
Ông Chiến cho rằng những bức ảnh được triển lãm lần này đã cho thấy mốc son trong tiến trình phát triển của quan hệ Việt – Mỹ với vai trò hàng đầu của các vị lãnh đạo và sự tham gia rộng rãi của nhân dân trước những thành công và cả những vấn đề còn ở phía trước. Những bức ảnh mà người Việt Nam chụp về nước Mỹ đã cho thấy cái nhìn đầy thiện cảm của người dân Việt Nam về một nước Mỹ.
“Tôi hy vọng rằng khi xem triển lãm, các bạn sẽ cảm nhận về một đất nước, một dân tộc Việt Nam rất hữu nghị luôn chào đón các bạn Mỹ bằng nụ cười”, ông Chiến phát biểu.
Tại Lễ Kỷ niệm quốc khánh Mỹ và 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đươc tổ chức tại Hà Nội tối qua (2/7), cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vẫn nhắc lại những kỷ niệm và cảm xúc tốt đẹp khi thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2000.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osisus (thứ 4 từ trái sang) tặng hoa Ban Giám khảo cuộc thi
Ông Chiến cũng nhắc lại chuyến thăm của Tổng thống George W. Bush: “Khi thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Bush đã từng hạ cửa kính ô tô của mình để tiếp nhận trực tiếp những tình cảm mến khách của hàng nghìn người dân Việt Nam chào đón ông mà không ngại về an ninh”.
Bà cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuốn hồi ký mới xuất bản đã viết: “Ở tất cả những nơi tới thăm, chúng tôi đều nhận được sự ấm áp và lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. Đó là sự phản ánh về thiện chí đã phát triển giữa hai nước chỉ mới qua một thế hệ và đã là minh chứng rõ ràng là quá khứ không quyết định tương lai”.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh về quan hệ Việt-Mỹ là một hoạt động đối ngoại nhân dân, lần đầu tiên được tổ chức, nhưng đã thu hút được sự quan tâm rộng lớn của giới truyền thông và những người yêu thích nhiếp ảnh Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Sau hơn 6 tháng phát động cuộc thi, từ 15/10/2014 đến ngày 30/4/2015, Ban tổ chức đã nhận được 2.016 tác phẩm ảnh của 82 tác giả trong và ngoài nước gửi về tham gia cuộc thi. Trong số các tác phẩm dự thi, có 415 tác phẩm về thể loại Chính trị – Ngoại giao, 738 tác phẩm thuộc thể loại Văn hóa – Xã hội, và 863 tác phẩm thuộc thể loại Phong cảnh, thiên nhiên nước Mỹ.
Video đang HOT
Khách xem triển lãm
Mối quan tâm của công chúng nói chung và sự tích cực hưởng ứng cuộc thi của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam nói riêng đã thể hiện tình cảm của người dân Việt Nam đối với quan hệ đang ngày càng phát triển giữa hai nước Việt – Mỹ, đó là tính nhân văn, hòa hiếu và lòng vị tha của người Việt Nam, sẵn sàng gác lại quá khứ để hướng tới một tương lai tươi sáng.
Kết quả cuộc thi với 15 giải thưởng được trao, bao gồm 1 Giải nhất, 1 Giải Nhì, 1 Giải Ba, và 2 Giải Khuyến khích cho mỗi thể loại, đã thể hiện chất lượng cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia này. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng chọn lựa hơn 100 tác phẩm có chất lượng nhất để in trong cuốn sách ảnh “Việt Nam-Hoa Kỳ: Lịch sử- Hiện tại và Tương lai”.
Cuộc triển lãm kéo dài tới này 7/7/2015 cũng là một trong những hoạt động của Hội Việt-Mỹ trong năm 2015 nhằm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập “Việt-Mỹ thân hữu Hội”- Tiền thân của Hội Việt-Mỹ ngày nay (1945-2015), và kỷ niệm 20 năm thiết lập bình thường hóa quan hệ ngoai giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2015).
Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm (Ảnh chụp tại triển lãm):
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tham dự lễ động thổ xây nhà nhân đạo ở tỉnh Hưng Yên năm 2009 (Ảnh: VUFO)
Tri ân! Ngày 11/1/1996 tại Hà Nội, Thượng nghị sĩ John McCain gặp lại cụ Mai Văn Ôn, người đã cứu ông ở Hồ Trúc Bạch năm 1967 (Ảnh: Nguyễn Khang)
Dạ hội tại khách sạn Thắng Lợi – Hà Nội nhân dịp chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (4/2/1994) (Ảnh: Nguyễn Đức Tám)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng quà cho trẻ em mồ côi nhiễm HIV tại chùa Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội tháng 7/2010 (Ảnh: Trần Việt Dũng)
Bà Hillary Clinton và con gái Chelsea đến thăm quỹ tín dụng dành cho người nghèo ở ngoại ô Hà Nội vào tháng 11/2000 (Ảnh: Nguyễn Đức Tám)
Hai người lính, Tp. Hồ Chí Minh (7/2006) (Ảnh: Huỳnh Trí Dũng)
Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara tại Hà Nội (23/6/1997) (Ảnh: Trần Tuấn)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt tay một nhóm trẻ Việt Nam từ ban công một tòa nhà đối diện Văn Miếu-Quốc Tử Giám (17/11/2000) (Ảnh: Trần Việt Dũng)
Cựu Tổng thống Bill Clinton với người Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam 2006 với tư cách là nhà quản lý của Tổ chức Sáng kiến chống AIDS toàn cầu (Ảnh: Trần Việt Dũng)
Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Việt Nam (Hà Nội-9/1999) (Ảnh: Nguyễn Khang)
Hòa nhập văn hóa! (Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius thắp hương tại Đại Nội-Huế tháng 2/2014) (Ảnh: Nguyễn Tấn Tôn Nữ Ý Nhi)
Quà tặng sau chiến tranh! (Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn)
Đại tướng Mỹ John Vessey thăm Việt Nam (1993) (Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn)
Vượt qua nỗi đau! Cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ Việt-Mỹ cùng có con hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam (Ảnh: VUFO)
Mong cho thành công hơn nữa! (Ảnh chụp ngày 26/1/2015 tại Hà Nội trong khôn khổ Hội nghị Quốc tế về quan hệ Việt-Mỹ) (Ảnh: Nguyễn Khánh).
Bài và ảnh: Nam Hằng
Theo Dantri
Từ ý tưởng của ông Lý Quang Diệu đến những dự án tỷ đô ở Việt Nam
Là điểm nhấn trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore, các khu công nghiệp đô thị dịch vụ Việt Nam - Singapore (VSIP) đã được hình thành từ ý tưởng của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Các khu công nghiệp này đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới.
VSIP - Điểm sáng trong thu hút đầu tư (Ảnh: vietnambreakingnews)
Điểm sáng trong thu hút đầu tư
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó Singapore nằm trong top 4. Singapore hiện là nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN vào Việt Nam, với 32,7 tỷ USD và hơn 1.350 dự án. Thống kê trong năm 2014, thương mại song phương giữa Việt Nam và Singapore đạt trên 16 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2013.
Việt Nam và Singapore có mối quan hệ đặc biệt, những nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước có mối quan hệ thân tình và tin cậy. Cho đến nay, dựa trên nền tảng mà ông Lý Quang Diệu đã xây dựng, mối quan hệ Singapore và Việt Nam đã chính thức được nâng lên tầm Đối tác chiến lược, mang lại chiều sâu trong quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Ngày 14-5-1996, tại Bình Dương, lễ động thổ VSIP I đã diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước lúc bấy giờ. Từ năm 2005, VSIP nhanh chóng mở rộng dự án thứ hai tại tỉnh Bình Dương, VSIP thứ ba tại tỉnh Bắc Ninh (2007), VSIP thứ tư tại Hải Phòng (2010) và gần đây nhất là dự án VSIP thứ năm tại tỉnh Quảng Ngãi (2013). Trong quá trình phát triển, VSIP đã chuyển mình từ một khu công nghiệp truyền thống trở thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp, đem lại những giải pháp đô thị mới như quy hoạch tổng thể quốc tế, hạ tầng bền vững và thu hút nhà đầu tư nước ngoài sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Đến nay, VSIP đã thu hút gần 500 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,4 tỷ USD và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 8 tỷ USD, tạo ra 140.000 việc làm.
Lưu bút của nguyên Thủ tướng Singapore, Bộ trưởng danh dự cao cấp - Goh Chok Tong trong chuyến thăm VSIP Bắc Ninh năm 2014
VSIP trên vùng đất Kinh Bắc
Khởi công năm 2007, VSIP Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 700 ha, trong đó, diện tích khu công nghiệp là 500 ha, diện tích khu đô thị và dịch vụ là 200 ha, với vốn đầu tư dự kiến là 2 tỷ USD và thu hút khoảng 50.000 lao động. Tại lễ khởi công năm 2007, nguyên Thủ tướng Singapore, Bộ trưởng danh dự cấp cao Singapore - Goh Chok Tong đánh giá: "VSIP Bắc Ninh không chỉ là khu công nghiệp theo tiêu chuẩn và mô hình mẫu của Singapore mà còn góp phần quan trọng trong quá trình đô thị hóa và phát triển của Việt Nam".
Hiện VSIP Bắc Ninh đã đầu tư hoàn thiện giai đoạn 1 và đang trong quá trình hoàn thiện giai đoạn 2. Khu công nghiệp đã thu hút 51 nhà đầu tư quốc tế đến từ các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ... với nhiều tập đoàn, công ty lớn như Microsoft, Suntrory PepsiCo, Foster, Mapletree, Nittan. Hiện khu công nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 20.000 người.
Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hai đất nước, tại chuyến khảo sát khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh của nguyên Thủ tướng Singapore, Bộ trưởng danh dự cấp cao - Goh Chok Tong trong năm 2014, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, thành công của các khu công nghiệp VSIP có sự đóng góp lớn của các nhà lãnh đạo của Việt Nam và Singapore như cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ Singapore Lý Quang Diệu, Thủ tướng Chính phủ Singapore Lý Hiển Long...
Các khu công nghiệp VSIP không chỉ thu hút được doanh nghiệp tiêu biểu và có công nghệ cao, mà còn là một mô hình khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả, có sự chăm sóc tới đời sống của người lao động, tham gia phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là những khu công nghiệp tiêu biểu, là đứa con tinh thần thể hiện tinh thần hữu nghị giữa hai nước, xứng đáng với sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ của hai quốc gia.
Chị Đặng Thanh Hương - công nhân tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh chia sẻ: "Tôi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học và hiện đang làm công nhân đóng gói. Làm việc trong công ty nước ngoài nên tôi rèn luyện cho mình được nhiều đức tính tốt như luôn chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ giấc cũng như kỷ luật, nội quy. Mới vào làm việc nhưng hiện mức lương của tôi cũng được hơn 4 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, ngoài lương cơ bản, còn lại là các chế độ hỗ trợ như tiền ăn, tiền đi lại, chuyên cần, môi trường... Theo tìm hiểu của tôi thì mức lương sẽ được tăng mỗi năm 1 lân. Ngoài ra còn có 2 lần tiền thưởng cũng như được cho đi tham quan, nghỉ mát".
Cùng với việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, VSIP cũng góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương. Anh Trần Thanh Phong - xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh chia sẻ: "Từ khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, đời sống người dân trong vùng cũng được cải thiện đáng kể. Nhiều gia đình mở dịch vụ bán hàng, rồi cho thuê nhà... nhờ nhu cầu từ công nhân ở khu công nghiệp".
Ấn tượng với lời khuyên rất chân thành Có thể nói ông Lý Quang Diệu là người đầu tiên nhận thấy vai trò của Việt Nam trong khu vực và nhận thấy được lợi ích trong quan hệ với Việt Nam, đồng thời nhận thấy được lợi ích của việc Việt Nam tham gia vào tổ chức khu vực ASEAN. Ông rất hiểu được bàn cờ chính trị thế giới và khu vực cho nên ASEAN phải đoàn kết, phải biết tập hợp được những nước cần thiết, trong đó có Việt Nam. Tôi ấn tượng nhất có một lần ông nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam: "Các ông đừng nên vui mừng Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, mà các ông phải phấn đấu thế nào để Mỹ là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam". Đây là lời khuyên rất chân thành. Ông Lý Quang Diệu thấy được vấn đề và biết được rằng lợi ích dân tộc của ông gắn với lợi ích của các dân tộc khác và gắn với lợi ích khu vực. PGS. TS Dương Văn Quảng, Đại sứ Việt Nam tại Singapore (2003 - 2007)
Những gợi mở còn nguyên giá trị Trong hơn 40 năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nhiều lần đến Việt Nam. Lần đầu tiên vào tháng 4-1992, ông đến thăm Hà Nội, TP.HCM và Đồng Nai, trò chuyện thân mật cả ngày với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tiếp xúc với Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh... Sau đó, ông liên tục trở lại Việt Nam vào tháng 11-1993, 3-1995, 11-1997 và lần cuối cùng là vào tháng 1-2007. Nhìn nhận về Việt Nam, ngay từ khi mới nhậm chức, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng mơ ước một ngày nào đó Singapore sánh ngang được với hòn ngọc Viễn Đông Sài Gòn. "Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực", ông nhận xét. Trong chuyến thăm Việt Nam cuối cùng hồi đầu năm 2007, ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như gợi mở những đường hướng giúp Việt Nam phát triển như vấn đề trọng dụng nhân tài, xây dựng bộ máy công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục. "Chúng ta luôn giáo dục để thừa chứ không phải để thiếu. Nếu tính toán đào tạo đủ, chúng ta sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường. Nếu thắng trong cuộc đua này, sẽ thắng trong phát triển kinh tế. Và Việt Nam sẽ thắng!", ông khẳng định.
Theo Hùng Anh
An ninh Thủ đô
Đại sứ Hoa Kỳ: "Tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ là vô hạn" "Tôi đã học cách trân trọng quá khứ. Tôi có lý do để chào mừng thành công của 20 năm qua. Tôi biết rằng, tương lai mối quan hệ giữa hai nước là vô hạn. Tôi tin dân Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục cùng nhau tiến lên, hợp tác nhiều hơn trên mọi lĩnh vực". Đó là những tuyên bố chắc...