‘Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới’
Trong chuyến thăm chính thức VN, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ ý định của Mỹ tăng cường quan hệ về kinh tế và an ninh với VN, với điểm nhấn chính là Hiệp định TPP.
Ngoại trưởng Kerry dạo quanh nhà thờ Đức Bà vào trưa 14.12 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mở đầu bài phát biểu bằng câu “Xin chào, Việt Nam”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định VN là đối tác kinh tế mũi nhọn tiềm năng của Mỹ trong khu vực. Ông điểm lại các cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước suốt 20 năm qua, trong nỗ lực giải tỏa những rào cản cũng như thách thức do chiến tranh để lại, và tiến tới mục tiêu ngày càng xây dựng vững chắc quan hệ song phương. “Khi lần đầu tiên trở lại vào năm 1990, tôi chứng kiến một VN rất khác biệt, với lệnh cấm vận và nhiều vấn đề tồn đọng sau cuộc chiến. Nhiều người trong chúng tôi lúc đó mơ đến ngày có thể xem VN như một quốc gia mà không hề dính dáng đến chiến tranh. Và bây giờ tôi tự hào để nói rằng bản thân mình đang đại diện cho thời khắc đó”, Ngoại trưởng Mỹ chia sẻ khi phát biểu với báo chí vào ngày 14.12 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở TP.HCM.
Ông Kerry nhấn mạnh VN và Mỹ đã nỗ lực không ngừng để xích gần đến nhau, “thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”. Từ tình trạng “đóng băng”, trong vòng 20 năm ít ỏi, có thể nói VN đã đạt được thành tựu hết sức phi thường, và “đến nay quan hệ Việt – Mỹ đã bước sang kỷ nguyên mới của sự hợp tác”, theo Ngoại trưởng Mỹ. “Từ Hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, đến sự kiện VN gia nhập WTO vào năm 2007, và đến nay là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, ông Kerry nói. Tổng kim ngạch thương mại Việt – Mỹ đã tăng 50 lần so với năm 1995, lên hơn 25 tỉ USD/năm tính tới thời điểm này, và Mỹ cũng đang tiến tới hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu từ Mỹ đến VN trong vòng 5 năm. Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại lời Tổng thống Barack Obama trước đây từng dự đoán rằng VN hoàn toàn có tiềm năng trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.
Video đang HOT
“Hôm nay, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự “lột xác” mới, có thể mang đến nhiều cơ hội hơn nữa, cho phép quan hệ Việt – Mỹ phát triển mạnh mẽ hơn, cũng như giúp thị trường song phương hoạt động tích cực và mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi”, Ngoại trưởng Mỹ nói. Ông cho hay khuôn khổ quan hệ đối tác như TPP sẽ giúp duy trì sức đẩy đến từ quá trình đổi mới, hiện đại hóa, hội nhập khu vực mà Chính phủ VN đặt ưu tiên lâu nay cho phát triển kinh tế. Theo Ngoại trưởng Kerry, TPP cũng được xem như một trong những thành quả trực tiếp từ nỗ lực VN đang tái cơ cấu các tập đoàn, công ty nhà nước và những lĩnh vực quan trọng như năng lượng.
Nhân dịp này, ông Kerry cũng công bố khoản đầu tư ban đầu ở mức 4,2 triệu USD theo chương trình USAID cho các ý tưởng giúp triển khai TPP tại VN. Đồng thời, ông cho biết đã sẵn sàng bàn thảo dự án thành lập Trường đại học Fullbright với Chính phủ VN trong tương lai gần, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ đã chứng kiến lễ ký kết triển khai giai đoạn 2 của dự án điện gió Bạc Liêu, theo đó GE Power&Water thuộc Tập đoàn GE của Mỹ cung cấp 52 tua bin quạt gió trị giá 92 triệu USD cho chủ đầu tư là Công ty Công Lý. Vào ngày 15.12, ông Kerry thăm chiến trường xưa ở đồng bằng sông Cửu Long với điểm dừng chính thức tại Cà Mau, trước khi khởi hành đi Hà Nội vào ngày 16.12 để thảo luận chi tiết các vấn đề hợp tác trọng tâm về nhiều mặt.
Kerry thân thiện Sau khi đáp chuyên cơ xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 14.12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và phái đoàn Mỹ đã đến thăm nhà thờ Đức Bà và dự thánh lễ tại đây. Ông thoải mái tản bộ và còn vẫy tay chào người đi đường trước khi chính thức bắt đầu lịch làm việc tại thành phố.
Theo TNO
Kỳ án Kennedy sau 50 năm
Ai giết Tổng thống Mỹ John F.Kennedy luôn là đề tài gây tranh cãi và Ngoại trưởng John Kerry là người mới nhất bày tỏ hoài nghi về vụ án.
Chuyến diễu hành định mệnh của Tổng thống JFK tại Dallas - Ảnh: US National Archives
Bắt đầu từ hôm qua, cả nước Mỹ bước vào tuần tưởng niệm 50 năm ngày Tổng thống John F.Kennedy (JFK) bị ám sát tại Dallas (22.11.1963 - 22.11.2013). Theo website của Nhà Trắng, dự kiến vợ chồng Tổng thống Barack Obama cùng gia đình cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ đặt vòng hoa tại mộ ông Kennedy ở Nghĩa trang quốc gia Arlington vào ngày 20.11. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những vụ ám sát gây chấn động và nhiều tranh cãi nhất lịch sử nước này. Nhiều người vẫn không bị thuyết phục bởi kết quả điều tra của Ủy ban Warren cho rằng Lee Harvey Oswald là hung thủ duy nhất trong vụ này. AFP dẫn kết quả khảo sát mới nhất cho thấy 61% số người được hỏi khẳng định có một thế lực khổng lồ đứng đằng sau Oswald hoặc người này bị vu oan để làm "dê tế thần". Do vậy, không ngạc nhiên khi nhiều năm qua có vô số những đồn đoán và giả thuyết liên quan đến cái chết của vị tổng thống tài hoa. Mới đây, Đài NBC dẫn lời đương kim Ngoại trưởng John Kerry nói: "Cuộc điều tra của Ủy ban Warren đã không đi đến tận cùng vụ việc và tôi không tin Oswald hành động một mình".
Đoạn băng gây tranh cãi
Ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy, Thống đốc bang Texas John Connally và các phu nhân đang ngồi trên xe mui trần trong chuyến diễu hành ở Dallas. Đến 12 giờ 30, khi đoàn xe chuyển hướng sang tòa nhà Dealey, 3 tiếng súng vang lên. Cả ông Kennedy lẫn Connally đều trúng đạn. Chiếc xe lập tức tăng tốc đến bệnh viện gần đó nhưng bác sĩ tuyên bố tổng thống đã tử vong ở tuổi 48, còn thống đốc bị thương. Lee Harvey Oswald sau đó bị bắt trong một vụ án mạng khác và bị một người tên Jack Ruby bắn chết 2 ngày sau đó. Tổng thống kế nhiệm Lyndon B.Johnson ra lệnh thành lập Ủy ban Warren để điều tra và ủy ban này kết luận chính Oswald đã bắn 3 phát súng từ cửa sổ nằm ở tầng sáu một tòa nhà gần đó, theo CNN.
Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở đó. Một người tên Abraham Zapruder, đứng trong đám đông tụ tập dọc theo lộ trình của đoàn xe tổng thống vào thời khắc định mệnh, đã quay được vụ nã súng bằng máy cầm tay. Với độ dài 26 giây và 486 khung hình, nó trở thành thước phim được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong lịch sử Mỹ và được Ủy ban Warren dùng làm chứng cứ để khép tội Oswald. Tuy nhiên, cũng từ đoạn phim, FBI sau đó phát hiện những điểm không khớp. Trong phim, JFK bị bắn vào giữa đoạn 210 đến 225, trong khi ông Connally lãnh đạn ở khung hình thứ 240, tức cách nhau hơn 30 khung hình. Thế nhưng FBI cho hay súng của Oswald không thể bắn nhanh hơn 2,25 giây/phát nên nếu diễn dịch theo tốc độ 24 hình/giây thông thường thì đáng lẽ phải mất từ 40 đến 41 khung hình. Nói tóm lại, không đủ thời gian để Oswald bắn Kennedy rồi quay sang bắn Connally.
Đủ loại giả thuyết
Theo CNN, những nghi vấn trên cộng với cái chết đột ngột của Oswald khiến nhiều người tin rằng nghi phạm không hành động một mình và đã bị giết để bịt đầu mối. Đến nay, đã có 42 tổ chức và 214 người bị cáo buộc liên quan đến vụ ám sát, theo sử gia Vincent Bugliosi. Ông là người đã nghiên cứu 1.632 trang tài liệu do Ủy ban Warren thu thập trong nhiều năm trước khi viết cuốn sách Khôi phục lịch sử, được xuất bản vào năm 2007. Kết quả khảo sát do Viện Gallup thực hiện thì cho thấy 13% số người được hỏi tin rằng đây là âm mưu trong nội bộ chính quyền Washington, 7% khẳng định CIA là thủ phạm còn 5% nói vụ việc liên quan đến Liên Xô và Cuba.
Trong cuốn sách Lịch sử bị che giấu trong vụ ám sát JFK, tác giả Lamar Waldron đưa ra giả thuyết các bố già khét tiếng Carlos Marcello và Santo Trafficante đã ra lệnh cho đàn em khử Tổng thống Mỹ để vô hiệu hóa chiến dịch thanh trừng mafia thời đó. Trong khi đó, chuyên gia Patrick Nolan khẳng định CIA đã ra tay để ngăn chặn kế hoạch của Kennedy rút quân khỏi Việt Nam cũng như cải thiện với Cuba và Liên Xô. Cũng có người nghi ngờ Tổng thống Johnson, lúc đó còn là phó tổng thống. Theo giả thuyết này, JFK dự định loại bỏ Johnson và tiến hành điều tra tham nhũng nhằm vào người phó của mình. Do đó, Johnson phải hành động trước. Còn một giả thuyết khác không kém phần kịch tính là Oswald chính là kẻ giết người sau khi bị Liên Xô và Cuba "tẩy não". Trên thực tế, người này từng có thời gian đào tẩu sang Liên Xô, lấy vợ gốc Ukraine và sau khi về Mỹ thì thường xuyên hội họp với những tổ chức ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. (Còn tiếp)
Những điều chưa biết về vụ ám sát JFK Oswald không bị bắt vì giết JFK: Lee Harvey Oswald thật ra bị bắt vì hạ sát cảnh sát J.D.Tippitt tại Dallas 45 phút sau vụ JFK. Nghi can chối bỏ mọi cáo buộc và 2 ngày sau đó bị Jack Ruby bắn chết trên đường bị giải từ đồn cảnh sát đến nhà giam. Ám sát tổng thống Mỹ không phải là tội liên bang vào năm 1963: Bất chấp 3 vụ ám sát trước đó nhằm vào các tổng thống Abraham Lincoln, James Garfield và William McKinley, mãi đến năm 1965, giết chết hoặc hãm hại một tổng thống Mỹ mới bị xem là tội hình sự liên bang. Oswald từng muốn ám sát đối thủ của JFK: 8 tháng trước vụ JFK, Oswald lên kế hoạch ám sát tướng Edwin Walker, người luôn chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Kennedy. Oswald đã bắn vào nhà của Walker nhưng ông này chỉ bị thương nhẹ.
Theo TNO
Cuộc đào thoát của thủ hạ ông Jang Song-thaek Theo sau số phận bi đát của Jang Song-thaek, phe cánh của ông này vội vã tháo chạy khỏi CHDCND Triều Tiên. Các ông Ri Yong-ha (ngồi bên trái), Jang Su-gil (sau ông Ri) và Jang Song-thaek (bìa phải) trong một sự kiện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un (ngồi giữa) năm 2012 - Ảnh: Korean Central TV Giới truyền thông Hàn Quốc...