Việt kiều Úc vận chuyển 9 bánh heroin trị giá 10 tỉ đồng
Ngày 14.12, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TP.HCM cho biết đơn vị vừa bắt giữ bà H.T.N (71 tuổi, Việt kiều Úc) vận chuyển trái phép gần 3 kg heroin (tương đương 9 bánh) qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để đi Sydney (Úc).
Tang vật vụ án
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng hải quan đã tiến hành kiểm tra và phát hiện số heroin trên được ngụy trang dưới dạng xà phòng cục mang nhãn hiệu SHINZU’I (36 cục) cất giấu trong hành lý ký gửi của bà N. Số heroin bị phát hiện trị giá ước tính khoảng 10 tỉ đồng.
Vụ việc đang được Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47B), Bộ Công an và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), Công an TP.HCM tiến hành điều tra làm rõ.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng 10 ngày, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã bắt giữ 3 vụ vận chuyển trái phép heroin, với tổng trọng lượng hơn 6 kg (18 bánh).
Video đang HOT
Đàm Huy
Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp
Theo Thanhnien
Bệnh viện Mắt Sài Gòn thương lượng với Việt kiều đòi 80.000 USD
Bị tòa phúc thẩm xác định có một phần lỗi trong quy trình khám chữa bệnh cho ông Thông, Bệnh viện Mắt Sài Gòn đồng ý thương lượng với bệnh nhân từng đòi bồi thường 80.000 USD này.
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM ngày 18/11 mở phiên xử phúc thẩm vụ kiện đòi 80.000 USD giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Hữu Thông (Việt kiều Mỹ) và bị đơn là Công ty TNHH bệnh viện mắt Thái Thành Nam (quận 1, TP HCM).
Ông Thông tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Hải Duyên.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 6/2009, trong lần về nước, ông Thông thấy mắt hơi mờ nên đến khám tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn (chi nhánh Bệnh viện mắt Thái Thành Nam). Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông Thông bị đục thủy tinh thể và chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp phaco.
Sau khi phẫu thuật mắt ông Thông đau nặng hơn, không nhìn thấy. Ông đến gặp bác sĩ và được kê đơn thuốc uống cùng dung dịch nhỏ mắt. Không yên tâm, ông Thông tiếp tục đến Bệnh viện Mắt TP HCM khám lại thì được chẩn đoán bị loạn dưỡng giác mạc, loét giác mạc, sẽ mù vĩnh viễn nếu không có chữa trị kịp thời.
Ông Thông trở về Mỹ điều trị với chi phí 46.700 USD. Sau đó, ông về Việt Nam kiện Bệnh viện Mắt Sài Gòn bồi thường toàn bộ chi phí ông phải sang Mỹ điều trị và tiền mất thu nhập trong thời gian này, tổng cộng hơn 79.000 USD. Ông Thông cho rằng mắt bị giảm thị lực là do "các bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp".
Hồi tháng 4, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã tuyên bác yêu cầu của ông Thông. Theo toà, căn cứ hồ sơ vụ án và các chứng cứ do hai bên cung cấp, sau khi mổ ông Thông đã được bệnh viện tái khám nhưng sau đó tự ý bỏ về Mỹ mà không có thỏa thuận với bệnh viện. Tại phiên tòa, ông Thông trình bày sau khi về Mỹ giữa ông và các bác sĩ có trao đổi và hứa hẹn qua điện thoại. Tuy nhiên, bị đơn phủ nhận việc này.
HĐXX cấp sơ thẩm cũng cho rằng không đủ cơ sở kết luận nguyên nhân dẫn đến phù và loạn dưỡng giác mạc của ông Thông là do bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn mổ. "Nguyên đơn không chứng minh được nguyên nhân dẫn đến việc phù loạn giác mạc là do lỗi của phía bị đơn", bản án nhận định.
Không đồng ý với phán quyết này, ông Thông kháng cáo toàn bộ bản án. Tại phiên phúc thẩm, dù được tòa triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng bác sĩ Thái Thành Nam - người trực tiếp điều trị cho ông Thông không có mặt. HĐXX bày tỏ sự không hài lòng về việc thiếu hợp tác của bác sĩ Nam khiến phiên xử phải trì hoãn nhiều lần.
Có mặt tại phiên phúc thẩm, giám định viên thuộc Hội đồng giám định thuộc Viện pháp y quốc gia (Phân viện tại TP HCM) cho hay, qua hồ sơ bệnh án cho thấy bệnh viện đã có một phần lỗi do không khám lại và kiểm tra thị lực nhãn áp cho bệnh nhân sau khi mổ. Phía bệnh viện không ghi rõ tình trạng nhãn áp mắt bao nhiêu cũng như các thông tin khác, không theo dõi bệnh nhân sau mổ theo đúng các nội dung quy định trong quy trình phẫu thuật Phaco do chính bệnh viện ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/10/2005.
Đại diện bệnh viện cho rằng chỉ có thể đo nhãn áp cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật còn sau khi phẫu thuật mắt nạn nhân đang đau nên "không thể vạch lên mà đo". Tuy nhiên, phía bệnh viện cũng thừa nhận sau khi mổ 2 tiếng đã cho ông Thông xuất viện.
"Chỉ cần sau 2 tiếng là bệnh nhân có thể về được thì sao bệnh viện lại cho rằng do mới phẫu thuật nên không thể đo nhãn áp, không thể kiểm tra thị lực cho bệnh nhân? Bị đơn có thấy chính phía bị đơn có mâu thuẫn không?", tòa chất vấn và cho rằng bệnh viện không thể lấy lý do ông Thông đã tự ý đến bệnh viện khác điều trị để chối bỏ trách nhiệm.
Sau khi được chủ tọa phân tích cũng như công bố kết luận giám định cho thấy Bệnh viện Mắt Sài Gòn có một phần lỗi trong quy trình khám chữa bệnh cho ông Thông, phía bị đơn đã đồng ý xin hoãn phiên tòa để thương lượng với nguyên đơn về số tiền bồi thường. Cũng tại tòa, người đại diện của ông Thông đã rút yêu cầu bồi thường xuống còn 46.000 USD (chi phí chữa trị tại Mỹ), không đòi các khoản mất thu nhập và chi phí đi lại.
Tuy nhiên, HĐXX cũng đề nghị các bên nhanh chóng giải quyết vụ việc trong vòng nửa tháng sau đó phải báo cáo kết quả cho tòa. Nếu thỏa thuận không thành, tòa sẽ mở lại phiên xử vào đầu tháng 12.
Hải Duyên
Theo VNE
TPHCM: Phá đường dây mại dâm trăm đô, chỉ tiếp khách Tây Đường dây mại dâm chỉ tiếp khách nước ngoài, không tiếp người Việt lẫn Việt kiều, hoạt động ngay trung tâm TP.HCM có liên quan đến nhiều tổ hợp ăn chơi biến tướng. Công an TP.HCM xác nhận, vừa triệt phá hoàn toàn đường dây mại dâm cao cấp chuyên phục vụ người nước ngoài, có liên quan đến nhiều tổ hợp ăn...