Việt kiều tặng 150 bản đồ Hoàng Sa nhận bằng khen của Thủ tướng
Anh Trần Thắng – Việt kiều Mỹ vừa nhận bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì thành tích sưu tầm 150 bản đồ và 3 sách atlas cổ, minh chứng lãnh thổ của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.
Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa trao tặng bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho anh Trần Thắng – Chủ tịch Viện văn hóa và giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, người đã dày công sưu tầm 150 bản đồ và 3 sách atlas cổ về Hoàng Sa, Trung Quốc và hàng hải vùng Đông Nam Á, chứng minh Trung Quốc chưa từng có chủ quyền tại Hoàng Sa.
“Tôi lấy làm vinh dự vì Chính phủ quan tâm đến việc làm của mình. Hy vọng những tài liệu tôi gửi về nước sẽ vượt ra khỏi những cuộc triển lãm mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức tại các địa phương, để có thể làm cơ sở pháp lý trong trường hợp tranh tụng về chủ quyền biển đảo Việt Nam sau này”, anh Thắng nói với VnExpress tối 24/8.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga trao bằng khen cho anh Trần Thắng tại thành phố New York.
Anh Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ minh chứng lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2013. Ngoài cơ duyên với những bản đồ cổ, anh còn quyết định dốc toàn bộ tiền tiêu dùng cá nhân tích góp được, cũng như nhận tiền từ các nhà hảo tâm và UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đề tìm mua kỳ được những bản đồ, atlas quan trọng.
Video đang HOT
Hiện anh đã gửi bản gốc về tặng cho thành phố Đà Nẵng; gửi bản scan về Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Luật gia Việt Nam và giáo sư Phan Huy Lê. Tại các cuộc triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trong 2 năm qua, phần lớn là tài liệu bản đồ và atlas do anh Trần Thắng gửi tặng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Trên chuyến tuần tra biển
Hai tàu BP 301201 và BP 300401 cùng 30 cán bộ chiến sĩ của Hải đội 2 (BĐBP Quảng Trị) rẽ sóng, hướng thẳng ra khu vực 4 của vịnh Bắc bộ, bắt đầu chuyến tuần tra biển.
Ngư dân Nguyễn Khánh Khang (bên phải) cho hay việc gặp tàu tuần tra biên phòng trên biển là một niềm vui - Ảnh: Nguyễn Phúc
Thời tiết không thuận lợi, nhưng kế hoạch đã vạch ra, dầu đã bơm đầy, thực phẩm đã chuẩn bị đủ, tinh thần anh em đã sẵn sàng, nên khi thấy trời hửng nắng, trung tá Trần Xuân Lạn, Phó tham mưu trưởng (Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Trị) đã quyết định hối thúc mọi người lên đường, hướng ra phía biển.
Cảng Cửa Việt hôm xuất phát trời quang, đến khi bước chân xuống tàu, chúng tôi mới biết gió hãy còn lớn lắm, làm tàu chao đảo khi những con sóng lớn vỗ mạnh vào mạn. Tàu nổ máy, rồ ga, anh em cán bộ, thủy thủ đoàn vất vả thực hiện các thao tác để tàu xuất bến.
Thoáng thấy sự lo lắng trong mắt cánh nhà báo vốn chỉ có số lần đi biển đếm trên đầu ngón tay, trung tá Lạn vội động viên: "Khi có gió nam, tàu xuất bến khó khăn. Chỉ cần ra cửa biển là mọi việc sẽ ổn. Đi biển mà không có sóng, không có gió thì còn gì... thú vị!".
Quả nhiên, khi vượt qua khỏi phao số 0, tàu như đi vào... một vùng biển khác, êm lạ thường. Giữa biển thênh thang, tàu di chuyển với tốc độ 12 hải lý/giờ, hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ sau thì đã thấy được đảo Cồn Cỏ xanh ngút ngàn.
Phải chạy cách đảo Cồn Cỏ khoảng 30 hải lý nữa thì tàu tuần tra mới bắt gặp những chiếc tàu lớn của ngư dân đang khẩn trương đánh bắt. Khi thuyền trưởng toan hú còi, định áp sát một chiếc tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, thì thượng tá Đào Văn Cừ, Trưởng ban tác chiến BĐBP Quảng Trị vội ra lệnh dừng lại: "Các cậu mắt kém quá, ngư dân đang kéo lưới đấy, kiểm tra lúc này khác gì làm tội họ".
Trong khi tàu tuần tra lách sang hướng khác, thượng tá Cừ tâm sự: "Bà con ngư dân mình cũng hay đánh bắt theo kiểu tận diệt, giã cào, trong khi xung quanh đảo Cồn Cỏ đều là khu bảo tồn. Biết bà con làm ăn vất vả trên biển, chúng tôi chủ yếu nhắc nhở. Chỉ khi nào, phát hiện trường hợp quá đáng, nguy hiểm thì mới yêu cầu đưa tàu vào đảo Cồn Cỏ, xử phạt...".
Được BĐBP khen chấp hành tốt mọi quy định, thuyền trưởng tàu QB- 92128TS Nguyễn Khánh Khang (47 tuổi, ở Quảng Bình) tít mắt cười nói: "Ở trên bờ khi đi xe máy, ô tô bị vẫy lại kiểm tra thì sợ còn ở trên biển gặp biên phòng kiểm tra thì lại thấy... vui. Mấy anh đến cũng như đi... hỏi thăm mình, để mình biết rằng dù ở ngoài biển vẫn có lực lượng chức năng cạnh bên và càng yên tâm đánh bắt".
Trong khi đó, thuyền trưởng Hồ Đăng Văn (38 tuổi) cũng nói chen vào: "Trên biển cả rộng lớn này, gặp được biên phòng, hải quân, kiểm ngư cũng giống gặp người nhà, kiểu như đi du lịch nơi khác mà gặp đồng hương!".
Trung tá Lạn thông tin thêm trong quá trình tuần tra, lực lượng biên phòng thi thoảng vẫn gặp tàu cá của Trung Quốc.
"Tàu của họ rất lớn, thậm chí lớn hơn cả tàu biên phòng nhưng khi thấy chúng tôi xuất hiện thì họ vội vã cất lưới, nổ máy bỏ chạy ra vùng biển quốc tế. Đó là tâm lý dễ hiểu, cũng giống như gã ăn trộm mà gặp công an vậy thôi", trung tá Lạn nói.
Thượng úy Hoàng Ngọc Lương, Tàu trưởng tàu BP 301201 cho biết bờ biển Quảng Trị kéo dài 75 km, là vùng biển rộng lớn thuộc khu vực 4, khu vực cuối cùng của vịnh Bắc bộ, nên việc tuần tra, kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên.
Theo số liệu của Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Trị, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức 7 đợt tuần tra trên biển. Ngoài hoạt động tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá, bảo vệ chủ quyền, các đợt tuần tra còn kết hợp huấn luyện bơi, cứu hộ, cứu nạn, quân y, sử dụng hỏa lực trên biển hoặc đưa các đoàn công tác ra đảo Cồn Cỏ, tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn...
Nguyễn Phúc
Theo Thanhnien
Những phận người không quốc tịch ở Bình Dương Sau hơn mười phút vượt qua hàng hàng ngàn cây cao su, phía trước hiện ra những căn nhà xiêu vẹo, chúng tôi tới "xóm Việt Kiều" nơi tá túc của hàng chục con người không quốc tịch ở Bình Dương. Cuộc mưu sinh của 2 mẹ con Tôi gặp chị Trần Thị Châu (34 tuổi) cùng đứa con trai đang cắm cúi...