Việt kiều tại Lào bồi hồi nhớ quê khi xem xiếc Việt
Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có những buổi biểu diễn giao lưu đặc biệt chào mừng Quốc khánh Lào theo lời mời từ Bộ Văn hoá Lào.
Trong những ngày nước bạn Lào tổ chức tưng bừng 40 năm Quốc khánh và đón chào năm mới, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có những buổi biểu diễn giao lưu đặc biệt chào mừng Quốc khánh Lào theo lời mời từ Bộ Văn hoá Lào. Các buổi biểu diễn đều nhận được sự tham dự và quan tâm sâu sắc từ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của nước bạn Lào, và các đồng chí lãnh đạo ngành văn hoá Lào.
Trong 5 ngày liên tiếp từ 22/12/2015 vừa qua, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có 9 suất diễn liên tục miễn phí phục vụ người dân Lào và bà con Việt kiều sinh sống tại Thủ đô Viêng- Chăn, tạo nên không khí tưng bừng, náo nức ở nơi đây.
Ông Khamsouk Channavong, Phó Giám đốc Đoàn Xiếc quốc Gia Lào cho biết, cả 9 suất diễn gần như không ngày nào có chỗ trống, bà con mong chờ từng giờ để đến buổi biểu diễn, có nhiều người đến muộn không có vé vào xem, họ buồn lắm vì đây là những dịp hiếm được đón đoàn xiếc từ Việt Nam sang. Ông Khăm Súc cũng chia sẻ, các tiết mục của Liên đoàn Xiếc Việt Nam phục vụ bà con đã thể hiện trình độ kỹ thuật xiếc ngày càng cao của Xiếc Việt, các tiết mục được chọn lựa biểu diễn tại Lào dịp này mang nhiều hơi thở giao lưu văn hoá, đậm đà sắc màu văn hoá Việt, có những tiết mục làm ông… nao nao nhớ Hà Nội như “Đế kiếm trên không”.
Cùng tâm sự với ông, ông Minh Châu (Đại diện cộng đồng người Việt tại Lào) cũng nói, khi xem hai cô gái mặc áo dài, hình ảnh rất Việt Nam, rất Hà Nội, tôi và nhiều kiều bào không khỏi xúc động nhớ nhà. Những buổi biểu diễn này làm chúng tôi thấy được hơi ấm từ quê nhà lan toả trong những ngày chào đón năm mới.
Ông bồi hồi nói thêm: “Bà con Việt kiều ở đây rất hạnh phúc khi được xem những chương trình nghệ thuật từ Việt Nam sang như Xiếc, không chỉ gắn kết tình hữu nghị, giao lưu giữa người dân hai nước, mà còn giúp chúng tôi luôn ghi nhớ những dấu ấn văn hoá, nghệ thuật quê hương. Từ các cháu thiếu nhi đến người lớn, ai cũng thích, và rất hạnh phúc vì được xem xiếc Việt, thoả phần nào nỗi nhớ quê hương những ngày đầu năm mới này”.
Video đang HOT
Theo ông Châu, bà con còn xuýt xoa tiếc nuối vì mỗi năm nếu có điều kiện, liên đoàn Xiếc Việt Nam mới có được 1 dịp giao lưu biểu diễn duy nhất phục vụ bà con. Bà con Việt kiều mong ngóng có thêm nhiều buổi diễn, nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật nữa sang Lào, để bà con vơi bớt nỗi nhớ quê hương.
Trong chuyến lưu diễn phục vụ Quốc khánh Lào và chào mừng năm mới 2016 lần này, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã mang đến tới người dân Lào và bà con Việt Kiều những tiết mục xiếc đặc sắc của mình như: Đế kiếm trên không- thiếu nữ trong tranh, nhào lộn trên không, đế trụ trên đu, các tiết mục xiếc thú, ảo thuật… chọn lọc. Cũng theo Liên đoàn xiếc Việt Nam, trong chuyến lưu diễn, đoàn cũng có những buổi biểu diễn phục vụ bộ đội biên phòng, bà con ở dọc tuyến biên giới Việt – Lào./.
PV
Theo_VOV
Thái Lan: Kiều bào đón lễ Vu Lan
Sáng nay (23/8), bà con Việt kiều ở Bangkok, Thái Lan tổ chức Đại lễ Vu Lan.
Đây là một tập tục đáng quý của người Việt thường tổ chức vào dịp Rằm tháng 7 để thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, báo hiếu cha mẹ sinh thành, là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, luôn được bà con Việt Kiều gìn giữ và phát huy.
Toàn cảnh Đại lễ Vu Lan 2015 của bà con Việt kiều ở Bangkok
Đại lễ Vu Lan năm nay diễn ra tại chùa Quảng Phước, ngôi chùa lớn của người Việt tại trung tâm thủ đô Bangkok. Đây là Đại lễ Vu Lan năm thứ 7 do Hội văn hóa Thái Việt, Hội người Việt Nam tại Bangkok và Trung tâm Ngôn ngữ và Kiến thức Việt phối hợp tổ chức.
Gần 4 trăm tăng ni, phật tử, bà con Việt kiều và học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Thái Lan đã tới tham dự.
Phát biểu tại buổi Lễ, nhà sư trụ trì chùa Quảng Phước nói: "Mẹ cha là phật tại nhà, một lòng phụng dưỡng mới là đạo con. Tháng 7 về khơi gợi trong lòng tất cả chúng ta, nhất là những người con lưu lạc tha phương phải hoài niệm về cha về mẹ. Đó là mùa Vu lan báo hiếu, mùa báo ân đối với 2 đấng sinh thành. Có cha có mẹ chúng ta như có tất cả niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn của kiếp người. Ngày lễ Vu lan giờ đây không chỉ là ngày lễ hạn cuộc đối với người con Phật, mà nó đã trở thành ngày lễ kỷ niệm chung cho tất cả mọi người nhất là dân tộc Việt Nam, một dân tộc vốn có truyền thông hiếu đạo từ ngàn xưa".
Lễ tụng kinh Sám Vu lan
Trong buổi Lễ, Nghi thức cài hoa hồng lên áo tăng ni, phật tử diễn ra thật cảm động do các bạn trẻ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tiến hành. Hoa mầu đỏ được cài có ý nghĩa cảm ơn trời đất vì vẫn được phụng dưỡng cha mẹ, còn bông hoa mầu trắng như lời nhắn nhủ hãy luôn nhớ và báo hiếu những ai không còn bậc sinh thành.
Tiếp đó là lễ tụng kinh Sám Vu Lan. Đặc biệt Sám Vu Lan được in bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Thái Lan để tất cả mọi người đều có thể đọc và niệm Sám Vu Lan.
Nghi lễ Bông hồng cài áo.
Chị Đỗ Thúy Hà - Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và kiến thức Việt, trường Đại học Chulalongkorn, đồng thời là thành viên ban tổ chức cho biết: Mỗi năm lễ Vu lan được tổ chức tại một ngôi chùa khác nhau để giới thiệu rộng rãi cho cộng đồng biết về chùa Việt.
Ở Thái Lan có lễ cảm ơn mẹ, cảm ơn cha riêng nhưng lễ Vu lan là lễ cảm ơn cả cha cả mẹ đối với người Việt. Đặc biệt nghi thức bông hồng cài áo, là lễ rất mới ở Thái mà các em sinh viên, người Thái tới dự rất cảm động.
Toàn thể tăng ni, phật tử chụp ảnh lưu niệm.
Xuân Hùng
Theo_VOV
Một năm vượt khó của người Việt tại Séc 2015 được nhận định là một năm khó khăn đối với bà con người Việt kinh doanh buôn bán tại Trung tâm thương mại Sa Pa của Cộng hòa Séc. Với tinh thần đoàn kết, đức tính chăm chỉ, sự nhạy bén cao, bà con dần thích nghi với tình hình mới, từng bước thay đổi phương thức kinh doanh để duy trì...