Việt kiều ở Đức thảo luận về chủ quyền biển đảo
Cộng đồng người Việt tại Berlin vừa có buổi tọa đàm với học giả, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã về những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Học giả, tiến sĩ Nguyễn Nhã giới thiệu về hành trình nghiên cứu chủ quyền biển đảo Việt Nam tại buổi tọa đàm. Ảnh: QC
Buổi tọa đàm “Những tư liệu lịch sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam bất khả tranh nghị trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” diễn ra tối 27/8 vừa qua, tại Đồng Xuân Quán, thuộc trung tâm thương mại Đồng Xuân, Berlin. Đại diện nhiều hội đoàn, các tổ chức của người Việt tại Berlin cùng đông đảo các doanh nhân và bà con tại thành phố Berlin đã tới dự.
Từ Việt Nam sang Đức, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã mang theo những tấm bản đồ cổ ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đĩa CD và hàng chục cuốn sách có tựa đề “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Học giả Nguyễn Nhã cho biết, cuốn sách bao gồm luận văn tiến sĩ về lịch sử, các trang viết ông thu thập tài liệu trên 40 năm qua về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và những hình ảnh cùng các tư liệu tổng hợp từ hàng thế kỷ trở lại đây.
Tại buổi tọa đàm, ông đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và nhiều vấn đề cấp bách cũng như chiến lược lâu dài của nước ta để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Video đang HOT
Một trong những người tham gia tọa đàm, anh Phạm Quang Thảo, doanh nhân thành đạt từng có mặt trên 9 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, kể lại chuyến đi và những cảm nhận về những người lính ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc.
Anh Đỗ Quyết Thắng, hiện sinh sống ở Berlin, đã tặng 4 bản đồ về biển đảo của Việt Nam cho học giả Nguyễn Nhã. Những tài liệu này được in và phát hành tại Đức vào những năm 1900, được anh Thắng sưu tầm, mua lại trong những năm gần đây.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cầm bức tranh bằng gạo có bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: QC
Học giả Nguyễn Nhã đã dành phần lớn cuộc đời cho việc nghiên cứu về những bằng chứng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ông mong muốn tất cả những tài liệu trên cần được dịch sang nhiều thứ tiếng và phát hành rộng rãi trên thế giới.
Tiến sĩ 75 tuổi mong muốn những người Việt Nam dù ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài, cũng như những người yêu Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, cùng ủng hộ ông.
Sau buổi tọa đàm, bà con người Việt tại Berlin đã quyên góp được 495 Euro (655 USD) cho quỹ dịch thuật và công bố những tài liệu liên quan tới chủ quyền biển đảo Việt Nam của tiến sĩ Nguyễn Nhã ra tiếng Anh.
Quang Chí
Theo VNE
Cộng đồng Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech
Cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có đại diện riêng trong Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia - một tin vui đối với những bà con đang sinh sống tại đất nước ở Trung Âu này.
Người Việt ở Czech trong chương trình đón xuân. Ảnh: congdong.cz
Radio Prague cho hay thông tin trên được ủy viên hội đồng nhân quyền Monika Simunkova đưa ra.
Theo đó, chính phủ Czech đã quyết định mở rộng Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia hôm 3/7 và bổ sung thêm hai đại diện của cộng đồng người Việt và cộng đồng người Belarus. Đại diện cho phía Việt Nam là ông Phạm Hữu Uyển, thuộc Hội Công dân Văn Lang.
Trước đó, hội đồng trên gồm 32 thành viên, trong đó có 12 đại diện của các dân tộc thiểu số như Nga, Đức, Hy Lạp, Bulgary... Các đại diện này có quyền cố vấn cho chính phủ Czech trong việc ban hành các điều luật liên quan đến dân tộc mình. Đại diện của cộng đồng người Việt và Belarus chỉ tham gia các cuộc họp của hội đồng với tư cách khách mời.
Với quyết định trên, người Việt sẽ trở thành một dân tộc thiểu số tại nước này. Ông Trần Việt Hùng, phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Czech, cho biết đây là một tin vui đối với cộng đồng người Việt ở quốc gia Trung Âu này.
Theo Vietnam , với quy chế là một dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có điều kiện và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển hơn nữa về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình. Tại các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống, trẻ em có thể được học kiến thức bằng tiếng Việt.
Quy chế này cũng đảm bảo cho người Việt Nam quyền sử dụng tiếng Việt tại công sở cũng như tòa án. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại Czech có thể thành lập chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt.
Khoảng 65.000 người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại Czech.
Theo VNE
Cộng đồng Việt, Mexico giao lưu ở Mỹ Cộng đồng người gốc Việt ở khu Little Saigon có buổi giao lưu văn hóa với cộng đồng người gốc Mexico cùng chung sống ở quận Cam, bang California, Mỹ. Cộng đồng người Việt và cộng đồng người Mexico là hai cộng đồng cư ngụ tại hai thành phố liền nhau là Westminster và Santa Ana. Các siêu thị, nhà hàng, tiệm phở,...