Việt kiều Mỹ ám ảnh số người chết vì Covid-19, được chích vắc xin mừng muốn khóc
Khi người quản lý bộ phận bảo vệ nhiễm virus rồi qua đời trong 7 ngày sau chuyến đi nghỉ ở California, một nhân viên khác phải nhập viện thở máy hơn tháng trời…, chúng tôi nhận ra Covid-19 không đơn giản là một trận cúm mùa.
Khu Việt Nam Eden ở Falls Church (Virginia). Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Vào đầu tháng 7.2021, Maryland và Virginia đã chấm dứt “Tình trạng khẩn cấp – State of Emergency” do Covid-19 đã được áp đặt từ tháng 3.2020. Thủ đô Washington, D.C. có lẽ vào cuối tháng này cũng sẽ tiếp bước. Có nghĩa là mọi thứ giờ đây đã trở lại bình thường.
Các ngành dịch vụ như nhà hàng, tiệm hớt tóc, chợ, siêu thị, rạp chiếu phim, ngân hàng và phòng tập thể hình được mở hết công suất mà không có bất kỳ hạn chế nào (chỉ trừ các cơ quan chính phủ mở cửa nhỏ giọt). Khẩu trang không còn bị bắt buộc phải mang ở khu vực công cộng (nhưng cơ sở thương mại hay công ty có quyền bắt người khác phải đeo trong phạm vi của mình sở hữu).
Nỗi ám ảnh không thể nào quên!
Tính tiền thời giãn cách phòng Covid-19 tại siêu thị. Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Sau hơn một năm trời nằm trong tình trạng lockdown (phong tỏa) hoàn toàn hoặc từng phần để chống dịch Covid-19, dẫu giờ mỗi ngày vẫn có vài trăm ca nhiễm và hơn chục người chết, người ta đã có thể tháo khẩu trang, tới nhà hàng ăn uống, đi xem phim, mua sắm hay đi du lịch. Những ngày được coi là đen tối nhất có lẽ đã lùi lại phía sau ở vùng đất xinh đẹp này. Tất cả nhờ vào tỷ lệ chích vắc xin Covid-19 khá cao (hơn 70% dân số được chích một mũi).
Tiểu bang Maryland nơi tôi ở, mặc dù có diện tích và dân số khá nhỏ, nhưng số ca dương tính Covid-19 lên tới 460.000 người và gần 10.000 người đã không nhìn pháo hoa rực rỡ bay trên khắp các thành phố trong dịp lễ Độc lập vừa qua. Đó có lẽ là con số kinh hoàng và là nỗi ám ảnh không thể nào quên trong suốt quãng đời còn lại của tôi.
Thời dịch Covid-19, ai nấy đều mang khẩu trang khi đến khu Việt Nam Eden. Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Nhớ lại hơn một năm về trước, vào giữa tháng 3.2020, khi Maryland có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19, Thống đốc Larry Hogan đã ra lệnh phong tỏa cả tiểu bang một cách nhanh chóng. Bắt đầu từ trường học, tới các cơ sở kinh doanh và cơ quan nhà nước. Chỉ có những ngành thiết yếu như siêu thị, bưu điện, ngân hàng… mới được mở cửa để phục vụ.
Video đang HOT
Lúc dịch bắt đầu tấn công Vũ Hán (Trung Quốc), người châu Á ở Mỹ đã… xếp hàng mua gần hết những vật dụng cần thiết cho cuộc sống. Từ khẩu trang, nước rửa tay, tới gạo, cá, mắm, muối, giấy vệ sinh đều có đủ trong nhà.
Dòng người dài xếp hàng chờ mua ở quán Starbucks đầu tiên trên thế giới tại Seattle, Washington.. ẢNh NGUYỄN HỮU TÀI
Khi lệnh lockdown vừa bắt đầu, nhiều nơi ở Mỹ và chỗ tôi sống gần như loạn lên. Dòng người xếp hàng kéo dài hàng dặm để chờ vào các siêu thị. Bên trong Costco, Aldi, Safeway, CVS hay Target, giống như bão ùa qua. Những gian hàng thức ăn trống vắng. Nước đóng chai chạy khắp nơi không thấy ai bán. Giấy vệ sinh, nước rửa tay, khẩu trang trở thành quý hiếm. Có tiền cũng chưa chắc mua được.
Nhưng nhanh chóng sau đó, mọi thứ bắt đầu ổn định trở lại. Người dân chung quanh thủ đô Washington, D.C. hiểu rằng chỉ có giãn cách xã hội mới hạn chế được sự lây nhiễm ngày một gia tăng. Nói như thế không có nghĩa nơi đây sẽ vắng lặng như một thành phố chết, không còn sức sống. Ngoài đường xe cộ có giảm nhưng vẫn đông. Dòng người xếp hàng đi chợ hay mua các vật dụng cần thiết luôn dài.
Mỗi sáng ra công viên, bà con vẫn chạy bộ, đạp xe tập thể dục nâng cao sức khỏe. Xe đạp tăng giá mấy lần mà cũng không có hàng để bán. Khi tình hình tệ hơn, ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, số người chết ở New York rồi California nhiều quá, những quy định về khẩu trang và giãn cách mới bắt đầu được siết chặt. Nhưng chưa bao giờ chính quyền cấm người dân ra ngoài tập thể dục hay mua sắm. Chẳng có cảnh sát nào bắt người vi phạm giãn cách hay đeo khẩu trang. Thỉnh thoảng trên báo có vài vụ cảnh sát khám nhà những người tổ chức các buổi tiệc lén lút nhưng chưa thấy bỏ tù ai.
Hơn lúc nào hết, sự tự do của người Mỹ được thử thách bởi chính mạng sống của mình và người thân ruột thịt. Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Công ty tôi chuyên về cho thuê mướn nhà nên được coi là ngành thiết yếu nên vẫn đi làm. Suốt ba tháng trời, các văn phòng nhỏ bị đóng cửa, không tiếp khách. Nhân viên văn phòng phải dồn hết về công ty lớn để trả lời điện thoại, thu tiền và… bán nhà vì nhu cầu nhà ở vẫn diễn ra. Dịch bệnh không thể ngăn việc người Mỹ dọn từ nhà này qua nhà khác. Việc nhặt rác, sửa chữa, bảo trì nhà cửa vẫn diễn ra với mức độ cẩn thận cao.
Rất may, dân chúng thủ đô Washington, D.C. không đến nỗi cực đoan như nhiều vùng khác biểu tình loạn xạ. Họ chấp nhận giãn cách để mong chờ một ngày tươi sáng hơn.
Mọi việc tệ hơn khi người quản lý bộ phận bảo vệ sau chuyến đi nghỉ ở California đã nhiễm virus và nhập viện rồi qua đời trong vòng bảy ngày ngắn ngủi. Thêm một nhân viên khác phải nhập viện thở máy hơn cả tháng trời. Chúng tôi bắt đầu nhận ra Covid-19 không đơn giản là một trận cúm mùa dễ tan biến khi hè tới hay chỉ tấn công người lớn tuổi mang bệnh nền. Bất kỳ một ai cũng có thể nhiễm và hậu quả sẽ kéo dài trong nhiều tháng hay năm sau đó.
Ba lần trở thành F1…
Tôi phải rút bớt nhân viên ở văn phòng chính. Mọi người làm theo ca. Tuần chừng hai mươi đến ba mươi tiếng nhưng vẫn được trả lương đầy đủ. An toàn của con người là trên hết. Mỗi ngày, chúng tôi liên tục nói với nhân viên tránh tụ tập với những người không sống chung với mình. Đi làm chỉ nên về nhà hay ra ngoài khi cần thiết. Nếu bản thân hay người trong gia đình bị dính Covid-19 hay có triệu chứng thì phải báo liền để truy vết và cắt đứt nguồn lây.
Câu cá ở Kitty Hawk Pier, Outer banks, North Carolina sau giãn cách. Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Chính phủ không làm việc này, thì chúng tôi sẽ làm trong phạm vi nhỏ hẹp của công ty. Nếu vi phạm sẽ bị cảnh cáo. Và đã có người bị đuổi việc vì tới nhà người lạ ăn sinh nhật rồi đăng lên… Facebook. Lỡ có triệu chứng thì lấy hẹn đi khám. Thời gian trả kết quả sẽ kéo dài lên tới ba hay bốn ngày. Bệnh thì cố gắng ở nhà trị vì bệnh viện lúc này như một ổ dịch. Có khi vô mà không thể trở ra.
Tôi đã từng ba lần trở thành F1, khi có tới ba nhân viên vào văn phòng mình nói chuyện và ít ngày sau gọi báo dương tính. Run bắn cả người. Bản thân mình không sao, lỡ về nhà lây cho người thân rồi có chuyện gì chắc cả đời ân hận. Nhưng nhờ đeo khẩu trang, đứng cách xa gần 2m nên tôi không bị nhiễm Covid-19.
Ngày nước Mỹ và Maryland lockdown là những ngày tôi sống chậm rãi và để dành khá… nhiều tiền. Lương không ảnh hưởng mà còn có thưởng vì sự tận tụy. Không mua vé máy bay, chẳng tốn tiền khách sạn hay thuê xe, nhà hàng cũng không ghé. Thậm chí thức ăn cũng được mang tới tận nhà khi có rất nhiều hội đoàn, nhà thờ tới nơi tôi ở phân phát, ép nhận.
Mỗi sáng tôi dậy sớm, ra công viên chạy bộ, hít thở không khí trong lành, nâng cao sứ đề kháng. Sau đó lên công ty làm việc, quản lý giấy tờ, mua đồ ăn trưa để đãi mọi người, chuyện trò để giảm bớt áp lực. Tối về lên mạng nói chuyện với bạn bè, đọc sách, ăn cùng gia đình… Anh chị tôi làm những việc không thiết yếu nên bị đóng cửa, ở nhà lãnh tiền trợ cấp. Tôi cười bảo, tiền họ lãnh hơn cả lương khi cật lực đi làm.
Nhưng thiệt tình mà nói sức khỏe tinh thần của tôi vẫn khá tệ. Cảm giác cuồng chân, bó cẳng cứ làm mình bứt rứt. May mà vẫn được lái xe, đi làm, chạy bộ và mua thức ăn mỗi ngày chứ bị nhốt trong nhà hoài chắc tôi điên mất. Rồi cứ nghĩ không biết tới khi nào mình bị dính bệnh. Liệu mớ sả gừng chanh uống mỗi ngày có tăng sức đề kháng? Liệu các loại vitamin hay Tylenol có giúp tôi vượt qua khi dính bệnh do phổi mình yếu vì suyễn?
Ngoài công ty và gia đình thì tôi chẳng dám đi gặp bạn bè nào khác bên ngoài. Thêm một nhân viên nữa qua đời vì Covid-19. Hơn 10 người khác bị nhiễm từ nặng tới nhẹ. Có người tưởng không qua khỏi nhưng rồi cũng phục hồi.
Sau đó, anh tôi đi làm lại và bị nhiễm Covid-19. Tôi phải thuê khách sạn cho anh ở để hạn chế tiếp xúc với gia đình. Ngày ba bữa mang thức ăn nước uống tới. Rất may sau hơn mười ngày anh tôi âm tính mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nỗi lo lắng ấy cứ dồn dập đến mỗi ngày khi chung quanh số ca nhiễm vẫn tăng phi mã.
Xe đạp trở thành thú vui của người dân thời giãn cách (Riverdale, Maryland). Ảnh NGUYỄN HỮU TÀI
Những ngày giãn cách phòng dịch Covid-19 cứ thắt chặt rồi nới lỏng liên tục. Rất may dân chúng thủ đô không đến nỗi cực đoan như nhiều vùng khác biểu tình loạn xạ. Họ chấp nhận giãn cách để chờ một ngày tươi sáng hơn.
Vắc xin Covid-19 được thông qua, nhưng chúng tôi chưa tới lượt chích. Phải đăng ký, chờ đợi, hi vọng và ngóng trông. Chưa bao giờ tôi phải đón một năm mới ở xứ người trong nỗi lo toan và hồi hộp đến thế. Cứ nghĩ mình đã chịu đựng một năm rồi, biết đâu tới phút cuối cùng, lại không trụ được thì buồn lắm.
Và gánh nặng tâm lý ấy đã được trút bỏ gần như hoàn toàn khi tôi lái xe tới gần một tiếng đồng hồ để được chích mũi vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên vào vai trái. Mình sắp được an toàn rồi! Tôi ngồi trong xe gần ba mươi phút nhìn tấm thẻ trắng ghi tên và mũi chích của mình mà muốn rơi nước mắt.
Mỹ sắp hứng nắng nóng kỷ lục
Hơn 31 triệu người khắp miền tây và trung tây Mỹ sắp đón đợt nắng nóng tàn khốc với nhiệt độ có thể tăng kỷ lục ở California và Nevada.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) hôm 9/7 cảnh báo nguy cơ nắng nóng được xếp loại "rất cao" trên hầu hết khu vực tây và trung tây, đồng nghĩa với việc toàn bộ cư dân ở khu vực này phải đối mặt với nguy cơ rất cao về các bệnh do nắng nóng kéo dài.
NWS cho biết thêm ngay cả các khu vực có nguy cơ nắng nóng thấp hơn một chút, được xếp loại "cao" hoặc "trung bình", người dân vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nắng nóng.
Các khu vực không tiếp giáp biển ở California dự kiến hứng đợt nắng nóng gay gắt, song các trung tâm đô thị lớn của bang như Los Angeles và San Francisco, nằm dọc theo bờ biển, phần nào cảm thấy nhiệt độ dễ chịu hơn nhờ gió biển.
"Nhiệt độ có thể sẽ cao hơn mức bình thường khoảng 10 độ F. Đây sẽ là một đợt nắng nóng kỷ lục", phát ngôn viên cơ quan khẩn cấp California Diana Crofts-Pelayo cảnh báo hồi đầu tuần.
Người mẹ bên cạnh các con đang nghịch nước trong công viên ở Seattle hôm 26/6. Ảnh: Washington Post.
Các quan chức NWS cũng cảnh báo một một số khu ở California và Nevada như thành phố Las Vegas có thể hứng nhiệt độ cao vượt mức kỷ lục 117 độ F (hơn 47 độ C).
Dưới ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt, giới chức Washington đã công bố các quy định khẩn cấp bảo vệ sức khỏe cho các nông dân và những lao động ngoài trời. Quy định mới đề nghị khi nhiệt độ cao hơn 100 độ F (38 độ C), chủ lao động phải cung cấp cho nhân viên nơi tránh nắng nóng hoặc đảm bảo thời gian nghỉ ngơi vẫn có lương hợp lý.
"Nắng nóng ở bang Washington năm nay đã lên tới mức thảm khốc. Rủi ro đối với các cá nhân rất cao, đặc biệt là những người phải làm việc ngoài trời cả ngày", Thống đốc Washington Jay Inslee cho biết.
Ngay từ tháng 6, khu vực tây và tây nam Mỹ cũng chịu ảnh hưởng từ đợt nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao cùng hạn hán khắc nghiệt cũng là tăng nguy cơ cháy rừng vốn rất cao. Các bang Oregon và Washington hồi đầu tháng báo cáo tổng cộng hơn 100 người chết vì nắng nóng, chủ yếu là người cao tuổi.
Nắng nóng thiêu đốt Bắc Mỹ gióng hồi chuông cảnh tỉnh Các kỷ lục về nhiệt độ ở Mỹ và Canada liên tục bị phá vỡ gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn cầu. Nắng nóng cực đoan đang tấn công miền tây nước Mỹ và Canada những ngày gần đây. Hiện tượng "vòm nhiệt" đẩy nhiệt độ tăng lên gần 50 độ C ở Canada, khiến...