Việt hóa game không sợ khổ, chỉ sợ bị những kẻ rảnh mồm chê bai
Đáng buồn ở mỗi chỗ, việc chê bai này có tính phong trào và bầy đàn rất cao, và nó ảnh hưởng tới cả tâm thế của nhiều người đang Việt hóa game
Mới đây, cộng đồng game thủ Việt, đặc biệt là những người đang theo dõi những tin tức của làng Việt hóa game đã được một dịp nóng lên khi những dòng chia sẻ dài và đầy ưu phiền của một thành viên nhóm Việt hóa game được chính thức đăng tải:
“GỐC TỐI TRONG TÂM NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆT NGỮ!!!
Dịch game, dịch truyện, nó là một thứ đam mê. Đối với nhiều người nó là thứ vô bổ, tổn sức hại thân, nhưng đừng lấy bụng bản thân đo lòng thiên hạ.
Là dịch giả, tôi làm theo cách mà tôi thấy hay nhất, tốt nhất, vừa truyền tải đúng nội dung, vừa không khô khan buồn tẻ. Là dịch giả, mục tiêu của tôi là gắng hết sức để các bạn được thưởng thức game một cách hoàn mỹ nhất, nhưng 9 người 10 ý, các bạn phải biết có tài thánh cũng không thể phục vụ vừa lòng tất cả mọi người được.
Video đang HOT
Các bạn chắc không ít người chơi game online. Trong những game các bạn chơi, thử hỏi mấy ai thấy hài lòng 100% với những gì họ mang lại? Câu cú lủng củng, từ ngữ nhập nhằng, nhiều chỗ còn nguyên tiếng địa phương. Đó là người ta còn có lương, còn mình chỉ có cái tâm.
Các bạn không thích, có thể không chơi, mình không hề có ý kiến, nhưng mong các bạn tôn trọng chút công sức của những người đã vì cộng đồng mà không tiếc công tiếc sức. Không chỉ riêng mình, cũng không chỉ riêng mảng dịch thuật. Các bạn không thích, các bạn có thể nói, các bạn bảo mình dịch sai, có thể đưa bằng chứng chứng minh cụ thể, nhưng các bạn đừng tình cờ thấy lạ, hay chướng tai gai mắt là bảo quỳ lạy chịu thua, như kiểu mình chế ba xàm ba láp vậy. Mình chưa từng thay đổi nội dung của bất cứ tựa game nào mình từng dịch, kể cả nhỏ nhặt nhất. Nếu có thay đổi, mình chỉ thay đổi cách dùng từ, diễn giải mà thôi.
Bản thân tôi, tôi luôn muốn giúp cho cộng đồng này ngày một phát triển, nên đã không ngừng tìm mọi cách để gây dựng nên một nền tảng vững chắc, từ thư viện game ngày một phong phú hơn với nhiều tựa game mà tôi chưa chơi bao giờ, từ một forum gametiengviet.com mới ngóp nghén ra đời vài tháng. Nhưng mọi cố gắn của tôi chỉ là vô ích nếu như chỉ có mình tôi, tôi thật sự rất buồn khi có cảm giác bị một nơi mà tôi từng nghĩ là cội nguồn của gamer, nơi hội tụ những lão làng game thủ ở Việt Nam hất hủi. Tôi hy vọng đó chỉ là một sự hiểu lầm, và mong rằng các bạn sẽ sớm hiểu những gì tôi đang làm là cho các bạn, không phải cho tôi.
May thay, bên cạnh tôi có những cộng sự rất tốt, họ luôn hiểu và chia sẻ cùng tôi vượt qua bao khó khăn để mang đến cho các bạn những bản Việt Ngữ thật hoàn chỉnh, những bạn game thủ đã ủng hộ nhóm từ khi nhóm mới chỉ là một hạt nơ tron vô cùng bé nhỏ. Tất cả họ là động lực của tôi bây giờ!
Cám ơn những người đã bỏ công ngồi đọc.”
Quả thật, “thích chê bai, dìm hàng” đã trở thành một trong những căn bệnh trầm kha chưa tìm được đâu ra thuốc chữa của nhiều game thủ Việt. Chưa cần tìm hiểu thông tin, họ có thể cất lời chê bai và quay lưng lại với những sản phẩm do người Việt tạo ra, không chỉ riêng những bản game Việt hóa mà còn là cả những sản phẩm do bàn tay người Việt tạo ra.
Thế nhưng ở một chừng mực nhất định, “kỳ vọng” của một bộ phận game thủ chúng ta lại có thể được mô tả bằng cụm từ “cuồng vọng”, khi những mong chờ của game thủ với một game made in Vietnam lại đi quá giới hạn khả năng mà làng game Việt có thể đáp ứng. Đáng buồn ở mỗi chỗ, việc chê bai này có tính phong trào và bầy đàn rất cao. Tính chất này của một số người chơi game online ở Việt Nam cũng được biểu hiện rất rõ rệt trong nhiều cuộc tranh cãi về game trên các diễn đàn hay trang tin. Nhiều người không có mấy liên quan, hoặc chưa rõ đầu cua tai nheo đã hoàn toàn có thể lên tiếng tham gia cuộc tranh cãi.
Theo GameK
Tham quan thư viện hơn 100 game Việt Hóa được thực hiện trong suốt hàng chục năm
Bộ thư viện được tổng hợp bởi diễn đàn Game Tiếng Việt sẽ cho game thủ 1 cái nhìn toàn diện nhất về hơn 100 sản phẩm đã được Việt Hóa từ cái nôi của ngành Game Việt, GameVN, cũng như nhiều game thủ đam mê dịch thuật khác bên ngoài diễn đàn này.
Rào cản ngôn ngữ vẫn là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến nhiều game thủ Việt chưa mặn mà với các sản phẩm đến từ Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản. Cho dù các sản phẩm đến từ những khu vực này phần lớn đều rất hay cả về mặt cốt truyện lẫn gameplay, cũng như sở hữu nền tảng đồ họa nổi bật hơn hẳn phần còn lại của thế giới. Đương nhiên, khi chơi một sản phẩm, bạn sẽ không cần thiết phải hiểu đến từng từ tiếng Anh (ngôn ngữ phổ thông nhất) trong game. Bạn có thể đoán được ý đồ của các nhân vật trong game muốn nói gì qua cử chỉ, hành động hoặc nhiều kiểu khác. Nhưng giá trị của sản phẩm đó gần như bị mất đi một nửa nếu cách nói chuyện của nhân vật và hành động của họ mang quá nhiều ý nghĩa ẩn dụ và chỉ khi hiểu được tới từng câu trong game, người ta mới thấy cái hay thực sự của nó.
Ví dụ như Darksiders với kiểu nói chuyện mang hơi hướng thần thoại, mở đầu và kết thúc câu chuyện một cách khá vu vơ và buộc người xem phải search Google để hiểu nhân vật được nhắc đến là ai. Rồi kết quả trả về lại là một website bằng tiếng Anh khác bắt người dùng phải tự tìm hiểu. Mọi thứ sẽ rối rắm và sẽ khiến những game thủ không có nhiều thời gian hoặc không thích nghiên cứu thấy nản. Họ vẫn tiến hành chơi game nhưng chỉ để trải nghiệm gameplay mà bỏ qua hẳn cốt truyện, ngụ ý và nhiều thứ đáng giá khác trong game.
Chính từ điều đó mà các sản phẩm Việt Hóa game đã ra đời giúp game thủ cho dù không biết tiếng Anh vẫn có thể tiếp cận với tựa game đó dễ dàng, không chỉ về mặt cốt truyện mà còn là về gameplay ở mức độ sâu. Hiểu được món đồ trên người có những đặc điểm gì, truyền thuyết từ đâu sinh ra nó. Thậm chí là hiểu được cả những Easter Eggs được nhà phát triển khéo léo giấu vào game.
Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu tới độc giả một bài tổng hợp khá đầy đủ các sản phẩm game Việt hóa, được thực hiện bởi Game Tiếng Việt. Bạn có thể click trực tiếp vào link sau để biết thêm chi tiết.
Các game trong bộ thư viện có mặt trên nhiều nền tảng khác nhau từ NES điển hình như Mitsume ga Tooru, SNES ( FFVI) tới PlayStation ( Valiant Hearts: The Great War) và PC ( Life is Strange, Bioshock Infinite), thậm chí trên nền tảng di động Android cũng có. Hầu hết các sản phẩm này đều được đầu tư kĩ lưỡng về mặt dịch thuật bởi những người am hiểu về ngôn ngữ Anh giúp tối ưu hóa câu từ cho dễ nghe và thân thiện với người chơi (Đã được cộng đồng kiếm chứng qua nhiều bản dịch).
Hi vọng, bộ thư viện sẽ giúp các bạn có được trải nghiệm đầy đủ nhất về các tựa game trong danh sách. Càng hiểu sâu về một sản phẩm game, bạn sẽ càng thấy công sức mà nhà phát triển bỏ ra lớn tới như thế nào cho tựa game đó.
Theo Game4V
Ori and the Blind Forest và Life is Strange chính thức được Việt Hóa Cộng đồng game thủ Việt Nam tiếp tục phải xôn xao với 2 bản Việt Hóa mới nhất do RomHackingVN thực hiện. Đây đều là những dự án đốt của nhóm rất nhiều thời gian và công sức, bù lại là một chất lượng Việt Hóa cực kì hấp dẫn, khó lòng có thể chê vào đâu được. RomHackingVN được biết tới nhiều...