Viết để hiểu và thêm yêu công việc
Công việc cho tôi nhiều cơ hội đến với những miền quê, được tiếp xúc với những người nông dân (ND) chân chất, siêng năng, cần cù, chịu khó. Qua mỗi chuyến đi, tôi đều cố gắng ghi chép lại bằng hình ảnh, bằng ngôn ngữ những gì mình mắt thấy tai nghe. Những bài viết sau mỗi chuyến đi được đăng báo là động lực để tôi thêm yêu công việc
Tháng 7.2001 tôi được nhận vào làm việc tại cơ quan Hội ND tỉnh Nghệ An, cũng là lúc Hội ND tỉnh đang tập trung tuyên truyền cho hội nghị tôn vinh điển hình ND sản xuất kinh doanh giỏi. Rong ruổi cùng các phóng viên báo đài, tôi học hỏi thêm được rất nhiều trong cách lựa chọn và triển khai đề tài, nhất là những đề tài về người ND, nông nghiệp, nông thôn.
Tác giả Hoàng Minh (trái).
Vẫn biết viết báo là sở thích cá nhân, là niềm đam mê ngoài công việc chính, nhưng hễ có cơ hội là tôi cháy hết mình cho niềm yêu thích đó. Nhiều tin bài về các sự kiện được tôi viết ngay trong hội nghị, hội thảo; tôi xem đó cũng là cách tốt nhất để mình ghi nhớ những nội dung cốt yếu của sự kiện. Không chỉ là sở thích, là niềm vui mà với tôi viết báo còn là lúc để mình trăn trở cùng công việc. Những bài viết được đăng lên cũng giúp cho những chuyến công tác của tôi được thuận lợi hơn.
Video đang HOT
Trong mỗi chuyến đi, ngoài nhiệm vụ cơ quan giao phó, tôi luôn nghĩ làm sao thu nhận được nhiều thông tin hơn nữa. Hiểu được điều đó, anh em cán bộ huyện và cơ sở cũng tạo cho tôi nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Đó là lợi thế mà nhiều cây bút chuyên nghiệp chưa hẳn có được. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến tôi luôn nhắc nhở mình ý thức trách nhiệm của người cán bộ công chức trong từng câu chữ. Bởi mình đến với dân với trọng trách của người cán bộ, những phản ánh của bà con là tâm tư tình cảm gửi gắm tới cơ quan chức năng, của tổ chức đại diện cho mình, chứ chưa chắc đã là điều họ muốn thể hiện trên công luận.
Viết báo nghiệp dư nên nhiều lúc phát hiện đề tài mà tiếc vì không đủ thời gian thực hiện. Có nhiều bài viết dở dang, chỉ cần tranh thủ lấy thêm một vài dữ liệu, vài ý kiến nhỏ thôi là đủ nhưng mãi không hoàn thiện được. Đặc biệt là trước xu thế phát triển của báo điện tử, đôi khi chỉ gửi chậm ít phút thôi là bao công sức mình trở nên vô nghĩa. Với tôi, mỗi lần được đọc lại bài viết của mình trên báo, trong đó có “báo nhà” Nông Thôn Ngày Nay là động lực để tôi thêm hiểu và thêm yêu công việc của mình.
Theo Danviet
Làm mô hình cụ thể thay vì vận động suông
Ninh Thuận là 1 trong những địa phương thuộc diện hạn hán gay gắt nhất. Một trong những hoạt động trọng tâm của các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Thuận từ đầu năm đến nay là chủ động, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, ứng phó với hạn hán cả trong sản xuất và đời sống.
Ông Kiều Như Bổn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ, công việc mà các cấp Hội ND trong tỉnh đã triển khai thực hiện từ đầu năm đến nay là tuyên truyền, vận động hội viên, ND sử dụng nước tưới tiết kiệm; tuân thủ lịch thời vụ, chuyển đổi từ sản xuất lúa sang gieo trồng các loại cây trồng phù hợp như nha đam, táo, đậu xanh, dưa hấu... cho đến trồng cỏ để nuôi dê, bò, cừu.
Hội ND tỉnh cũng đã phối kết hợp các sở, ngành, T.Ư Hội NDVN, một số tổ chức quốc tế tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm bàn giải pháp, biện pháp hỗ trợ ND sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn hán như hỗ trợ vay vốn, kêu gọi và thực hiện các dự án tài trợ giúp ND sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn hán.
Nhờ chuyển đổi sang trồng đậu xanh, thu nhập của nhiều hộ nông dân huyện Ninh Hải vẫn được đảm bảo. Ảnh: X.N
Riêng mô hình sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm này do Tổ chức IDE Việt Nam tài trợ cho Hội ND thực hiện từ năm 2011 đến nay đã và đang được nhân rộng. Hiện toàn tỉnh đã có trên 2.300 hộ ND áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm, áp dụng hiệu quả trên các loại cây trồng cho thu nhập ổn định.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Thuận còn tập trung các nguồn lực, giải pháp hỗ trợ ND ứng phó với hạn hán, chuyển đổi mô hình sản xuất thích hợp. Ông Nguyễn Văn Tính - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND thuộc Hội ND tỉnh Ninh Thuận cho hay: "Từ năm 2015 đến nay, các hoạt động tập huấn, dạy nghề của trung tâm chủ yếu tập trung cho các địa phương chịu hạn hán gay gắt nhất.
Thời gian qua, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Thuận phối hợp các cấp, ngành tổ chức được 16 lớp dạy nghề cho 608 lao động nông thôn, tại các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam. Qua đó giúp ND nâng cao nhận thức, phổ biến các mô hình sản xuất, các giải pháp chống hạn hiệu quả. ND các địa phương nói trên đã chuyển đổi được trên 1.370ha từ đất lúa sang trồng cây ăn trái, hoa màu các loại...".
Theo ông Đỗ Hồng Kỳ-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận, bên cạnh tuyên truyền, vận động, tham gia hỗ trợ ND thì các cấp Hội ND trong tỉnh còn chủ động nắm bắt tình hình, báo cáo và đề xuất, kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giúp hội viên, ND phòng, chống hạn hán. "Thời gian tới, Hội ND các cấp trong tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền hội viên, ND chuẩn bị các điều kiện đề sản xuất vụ hè-thu năm 2016; nâng cao tinh thần cảnh giác trước các diễn biến bất thường của thời tiết như lũ tiểu mãn..."- ông Kỳ cho hay.
Theo Danviet
Giúp dân vượt hạn, mặn Trước những tác động tiêu cực gây ra bởi tình trạng hạn, mặn chưa từng có trong lịch sử, Hội Nông dân (ND) các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chủ động nhập cuộc, động viên, giúp người dân dần vượt qua khó khăn. Khảo sát thực tế, hỗ trợ kịp thời Theo Hội ND tỉnh Kiên Giang,...