Viết cho tuổi 22: ‘Đứng dậy và đi thôi cô gái!’
22 là tuổi cho những ước mơ và dự định còn dang dở. Nếu bạn đang bị nhấn chìm bởi thứ mang tên là thất bại thì hãy: ‘Đứng dậy và đi thôi cô gái!’.
Nhiều lúc, tôi thở dài khi nhận ra mình đã 22 tuổi. Giật mình vì tuổi trẻ trôi nhanh quá không đợi tâm hồn kịp lớn. Tôi chập chững đi từng bước một trên con đường đời nhiều chông gai. Có những lúc vấp ngã, tôi òa khóc như một con mèo nhỏ bị thương. Tôi khép mình trong một cái bao vô hình để không ai có thể làm phiền được nữa.
Nhưng rồi, tôi nhận ra mình không thể nằm ngoài quy luật của cuộc sống. Bởi, tôi không phải là người có quyền năng khiến thời gian dừng lại. Vì vậy, ích kỷ, sống thu mình càng khiến tôi yếu mềm thêm mà thôi. Tôi hít một hơi thật sâu, tự dặn lòng: “Đứng dậy và đi thôi cô gái đã 22 tuổi rồi…”.
Viết cho tuổi 22: “Đứng dậy và đi thôi cô gái!” (Ảnh minh họa)
22 tuổi, tôi đã bước qua vài mối tình chẳng đi đến đâu. Sau một thời gian yêu, tôi thấy tất cả họ đều nhạt nhẽo. Qua một thời gian gắn bó, tôi làm tổn thương họ và tự làm đau mình. Những lời ước hẹn, thề thốt hòa vào gió cuốn theo những ước mơ chung đôi đi rất xa chỉ để lại những vết thương khó lành trong tim. Và rồi, tôi thấy thoải mái hơn với cái thứ gọi là “một mình”.
22 tuổi, tôi ra trường. Đối mặt với cảm giác “thất nghiệp”. Tôi hối hả để tìm cách thoát ra khỏi tình trạng ấy. Khi đi làm, tôi mới nhận ra rằng những kiến thức trên giấy chỉ là một chiếc vé thông hành để bạn lên chuyến tàu mang tên cuộc sống. Còn có thể phát triển hay không là tùy thuộc vào khả năng và sự nỗ lực của bản thân mình.
22 tuổi và nỗi nhớ về gia đình. Những lúc đau buồn tôi không còn đủ nhỏ để ôm lấy bố mẹ và òa khóc. Giờ đây, gia đình giống như là một bến đỗ để tôi tìm về những lúc vấp ngã và bế tắc. Khi nào nạp đủ năng lượng của tình yêu thương và niềm tin tôi lại tiếp tục những bước đi tiếp theo.
Video đang HOT
22 tuổi, những va vấp đầu đời. Tôi cũng từng mắc sai lầm hay ảo tưởng về khả năng của mình. Nhưng chỉ đến khi thất bại, tôi mới thấy mình đã sai ở đâu và cần sửa gì. Trong những lúc như thế, tôi luôn tự động viên bản thân là phải đứng dậy vì thời gian không chờ đợi ai. Cuộc sống này cũng giống như một cuộc đua. Chắc chắn sẽ không có những chiếc vé dẫn lối đến hạnh phúc và sung túc dành cho những kẻ bị thứ gọi là thất bại nhấn chìm.
Còn rất nhiều nữa để viết cho tuổi 22 – một trong những chặng đường đời để yêu thương và trưởng thành. Dù bạn có là ai, đang làm gì và ở trong hoàn cảnh nào thì hãy cứ mạnh mẽ bước đi và lựa chọn tương lai cho chính mình. Sau những vấp ngã, hãy nuôi niềm tin rằng mọi thứ tốt đẹp đang ở phía trước. Niềm tin đó cũng giống như ánh sáng nơi cuối đường hầm sẽ dẫn lối bạn đến bến bờ hạnh phúc.
Theo Ngoisao
Gia cảnh nghèo khó của vợ chồng già nuôi con bại liệt
Đã hơn 20 năm qua, cha em vẫn ngày ngày tảo tần đi làm đồng, còn mẹ em ở nhà chăm sóc và trông người con bị bệnh như em.
Em Nguyễn Thị Lệ Tuyết (SN 1990, Thăng Bình, Quảng Nam) từ lúc chào đời đã mang trong mình căn bệnh bại liệt. Nỗi đau đó cứ ám ảnh đeo bám em suốt bao năm qua. Dù gia đình đã đưa Tuyết chạy chữa nhiều nơi, nhưng với căn bệnh bẩm sinh này thì y học hoàn toàn bó tay.
Lẽ ra, bằng tuổi Tuyết giờ này phải được đến trường cùng bạn bè, được học hành, bay nhảy nói về những mơ ước của tương lai. Nhưng rồi cuộc đời ngang trái đã tước đi của em những "đặc quyền" cơ bản nhất. Em không đi lại được, cũng không thể cất lên tiếng nói để trao đổi với mọi người.
Trao đổi với phóng viên chị Nguyễn Ngọc Nhiên (chị gái của Tuyết) cho hay: "Từ khi em được sinh ra tới 2 tháng tuổi, bé bị sốt liên miên, gia đình thấy thế đã cho em đi khám. Nhưng rồi theo cả liệu trình điều trị, bệnh vẫn không thuyên giảm. Tới nay đã hơn 20 năm rồi, em vẫn nằm một chỗ. Thân hình tiều tụy đi rất nhiều. Bố mẹ vất vả, nhưng cũng kiệt quệ kinh tế rồi".
Mỗi lần thấy mẹ khóc, Tuyết lại ra hiệu kéo mẹ về phía mình rồi dụi đầu vào ngực.
Tuy nằm một chỗ, ăn uống phải có người phục vụ, nhưng Tuyết hiểu hết câu chuyện của những người xung quanh nói. Tuyết vẫn nhận thức được tuy có phần chậm chạp hơn. Khi xúc động, Tuyết thường tủi thân, quay mặt vào tường khóc thầm. Khi đó, mọi người trong gia đình hiểu ý, vờ nói sang chuyện khác.
Bao năm qua, tuy không thể truyền tải được ngôn ngữ bằng lời nói, nhưng bằng cách ra hiệu, mọi người trong gia đình vẫn hiểu được điều em muốn truyền đạt.
Chị Nhiên cho hay, hoàn cảnh gia đình cô hiện rất khó khăn. Bố mẹ làm nông, nuôi 3 chị em ăn học. Trước chị Nhiên là một anh trai, sau đó đến Nhiên và Tuyết là con út trong gia đình.
Từ ngày Tuyết nằm một chỗ, cha em vẫn ngày ngày tảo tần đi làm đồng. Chỉ có mẹ cô là phải ở nhà trông Tuyết. Thấy con gái càng lớn, càng trở nên gầy gò ốm yếu, mẹ Tuyết không cầm nổi những giọt nước mắt. Đôi khi, bà ra vườn ngồi khóc một mình.
Chị Nhiên chia sẻ: "Có người con bị bệnh bà mẹ nào cũng đau đớn cả. Mẹ em cả đời đã cạn nước mắt vì bé Tuyết. Dù mẹ không nói ra, nhưng trong sâu thẳm trái tim, mẹ vẫn tin vào phép nhiệm màu. Nhưng thời gian qua đi, nỗi đau đớn dần cướp đi niềm tin của mẹ. Giờ mẹ em tuổi đã cao, điều mẹ em trăn trở nhất đó là sau này mẹ qua đời rồi ai sẽ chăm sóc cho bé Tuyết, ai sẽ thấu hiểu cho nỗi đau của em đây?".
Nhưng em biết làm gì hơn nữa đây? Khi em sinh ra đã mang trong mình căn bệnh quái ác ấy.
Tuyết không nói được, nhưng thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ. Mỗi lần thấy mẹ khóc, Tuyết lại ra hiệu kéo mẹ về phía mình rồi dụi đầu vào ngực. Tuyết cũng khóc, em khóc thương cho bản thân bệnh tật, thương cho cuộc đời vất vả của mẹ. Nhưng em biết làm gì hơn nữa đây? Khi em sinh ra đã mang trong mình căn bệnh quái ác ấy.
Cha Tuyết nhiều lần đi làm về thấy cảnh mẹ con ôm nhau khóc, cũng trở bên đăm chiêu. Những cánh cửa sổ in hằn dấu khói thuốc là minh chứng cho bao đêm người cha ấy không ngủ. Cả cuộc đời ông có nhiều nỗi trăn trở, nhưng có lẽ điều ông nghĩ nhiều nhất là cuộc đời cũng như tương lai của đứa con gái út.
"Có lần, cha ôm Tuyết vào lòng vỗ về nói rằng bằng tuổi em người ta đã lấy chồng sinh con đẻ cái rồi. Có người còn đi làm kiếm được tiền biếu cha mẹ chi tiêu vậy mà em lại nằm đây nũng nịu, bắt cha mẹ bế thế này. Cha em nói rồi gạt nước mắt. Chẳng ngờ Tuyết thấy cha khóc, cũng nức nở theo", chị Nhiên ngậm ngùi.
Mỗi khi ai đó động vào lưng em, em lại giật mình thon thót.
Khi thấy cảnh đó, trong gia đình ai cũng chạnh lòng. Riêng mẹ Tuyết bật khóc thành tiếng. Chẳng ngờ cuộc đời lại tàn nhẫn tới như thế. Dù hơn 20 năm qua, bà đã chứng kiến nỗi đau của con gái, nhưng bà vẫn chưa tin vào nổi mắt mình, thời gian đã qua nhanh tới như vậy. Với bà Tuyết vẫn nhỏ bé như ngày nào.
Mấy tháng nay, Tuyết còn phải chịu thêm một nỗi đau đớn khác khi toàn thân đang dần lở loét. Em đau ngứa kêu khóc suốt ngày. Mỗi khi ai đó động vào lưng em, em lại giật mình thon thót. Gia đình cũng đã đưa em chạy chữa khắp nơi, vẫn hi vọng phép nhiệm màu sẽ xảy ra, nhưng hoàn toàn bất lực.
Chi phí nằm viện của bé Tuyết đắt đỏ, chưa kể tiền phẫu thuật cho em. Nay mọi lo toan kinh tế dồn lên vai người cha gầy yếu. Giờ đây, gai đình bé rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ của cộng đồng.
Theo Thanhbinh/24h
Ngỡ ngàng khi nhận được món quà 'độc, lạ' của người yêu cũ Đến nằm mơ tôi cũng không thể ngờ người yêu cũ lại tặng mình món quà ấy. Sự thay đổi về ngoại hình của người yêu cũ cũng khiến tôi bất ngờ không kém. 2 năm là quãng thời gian tôi ở bên người con gái ấy. Người mà tôi vẫn hay thường gọi yêu là: "Cô vợ mập của anh". Phải thừa...