Viếng lăng Đồng Khánh thưởng ngoạn vẻ đẹp kiến trúc hài hòa cổ kim trên đất Huế
Cùng với Lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định,… lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng được mệnh danh là một trong bảy lăng tẩm đẹp nhất ở cố đô Huế.
Vị trí đặc biệt của lăng Đồng Khánh?
Địa chỉ: Thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Lăng vua Đồng Khánh là một công trình cổ kính – công trình quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức. Lăng tẩm của vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn tọa lạc giữa 1 vùng quê tĩnh mịch, thuộc địa phận làng Cư Sĩ, tổng Dương Xuân, ngày nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân thuộc thành phố Huế.
Tư Lăng – nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993.
Lăng vua Đồng Khánh nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức.
Được đánh giá là vị vua vắn số và có thời gian trị vì ngắn ngủi lại đầy biến động của triều Nguyễn nhưng nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh lại không quá cô tịch. Xung quanh Tư Lăng (tên gọi khác của lăng vua Đồng Khánh) là lăng Tự Đức – bác ruột đồng thời cũng là cha nuôi của vua Đồng Khánh, kế đó là lăng thân phụ của ông – Kiên Thái Vương, rồi đến lăng bà Từ Cung – con dâu vợ vua Khải Định và lăng bà Thánh Cung – vợ ông. Xa hơn một chút là lăng Tá Thiên Nhân, hoàng hậu của Minh Mạng, tiếp đó là lăng Thiệu Trị – ông nội vua Đồng Khánh.
Nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh lại không quá cô tịch.
Cung đường dẫn đến lăng của vị vua thứ 9 triều Nguyễn khá dễ đi, nhất là với những lần đầu du ngoạn xứ Huế. Dù bạn chọn thuê xe, đi taxi hay tự đi xe đến cũng sẽ dễ tìm đường lắm nhé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Khởi hành từ nhà ga Huế , du khách cứ đi theo hướng đường Bùi Thị Xuân, sau đó rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa. Từ đây du khách sẽ nhìn thấy lăng Tự Đức. Bạn nhớ dành thời gian vào tham quan nhé. Sau đó tiếp tục đi thêm khoảng hơn 100m, để ý nhìn về hướng tay trái, bạn sẽ thấy tấm bảng chỉ dẫn đường vào lăng tẩm vua Đồng Khánh. Dù hiện tại tấm bảng hơi mờ và khó đọc, nhưng chú ý một chút bạn sẽ dễ dàng nhận ra đấy.
Dễ dàng nhận ra lăng vua Đồng Khánh.
Thời điểm tham quan lăng Đồng Khánh đẹp nhất
Nếu được hỏi du lịch Huế mùa nào đẹp nhất và thuận tiện nhất thì rất nhiều du khách sẽ trả lời là vào khoảng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 4. Lúc này thời tiết ở dãy đất miền Trung khá dễ chịu, không còn mưa mà nắng cũng không quá nóng, là khoảng thời gian cực kỳ thích hợp để du khách có thể đi tham quan Kinh Thành – Đại Nội Huế, các khu lăng tẩm, chùa Thiên Mụ cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở cố đô.
Nên đến tham quan vào tháng 1 và 2 hàng năm.
Giá vé và thời gian mở cửa của lăng vua Đồng Khánh
- Hiện tại, giá vé được cập nhật mới nhất của lăng:
Người lớn: 100.000 đồng/lượt.
Trẻ em từ 7-12 tuổi: miễn phí vào cổng.
- Thời gian tham quan: Lăng vua Đồng Khánh mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ hai đến Chủ Nhật (khung giờ từ 7h – 17h30).
Quá trình xây dựng kéo dài của lăng Đồng Khánh
Video đang HOT
Vua Đồng Khánh, tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện. Ông nguyên là con nuôi của vua Tự Đức, tại vị từ năm 1885 đến 1889, là vị hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Khi vua mất năm 25 tuổi vẫn chưa kịp xây lăng mộ cho mình. Vì vậy khi vua Thành Thái nối ngôi đã dùng ngôi điện đang xây dang dở trước đó làm nơi thờ vua cha Đồng Khánh và chọn chỗ đất phía Tây Nam, cách đó khoảng 100 mét để an táng ông.
Công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa nội thất vàng son lộng lẫy.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình kiến trúc ở lăng Đồng Khánh hiện tại đều xây dựng dưới thời vua Khải Định. Cụ thể là sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định đã giao cho Bộ Công lo việc tu sửa lăng gồm Bái đình, hai hàng tượng văn, võ quan viên và voi ngựa, công cuộc lát gạch giữ sân chầu hay xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước lăng. Kế đó là các công trình như tấm bia bằng đá Thanh dựng ở Bi đình, điện Ngưng Hy và khu vực nhà cửa phụ thuộc công trình cũng được trùng tu thêm.
Tóm lại công việc xây dựng và sửa chữa, xây thêm các công trình mới ở lăng tẩm của vua Đồng Khánh đã kéo dài suốt 35 năm và trải qua 4 đời vua khác nhau, từ đời Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân đến Khải Định.
Kiến trúc cổ kim hòa hợp của lăng Đồng Khánh Huế
Trải qua quá trình xây dựng kéo dài trong hoàn cảnh lịch sử phức tạp và rối ren nên cấu trúc và các yếu tố kiến trúc lăng vua Đồng Khánh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều dễ nhận thấy nhất chính là công trình không còn mang nghệ thuật truyền thống thuần túy mà đã có nhiều nét mới lạ, pha trộn với các giá trị kiến trúc phương Tây.
Quá trình xây lăng vua Đồng Khánh khá phức tạp.
Về mô thức kiến trúc chung thì lăng vua Đồng Khánh không khác gì các lăng vua Nguyễn trước đó như lăng Minh Mạng , Tự Đức. Về cấu trúc chính thì ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình lớn nhỏ với mật độ tương đối dày đặc. Lăng vua quay về hướng Đông – Đông Nam, lấy núi Thiên Thai, đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km làm tiền án, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để hợp thành yếu tố “minh đường”.
Một phần kiến trúc của khu lăng vua Đồng Khánh.
Công trình chính có giá trị cao và nổi bật nhất về mặt kiến trúc, hội họa, trang trí ở lăng Đồng Khánh chính là điện Ngưng Hy. Ban đầu, nơi đây là một tòa nhà kép xây theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế truyền thống, nhưng khác biệt ở chỗ phần sau lại được gia tăng thêm một nhà thứ ba, nhà hậu. Toàn bộ khu vực điện có ba hệ thống vì kèo, được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam”, có thêm hai hệ thống máng xối ở giữa.
Lăng được xây dựng trong một thời ký chuyển tiếp của lịch sử nên kiến trúc Á Đông.
Nội thất bên trong điện được chạm khắc vàng son lộng lẫy, trang trí bởi hàng trăm hình ảnh và câu thơ, các pa-nô cùng hệ thống liên ba đố bản. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh trang trí độc đáo mô tả cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “nhị thập tứ hiếu”. Có thể nói điện Ngưng Hy chính là nơi bảo lưu tốt nhất nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, là một trong bốn lăng tẩm đẹp nhất ở Huế sử dụng hình ảnh nổi bằng đất nung tráng men màu trong trang trí ngoại thất, trải qua bao mùa nắng mưa xứ Huế vẫn giữ được độ bền đẹp. Đây chính là lăng mở đầu cho sự pha trộn hai nền kiến trúc nghệ thuật Á – Âu, mà sau này, lăng Khải Định đã kế thừa và phát huy thành công vẻ đẹp mới – cũ này.
Những ô cửa kính nhiều màu và hai bức tranh cổ.
Đặc biệt công trình lăng tẩm nhà Nguyễn này lưu giữ lại một nét Á Đông hiếm hoi. Đó là bức bình phong trước lăng mộ thể hiện sự trường thọ của Đức Vua, xem như bù đắp cho chuỗi ngày ngắn ngủi tại vị của vua Đồng Khánh. Ngay mặt sau lăng có hai con cá chép xây bằng xi măng, vật liệu mới của Pháp, phía trên có hai con rồng chầu mặt trời biểu thị tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng.
Bi Đình trong khu vực lăng mộ.
Nếu khu vực chính điện mang phong cách truyền thống thì ngược lại kiến trúc lăng mộ hầu như được Âu hóa hoàn toàn. Điều này thể hiện rõ nhất trong các mô-tip trang trí và vật liệu xây dựng. Đó là hàng tượng các quan viên phía trước được đắp bằng vôi gạch với dáng cao nhưng gầy, khác với tượng được tạc bằng đá ở lăng Tự Đức tuân theo lối truyền thống với cỡ người khá thấp. Đó còn là bi đình, ảnh hưởng bởi kiến trúc Châu Âu pha trộn với Á Đông, dùng chất liệu gạch thay cho tượng đá, dùng ngói ardoise để lợp mái thế cho ngói hoàng lưu ly, lót gạch ca-rô thay cho gạch bát tràng,…
Có thể nói lăng vua Đồng Khánh là công trình mang tính sáng tạo, thử nghiệm ở buổi đầu của thời kỳ du nhập kiến trúc hiện đại từ phương Tây. Lăng tẩm vị vua thứ chín triều Nguyển có sự pha trộn đặc biệt giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Một số chi tiết trang trí còn đưa đưa yếu tố bình dân vào nghệ thuật xây dựng cung đình. Tất cả làm nên kiến trúc tương đối hài hòa với cảnh quan nông thôn xung quanh, bên cạnh lối xây dựng truyền thống.
Nếu có dịp du lịch Huế bạn nhớ dành thời gian tham quan và tìm hiểu, check in tại lăng Đồng Khánh với vẻ đẹp cổ kim hòa hợp độc đáo này nhé!
Chùa Từ Hiếu - ngôi cổ tự gắn liền với đạo hiếu trên đất Huế
Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm ẩn mình sau rừng thông xanh mát, nhuốm màu hoang sơ huyền bí trên đất cố đô.
Những năm trở lại đây ngôi chùa mang tên Từ Hiếu được nhiều người biết đến vì là nơi được Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn làm nơi tịnh dưỡng sau khi trở về Việt Nam. Ngôi chùa cổ này còn được gọi là Tổ đình Từ Hiếu - danh thắng nổi tiếng không chỉ được nhiều tăng ni Phật tử đến tu hành mà còn thu hút không ít du khách gần xa đến hành hương, chiêm bái.
Biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu.
Chùa Từ Hiếu nằm ở đâu?
Tổ đình Từ Hiếu nằm trên đường Lê Ngô Cát, thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa nằm không xa trung tâm, chỉ cách chưa đến 5 km. Hơn nữa đường đi cũng rất dễ dàng nên nếu có dịp du lịch Huế , bạn đừng bỏ qua ngôi chùa nổi tiếng này nhé.
Chùa cổ Từ Hiếu còn là nơi có khuôn viên thoáng mát, không khí trong lành vì nằm ẩn mình sau một rừng thông xanh ngát bao phủ khu vực rộng lớn. Vì vậy, chùa thu hút nhiều người đến chiêm bái, ngắm cảnh và du ngoạn. Nhưng hơn hết, người ta đến đây còn là vì truyền thuyết gắn liền với câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu thảo của người con với mẹ già. Và đến sau này, nơi đây còn trở thành nơi an nghỉ của các vị quan thái giám của triều Nguyễn.
Từ Hiếu tự nằm trên đường Lê Ngô Cát, thuộc phường Thủy Xuân.
Truyền thuyết về sự ra đời của chùa Từ Hiếu
Theo lời kể của các bậc cao niên địa phương thì ban đầu, Từ Hiếu tự chỉ là một Thảo Am nhỏ do Tổ sư Nhất Định - vốn là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung vì tuổi cao nên đã cáo lão vào rừng dựng am để vừa tu hành vừa lo cho mẹ già. Lúc đầu chùa còn có tên khác là am An Dưỡng.
Tương truyền rằng khi am dựng nên không lâu thì mẹ ngài Tổ Sư ốm nặng nên cần phải có thịt cá bồi bổ sức khỏe. Vì vậy mà ngày ngày vị sư già phải chống gậy vượt qua đoạn đường hơn 5 cây số để tìm thịt, cá tươi về nấu cháo cho mẹ ăn. Thời gian đó, dù bị không ít người buông lời chê bai, cho rằng là hoà thượng mà lại ăn mặn, nhưng ngài vẫn bỏ hết ngoài tai và hết lòng chăm sóc cho mẹ.
Ban đầu chùa chỉ là một Thảo Am do thiền sư Nhất Định tạo lập vào năm 1843.
Những lời đàm tiếu lan xa đến tận tai nhà vua Tự Đức và sau khi tìm hiểu tường tận, vua vô cùng cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của một vị thiền sư ở tận chốn thâm sơn cùng cốc nên vào năm 1848, nghĩa là sau một năm khi thiền sư Nhất Định viên tịch, ngôi Thảo Am đã được mở rộng, tôn tạo qua thời gian và được đặt tên là chùa Từ Hiếu như bây giờ. Điều đáng nói là ngôi chùa luôn được triều đình, nhất là các quan thái giám và các Phật tử gần xa góp công góp sức tôn tạo, mở rộng.
Bởi gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu mà Từ Hiếu cổ tự không chỉ là biểu tượng chốn thiền môn mà còn ẩn chứa vè đẹp của sự hiếu thảo, tấm lòng của con cái dành cho đấng sinh thành trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nhất là mỗi dịp Vu Lan, nơi này là điểm đến của hàng ngàn Phật tử. Người người tới làm lễ và cài lên áo những đóa hoa mang sắc hồng hoặc trắng đầy ý nghĩa.
Nét đẹp kiến trúc chùa cổ của Huế
Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa cổ Từ Hiếu viếng cảnh thường rất đông. Nhưng du khách đến đây không chỉ để chiêm nghiệm đạo và đời, lắng lòng tìm về "thiền" của Phật giáo mà còn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc hài hòa với khung cảnh bình yên và thơ mộng của ngôi chùa cổ này.
Vẻ đẹp kiến trúc hài hòa với khung cảnh.
Huế là nơi có nhiều ngôi chùa đẹp và cổ kính như chùa Thiên Mụ, chùa Thủ Lễ , Huyền Không Sơn Thượng, chùa Từ Đàm,... Mỗi ngôi cổ tự đều là di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh, tôn giáo ở mỗi triều đại phong kiến. Chùa Từ Hiếu cũng vậy. Dù cho đến hiện tại, thời gian đã in dấu lên mái ngói, nhiều chi tiết bị tàn phá nhưng nhìn chung, ngôi chùa hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc tổng thể của với cổng chùa, sân vườn, chính điện và hậu điện.
Cổng Tam Quan của chùa cổ Từ Hiếu.
Đầu tiên là cổng chùa. Nhìn bao quát, cổng được xây dựng theo kiểu vòm cuốn. Ngay khi đặt bước qua cổng, bạn sẽ bắt gặp một hồ nước hình bán nguyệt có nuôi cá cảnh và trồng hoa sen thơm ngát. Nếu đã check in một vòng các điểm sống ảo ở Huế , rồi chọn đến đây vào một ngày nắng ấm bạn sẽ bắt gặp khung cảnh sen ở khắp mặt hồ và tiếng vẫy nước nhẹ nhàng của đàn cá bơi lội tung tăng, thỉnh thoảng đón làn gió mát đưa tới. Tất cả tạo nên khung cảnh yên bình, thanh tịnh chốn Thiền môn.
Hồ cá nằm ngay sau cổng vào chùa.
Tiếp theo là khu vực chính điện được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái truyền thống với gian thờ Phật Tổ Như Lai nằm phía trước. Băng qua khu chính điện, du khách sẽ đến khoảng sân ở giữa - nơi trồng khá nhiều loại cây cảnh rồi tới Quảng Hiếu Đường hay còn gọi là dãy nhà Hậu - nơi thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng nhiều vị thần khác ở phía sau, trong đó có thờ Đức Thánh Quan, hương linh phật tử tại gia và đặc biệt là các vị thái giám đã có công xây dựng chùa.
Khu Chính điện. Tổ đình Từ Hiếu.
Chùa Từ Hiếu mang không gian hài hòa và thoáng đãng. Có thể nói mỗi công trình dù chính hay phụ đều mang dáng dấp kiến trúc của ngôi nhà rường Huế độc đáo vừa hòa mình với thiên nhiên lại vừa tinh tế và tĩnh tại.
Riêng hai bên sân chùa còn có hai lầu bia để ghi lại lịch sử hình thành, xây dựng ngôi cổ tự qua từng giai đoạn. Nhiều chi tiết trang trí của chùa mang phong cách cung đình Huế rõ rệt, thể hiện rõ qua các nét chạm khắc, đắp và trang trí gốm sứ hình hoa văn rồng phượng ở những bức phù điêu.
Những chi tiết trang trí tinh tế.
Đặc biệt, trong khuôn viên của ngôi chùa cổ còn có một khu vườn nhỏ trồng nhiều cây có trái sum suê, tươi tốt quanh năm. Nằm xen kẽ trong vườn có một hồ nước uốn lượn cùng một số tháp mộ của các vị thiền tăng đời trước cũng như mộ của hơn 30 vị thái giám triều Nguyễn.
Ngôi chùa với lịch sử hình thành từ lâu đời.
Có thể nói rằng ngôi chùa gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu này có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và khung cảnh thiên nhiên tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình. Du khách đến đây sẽ nhận ra cảnh sắc quen thuộc với nước non hài hòa như thể khung cảnh ở lăng Tự Đức hay lăng Minh Mạng thu nhỏ vậy. Khi dạo bước trên từng con đường nhỏ rợp bóng cây, ngắm mái chùa thấp thoáng mang dáng dấp cung đình trong Kinh Thành Huế, ai ai cũng dễ thả trôi đi những phiền muộn ngày thường, cảm nhận được sự thoải mái và tịnh tâm khi đến đây.
Nghĩa trang đặc biệt của những vị thái giám
Nổi tiếng vì là nơi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh chọn làm nơi nghỉ ngơi khi về Việt Nam cũng như gắn liền với câu chuyện về đạo hiếu của vị tổ sư đầu tiên nhưng ít ai biết rằng chùa Từ Hiếu còn là nơi an nghỉ của hơn 24 vị thái giám triều Nguyễn.
Sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, cùng với sự giúp đỡ của các vị quan cùng nhiều vị thái giám nên Thảo Am đường mới được tu sửa và mở rộng thành chùa Từ Hiếu như hiện tại. Vì vậy mà sau này, để các vị thái giám sau khi chết đi có nơi thờ tự, hương khói, một vị thiền sư trong chùa đã xin vua Tự Đức chấp thuận để chôn cất họ ở một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh chùa. Từ đây, các vị quan chịu nhiều thiệt thòi đã có nơi an nghỉ và thờ tự lâu dài. Cùng vì thế mà ngôi cổ tự mang thêm một cái tên khác là chùa thái giám.
Hơn 24 ngôi mộ thái giám trong chùa.
Sở hữu địa thế đẹp, kiến trúc cổ kính cùng không gian thoáng mát, yên tĩnh, chùa cổ Từ Hiếu chính là ngôi danh lam cổ tự nổi bật của xứ Huế. Nơi đây không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là thắng cảnh ẩn chứa nhiều nét văn hóa, lịch sử của cố đô. Cùng với chùa Huyền Không Sơn Thượng , Tổ Đình Từ Hiếu là điểm đến lý tưởng để bạn lắng lòng, sống chậm lại một chút, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, chữa lành bao thương tổn và áp lực cuộc sống ngày thường.
Nhật ký Tuyệt vời Việt Nam của đôi bạn 7 năm bụi đường Với chiếc xe máy rong ruổi tháng ngày, hai chàng trai 8X đã thực hiện hơn 100 chuyến đi bụi và chinh phục đến những điểm đến đang vẫy tay mời gọi ngoài kia. Tiếng gọi hoang dã nơi núi rừng Tây Bắc, sóng lướt lăn tăn trên mặt nước Vịnh Hạ Long, uyên ương hồ điệp dập dìu vườn Cúc Phương, thời...