Viện Virus Vũ Hán công bố nhánh virus Corona ‘họ hàng xa’ với SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) đã phát hiện một nhánh mới thuộc họ virus Corona trên loài dơi, có họ hàng xa với virus SARS-CoV-2.
Viện Virus học Vũ Hán tìm thấy 8 loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng có điểm tương đồng về gien với virus SARS-CoV-2. Ảnh: SCMP
Dẫn báo cáo nghiên cứu công bố ngày 21/5, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin những virus này có liên quan đến virus gây ra dịch COVID-19 vì chúng có mức độ tương đồng cao trong một số phần của bộ gien.
Đây là lần đầu tiên Viện Virus học Vũ Hán công bố chi tiết về các loại virus thuộc nhánh mới mà họ đã tìm hiểu cách đây vài năm.
“Những kết quả này cho thấy virus Corona mà chúng tôi phát hiện được từ loài dơi mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”, nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo đăng trên cổng thông tin bioRvix.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới nhất liên quan đến 8 loại virus Corona mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong chuyến đi tới một thị trấn ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) năm 2015. Họ đã thu thập trên 1.000 mẫu phẩm từ dơi sinh sống bên trong và quanh một hang động trong suốt 3 năm.
Công tác nghiên cứu bắt đầu sau khi một vài người trong đội tới hang đổ bệnh. Các kết quả xét nghiệm cho thấy họ không nhiễm những loại virus từng được biết đến. Các nhà khoa học nghi ngờ các bệnh nhân đã bị nhiễm một loại virus mới và bắt đầu tìm kiếm virus có nguồn gốc từ loài dơi trong hang động. Các bệnh nhân cũng không mắc COVID-19 sau khi được xét nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm khoa học tìm thấy 9 loại virus thuộc cùng một danh mục, bao gồm các loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và virus SARS-CoV-2. RaTG13 là họ hàng gần nhất của virus gây ra COVID-19, trong khi 8 virus còn lại vẫn còn là một bí ẩn.
Tính đến thời điểm này, câu hỏi về nguồn gốc của COVID-19 vẫn chưa được giải đáp và gây ra nhiều tranh cãi hơn một năm sau khi ca bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc.
Một số nhà khoa học và các quan chức Chính phủ Mỹ đặt câu hỏi liệu virus SARS-CoV-2 có thể là sản phẩm rò rỉ từ viện nghiên cứu hoặc các phòng thí nghiệm nghiên cứu về virus loài dơi của Vũ Hán hay không. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ kịch liệt những cáo buộc này.
Các nhà khoa học tham gia nhóm điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán vào đầu năm nay khẳng định khả năng trên là “cực kỳ khó xảy ra”. Họ cho biết có lẽ virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một loại động vật như dơi trước khi truyền sang người thông qua một vật chủ trung gian.
Ngày 23/5, Tạp chí phố Wall (WSJ) trích dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ cho hay 3 nhà nghiên cứu thuộc Viện Virus học Vũ Hán đã nhập viện điều trị sau khi có những triệu chứng như mắc COVID-19 và cúm mùa. Các nhà khoa học bị bệnh một tháng trước khi ca mắc COVID-19 đầu tiên tại Vũ Hán được xác nhận.
Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 24/5 nhấn mạnh báo cáo của tình báo Mỹ “hoàn toàn không đúng với sự thật”.
Trung Quốc bác tin chuyên gia viện virus Vũ Hán nhập viện
Trung Quốc nói báo cáo về việc ba nhà nghiên cứu ở Vũ Hán phải nhập viện ngay trước khi Covid-19 bùng phát là "hoàn toàn không đúng sự thật".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 24/5 bác báo cáo tình báo Mỹ rằng ba chuyên gia Viện Virus học Vũ Hán phải nhập viện sau khi có triệu chứng giống Covid-19 và bệnh cúm mùa thông thường từ đầu tháng 11/2019. Ông mô tả báo cáo "hoàn toàn không đúng sự thật".
Ông Triệu nói với phóng viên rằng Viện Virus học Vũ Hán tuyên bố "không phơi nhiễm với Covid-19 trước ngày 30/12/2019", đồng thời các nhân viên và sinh viên sau đại học của viện cho đến nay "không bị lây nhiễm". Trung Quốc đã công bố về ổ dịch viêm phổi ở Vũ Hán cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 31/12/2019.
Một nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Giới chức Trung Quốc cho biết nCoV đã được chuyển tới viện để nghiên cứu. Nhưng Bắc Kinh từ lâu luôn bác bỏ giả thuyết virus bị "rò rỉ" từ phòng thí nghiệm của họ và bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump nghi ngờ virus có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc, điều Bắc Kinh phủ nhận.
Khi nhiệm kỳ của chính quyền Trump gần kết thúc, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu cho biết "chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019, trước khi trường hợp Covid-19 đầu tiên được xác định, với các triệu chứng phù hợp với cả Covid-19 và các bệnh thường gặp theo mùa". Tài liệu không cho biết có bao nhiêu nhà nghiên cứu nhiễm bệnh.
Hồi tháng 3, sau 4 tuần điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán, nhóm chuyên gia WHO và Trung Quốc cho rằng giả thuyết này "cực kỳ khó xảy ra". Các chuyên gia ủng hộ giả thuyết nCoV lây truyền từ động vật sang người, có thể vật chủ là loài dơi, thông qua một động vật trung gian khác chưa được xác định.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các chuyên gia WHO không được tạo đủ điều kiện để tự do điều tra ở Vũ Hán. Mỹ, Na Uy, Canada, Anh và các quốc gia khác bày tỏ lo ngại về nghiên cứu nguồn gốc Covid-19 do WHO dẫn đầu, đồng thời kêu gọi điều tra thêm, truy cập đầy đủ tất cả dữ liệu thích hợp liên quan người, động vật và các dữ liệu khác về giai đoạn đầu bùng phát.
Trung Quốc hồi tháng 2 từ chối cung cấp dữ liệu thô về các trường hợp Covid-19 ban đầu cho nhóm do WHO dẫn đầu đang điều tra nguồn gốc đại dịch, theo một trong những điều tra viên của nhóm. Điều này có khả năng làm phức tạp nỗ lực tìm hiểu cách thức dịch bệnh bùng phát.
Kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán cuối năm 2019, Covid-19 đã khiến gần 168 triệu người nhiễm và gần 3,5 triệu người chết trên toàn cầu.
Chuyên gia viện virus Vũ Hán nhập viện trước khi Covid-19 bùng phát Ba nhà nghiên cứu thuộc Viện Virus học Vũ Hán nhập viện để được chăm sóc y tế vào tháng 11/2019, vài tháng trước khi Trung Quốc công bố Covid-19. Thông tin này được Wall Street Journal đăng hôm 23/5, dẫn một báo cáo tình báo chưa được công bố của Mỹ. Báo cáo tình báo cung cấp thông tin mới về số...