Viện virus học Vũ Hán liên quan đến 1 nhà khoa học Trung Quốc bị điều tra
Vũ Hán có phòng thí nghiệm mầm bệnh chết người liên quan đến nhà khoa học Trung Quốc đang bị điều tra.
Phòng thí nghiệm duy nhất của Trung Quốc để nghiên cứu các căn bệnh chết người nằm ở Vũ Hán và là điểm đến trong một số chuyến đi của 1 nhà khoa học Trung Quốc đang bị chính phủ Canada điều tra.
Nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia ở Winnipeg đã thực hiện ít nhất 5 chuyến đi đến Trung Quốc trong giai đoạn 2017-18, bao gồm một chuyến đi để đào tạo các nhà khoa học và kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm cấp 4 mới được chứng nhận của Trung Quốc, chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
Nhà khoa học Xiangguo Qiu đã bị đưa ra khỏi phòng thí nghiệm ở Winnipeg vào tháng 7 trong bối cảnh cuộc điều tra về những gì được Cơ quan Y tế Công cộng Canada mô tả là vi phạm chính sách có thể xảy ra, đã được mời đến Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc 2 lần/năm và diễn ra trong hai năm, mỗi lần lên đến hai tuần. Một số đồng nghiệp của bà Qiu nói rằng luôn có những câu hỏi về những chuyến đi của bà đến Trung Quốc, và những thông tin và công nghệ mà bà đã chia sẻ với các nhà nghiên cứu ở đó.
Một nhân viên nói: “Thật không đúng khi cô ấy là một nhân viên chính phủ Canada cung cấp chi tiết về công việc tuyệt mật và bí quyết để thiết lập một phòng thí nghiệm cấp cao cho một quốc gia nước ngoài”.
Theo các tài liệu thu được từ CBC News trong chuyến đi tháng 9/ 2017, bà Qiu cũng đã gặp các cộng tác viên ở Bắc Kinh, các tài liệu nói, nhưng tên của họ cũng đã bị bôi đen. Ngoài bà Qiu, chồng bà và một số học sinh của bà đến từ Trung Quốc cũng đã bị cấm đến phòng thí nghiệp Cấp 4 của Canada.
Truy cập an ninh cho cặp vợ chồng và các sinh viên Trung Quốc cũng đã bị thu hồi.
Qiu là một bác sĩ y khoa và nhà virus học gốc từ Thiên Tân, Trung Quốc, người đã giúp phát triển ZMapp, một phương pháp điều trị virus Ebola chết người, đã giết chết hơn 11.000 người ở Tây Phi trong giai đoạn 2014-2016 và chứng kiến sự bùng phát ở Congo vào đầu năm nay.
Bà Qiu đến Canada để học cao học năm 1996. Bà vẫn có mối liên hệ với trường đại học ở đó và đã đưa nhiều sinh viên trong những năm qua để giúp đỡ công việc của mình.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp thông báo rằng Chủ tịch của Khoa Hóa học và Sinh học Hóa học Đại học Harvard và hai công dân Trung Quốc đã bị buộc tội liên quan đến việc hỗ trợ Trung Quốc.
Bác sĩ Charles Lieber, 60 tuổi, Chủ tịch Khoa Hóa học và Sinh học Hóa học tại Đại học Harvard, đã bị bắt sáng nay và bị buộc tội hình sự với một tội đưa ra tuyên bố sai sự thật, hư cấu và lừa đảo.
Yan Khánh Ye, 29 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, cũng bị buộc tội trong một bản cáo trạng hôm nay với một tội danh gian lận visa, đưa ra những tuyên bố sai lệch, hoạt động như một đặc vụ của một chính phủ nước ngoài và âm mưu.Ye hiện đang ở Trung Quốc.
Zaosong Zheng, 30 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đã bị bắt vào ngày 10/12/2019, tại Sân bay Quốc tế Logan Boston và bị buộc tội hình sự với nỗ lực buôn lậu 21 lọ thuốc nghiên cứu sinh học cho Trung Quốc.
Vào ngày 21/1/2020, Zheng bị truy tố về một số lượng hàng lậu từ Mỹ và một tội đưa ra những tuyên bố sai lệch, hư cấu hoặc lừa đảo.
Theo danviet.vn
'Virus corona sẽ bị tiêu diệt ở môi trường trên 57 độ C'
Theo bác sĩ Hoàng Hưng, ở môi trường trên 57 độ C, virus corona sẽ chết trong 30 phút. Ngoài ra, các hỗn hợp sát khuẩn cũng có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt virus này.
Ông Trương Hoàng Hưng, bác sĩ Nhi khoa và giảng dạy lâm sàng tại Texas Tech University (TTU), Texas, Mỹ, cho hay hiểu biết về virus corona (nCoV) còn rất hạn chế, đa số thông tin được dựa trên "người anh" của chúng là virus SARS năm 2003.
Theo ông Li Lanjuan, Giám đốc phòng lab về bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc, nơi đã và đang nghiên cứu về virus này, corona sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và dung dịch sát khuẩn.
Nhiệt độ cao
Ở môi trường trên 57 độ C, virus corona sẽ bị tiêu diệt trong 30 phút. Tin đồn virus corona không sống được ở điều kiện trên 25 độ C là quan điểm sai lầm.
Virus 2019-nCoV không phát triển bên ngoài môi trường ký chủ (động vật hay người) mà sẽ bất hoạt sau một thời gian dài hay ngắn tuỳ theo điều kiện môi trường. Tuy nhiên, trong môi trường ký chủ con người tới 37 độ C, chúng vẫn phát triển tốt.
Virus corona là loại zoonotic, có nghĩa sống ở cơ thể động vật, không phải người. Tuy nhiên, đôi khi virus này có thể bị biến đổi và có khả năng mới là sống trong cơ thể người. Lúc này, chúng sẽ lây lan sang cơ thể người và gây bệnh. Đó loại virus hoàn toàn mới với cơ thể người.
Nếu virus mới này có khả năng lây nhiễm từ người sang người, bệnh dịch sẽ lan rộng và nguồn bệnh sẽ khó kiểm soát hơn.
Các nghiên cứu về khả năng tồn tại trong môi trường của virus gây bệnh SARS, người ta nhận thấy môi trường lạnh và khô (độ ẩm thấp) thì chúng càng sống lâu. Với nhiệt độ 4 độ C, virus sống hơn một tháng trong môi trường.
Ở nhiệt độ phòng 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, virus sống khoẻ tới 5 ngày, sau đó sẽ giảm từ từ. Đây là nhiệt độ và độ ẩm điển hình của một căn phòng có điều hoà nhiệt độ.
Ở nhiệt độ vừa phải 28-33 độ C, độ ẩm không ảnh hưởng tới virus đáng kể, có thể sống trong môi trường tới 4-5 ngày.
Khi nhiệt độ đạt tới 38 độ C và độ ẩm đạt tới 80-90%, virus sẽ giảm mạnh sau 24 giờ. Độ ẩm đạt tới 95%, chúng sẽ giảm nhanh hơn nữa.
Điều này giải thích những xứ không quá nóng và có độ ẩm thấp như Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) dễ có dịch hơn các vùng nóng và ẩm như Thái Lan, Indonesia, Malaiysia. Sự lây lan của SARS cũng dễ dàng hơn ở Singapore trong môi trường bệnh viện do điều hoà không khí.
Mùa đông ở Mỹ và Canada, virus này sẽ sống rất dai. Như vậy, virus SARS khá bền vững và sống tốt trong môi trường. Với nhiệt độ và độ ẩm tại Hà Nội hiện tại, chúng có thể sống 4-5 ngày.
Đây là số liệu từ virus SARS, hiện tại chưa có số liệu từ 2019-nCoV. Theo các chuyên gia nhận định, virus corona sống dai không kém SARS. Vì vậy, để bảo vệ cơ thể khỏi loại virus nguy hiểm này, chúng ra nên ăn chín, uống sôi, dùng đũa, bát và nước chấm riêng.
Bệnh nhân nghi nhiễm virus corona được cách ly tại Bệnh viện E, Hà Nội. Ảnh: T.X.
Dung dịch sát khuẩn
Các hỗn hợp sát khuẩn chứa 75% alcohol, chất chlrorine và peroxyacetic có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt virus này. Biện pháp tốt nhất là rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trong ít nhất 20 giây, sẽ tiêu diệt gần hết mầm bệnh trên tay.
Dùng dung dịch sát khuẩn vẫn có hiệu quả diệt khuẩn, nhưng điều khác biệt chủ yếu là thời gian diệt khuẩn.
Theo một nghiên cứu gần đây, dung dịch diệt khuẩn phải mất khoảng 3-4 phút mới xuyên qua lớp chất nhầy của đường hô hấp và bất hoạt virus cúm mùa, trong khi rửa tay loại bỏ virus ngay lập tức.
Phát hiện này có thể làm thay đổi cách nhân viên y tế sát khuẩn giữa các bệnh nhân trong phòng khám. Nếu vừa khám xong một bệnh nhân cúm, xịt dung dịch diệt khuẩn lên tay rồi đi khám bệnh nhân khác ngay lập tức, nhất là trẻ sơ sinh, chúng ta có thể đem virus cúm sang trẻ đó. Vì vậy, bạn cần vệ sinh tay cẩn thận.
Xà phòng thường không có tác dụng diệt khuẩn, chúng chỉ dùng để làm sạch, do đó ta nên dùng xà phòng diệt khuẩn.
Có thể nhiễm virus corona qua máy đo nồng độ cồn?
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc thổi nồng độ cồn với ống sử dụng một lần không làm lây nhiễm virus corona.
Theo thông báo của giới chức y tế Trung Quốc ngày 29/1, số người tử vong đã lên tới 132, với 840 ca nhiễm mới được xác nhận ở Hồ Bắc.
Tổng số người nhiễm virus corona tại Trung Quốc đại lục lên tới 5.974, vượt qua số người nhiễm bệnh trong dịch SARS năm 2002-2003 (làm hơn 600 người chết trên toàn thế giới).
Bệnh dịch với các triệu chứng giống viêm phổi này đang lây lan rất nhanh, với ít nhất 15 nước, vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca nhiễm bệnh, bao gồm nhiều quốc gia châu Á, Bắc Mỹ, Australia và châu Âu.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Hong Kong (Trung Quốc), giáo sư Yuen Kwok-yung, hôm 28/1, nói rằng đội của ông đã phát triển một vắc xin cho virus corona mới nhưng cần thời gian để thử nghiệm.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục và Mỹ cũng đang chạy đua với thời gian để sản xuất vắc xin.
Theo news.zing.vn
Bệnh nhân mắc virus corona được điều trị ở đâu? Nếu dương tính với chủng virus corona mới, người bệnh sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế. Hiện tại, Việt Nam phát hiện hai trường hợp dương tính với chủng mới của virus corona. Hai trường hợp này là người Trung Quốc, hiện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Phó thủ...