Viên uống chống nắng Đừng quá tin vào công dụng đang được “thổi phồng” của người bán
Vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhiều chị em kháo nhau uống viên chống nắng để chống nắng toàn diện nhưng vẫn có quá nhiều sai lầm trong việc sử dụng loại thuốc này.
Chống nắng là câu chuyện mà bất cứ ai, nhất là chị em phụ nữ cần phải nghiêm chỉnh chấp hành trong những ngày nắng nóng mùa hè, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cao điểm. Do đó, bên cạnh việc bôi kem chống nắng, phái đẹp hiện nay đang “rần rần” ôm sẵn những viên chống nắng để chống nắng toàn diện.
Sự thật về viên chống nắng là gì và có tác dụng đến đâu?
Video đang HOT
Viên uống chống nắng có thể dùng trong những trường hợp sau:
Theo giới chuyên gia, muốn chống nắng hiệu quả nên phối hợp nhiều biện pháp chống nắng, có thể vừa uống viên chống nắng vừa bôi kem chống nắng kết hợp đội mũ rộng vành, đeo kính râm có chỉ số chống tia UV, mặc quần áo dài tay, che kín vùng đầu cổ…
Khi thoa kem chống nắng sau 2 giờ phải thoa lại, phải thoa một lớp đủ độ dày để có tác dụng chống nắng. Phụ nữ có thai phải chọn và sử dụng những loại kem chống nắng không chứa chất có ảnh hưởng tới thai nhi. Không đi ra ngoài nắng hoặc hạn chế tối đa trong khoảng thời gian 10-16 giờ hàng ngày.
Theo Helino
Chuyên gia da liễu chia sẻ câu chuyện nữ bệnh nhân bị ung thư da, bắt nguồn từ vết cháy nắng khi còn nhỏ
Chỉ vì chủ quan trong việc bôi kem chống nắng mà nữ bệnh nhân này đã phải đối diện với căn bệnh ung thư da ở giai đoạn cuối và bác sĩ dự tính cô chỉ sống thêm được từ 6 - 12 tháng nữa.
Bác sĩ Monty Lyman (chuyên gia nghiên cứu về da liễu tại một phòng thí nghiệm da liễu hàng đầu trên thế giới)
Mới đây, bác sĩ Monty Lyman (chuyên gia nghiên cứu về da liễu tại một phòng thí nghiệm da liễu hàng đầu trên thế giới) đã chia sẻ câu chuyện anh từng gặp phải khi còn đang là sinh viên. Khoảng thời gian đó, Monty làm việc với một bác sĩ chuyên khoa ung thư và được tiếp nhận một ca mắc bệnh ung thư da giai đoạn cuối là nữ giới (30 tuổi).
Theo chia sẻ thì một năm trước đó, người phụ nữ này nhận thấy trên xương bả vai phải xuất hiện một vùng da nhỏ có sắc tố đỏ, nâu và đen. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, người phụ nữ được chẩn đoán đang có một khối u ác tính. Mặc dù sau đó được nhập viện điều trị ngay nhưng khối u di căn đã lan nhanh đến phổi, gan và xương của người phụ nữ này. Do đó, bác sĩ dự tính cô chỉ sống thêm được từ 6 - 12 tháng nữa
Lý giải cho nguyên nhân vì sao lại mắc bệnh ung thư da, người phụ nữ vừa khóc vừa kể lại rằng, mọi chuyện bắt nguồn từ năm cô lên 8 tuổi. Ở thời điểm đó, cả gia đình người phụ nữ này đi nghỉ mát ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết rất oi bức, khắc nghiệt thì cả gia đình cô lại chủ quan và chỉ thoa một ít kem chống nắng để bảo vệ da cho cô. Bố mẹ nữ bệnh nhân này cho rằng, nếu cô có một làn da rám nắng thì sẽ đẹp và khỏe mạnh hơn. Do đó, họ đã cho cô tắm biển vào buổi chiều tới 4 - 5 tiếng rồi mới quay trở về khách sạn. Tới buổi tối, làn da của nữ bệnh nhân này xuất hiện vết cháy nắng nghiêm trọng, nó bắt đầu phồng rộp lên và liên tục ra máu đến mức gia đình phải đưa đi khám.
Ảnh minh họa
Nữ bệnh nhân này vừa nói vừa chỉ vào nơi bị cháy nắng, và đó cũng là nơi cô phát hiện ra khối u ác tính trên da của mình. Sau khi người phụ nữ này rời đi, bác sĩ ung thư đã quay sang nói với Monty rằng: "Nhiều người thật sự rất kém trong việc đánh giá rủi ro, đặc biệt là khi nó liên quan tới sức khỏe tương lai của chúng ta. Tôi nghĩ rằng, một vết cháy nắng có thể ảnh hưởng tới cả trẻ sơ sinh chứ đừng nói tới người trưởng thành, và hậu quả của nó chỉ được phát hiện trong những năm tháng về sau".
Vì sao bị cháy nắng ngay từ nhỏ lại có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư da?
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, một vết cháy nắng từ thuở ấu thơ có thể làm tăng nguy cơ mắc khối u ác tính lên đến 50%. Nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người phụ nữ bị bỏng nắng từ năm 5 tuổi có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao gấp đôi.
Tại các nước phương Tây, sự bùng nổ về tỷ lệ ung thư da trong vài thập kỷ qua một phần đến từ những chuyến du lịch tới các vùng đất có khí hậu nóng. Chỉ riêng việc điều trị ung thư da đã được dự đoán sẽ tiêu tốn của Sở Y tế Quốc gia 500 triệu bảng (gần 15 nghìn tỷ) mỗi năm vào năm 2025.
Những tổn thương, dù chỉ là vết rám nắng nhẹ có thể tích lũy qua nhiều năm. Vì vậy, bác sĩ Monty khuyên mọi người nên chăm bôi kem chống nắng hàng ngày, kể cả trong những ngày trời nhiều mây. Bởi các tia cực tím (UVA và UVB) có thể phá hỏng làn da của bạn theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, UVA sẽ góp phần làm sạm da, tăng tốc độ lão hóa da sớm và suy giảm sự đàn hồi, gia tăng nhiều nếp nhăn trên da. Còn UVB là một trong những nguồn vitamin D quan trọng nhưng nó cũng có thể mang tới những vết cháy nắng khủng khiếp trên da. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của da và bản thân, mọi người nên thoa kem chống nắng thường xuyên và lưu ý chọn loại có chỉ số SPF trên 30.
Một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ung thư da
Bệnh ung thư da thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng bạn vẫn có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng điển hình sau đây:
Source (Nguồn): Dailymail
Theo Helino
Thời tiết cực đoan, bệnh viện quá tải Liên tiếp các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như nắng nóng cao điểm, nhiệt độ hạ đột ngột, mưa dông, oi bức... đã khiến các BV ở Hà Nội quá tải. Bệnh nhân đông nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ. 600 trẻ nhập viện một buổi sáng Nhưng ngày nắng cao điểm, BV nhi T.Ư tiếp nhận bệnh...