Viện trợ mạnh nhất cho Ukraine, vì sao Đức vẫn bị chỉ trích
Đức đang bị Ukraine và các quốc gia khác ở châu Âu chỉ trích, nhưng trên thực tế, Berlin đang viện trợ cho Kiev hơn hầu hết các nước khác.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đối mặt với sự chỉ trích ở trong nước và quốc tế. Ảnh: DW
Theo bình luận của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, Berlin hiện đang chịu nhiều chỉ trích của phương tiện truyền thông nước này và cả từ phía Ukraine liên quan đến vấn đề hỗ trợ cho Kiev cũng như về lĩnh vực năng lượng Nga.
Nhưng có một thực tế rằng, Đức cùng với Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Tiếp theo, ngoài các nước láng giềng của Ukraine, Đức là một trong những quốc gia tiếp nhận nhiều người Ukraine sơ tán nhất.
Bên cạnh đó, Đức là một trong những nước ủng hộ tài chính hàng đầu của Ukraine trong việc mua vũ khí. Thủ tướng Olaf Scholz gần đây đã tuyên bố Đức sẽ cung cấp khoản viện trợ quân sự lên tới 2 tỷ euro (2,1 tỷ USD), đồng thời lưu ý rằng “Berlin sẽ sát cánh cùng Ukraine” trong cuộc xung đột với Nga.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Ukraine đã liên tục chỉ trích Đức và đưa ra những yêu cầu mới ngày càng cao hơn. Khi Đức cung cấp vũ khí theo đề nghị ban đầu của Ukraine, Kiev cho rằng: “Điều đó tốt, nhưng cần nhiều hơn thế nữa”. Khi Đức tuyên bố có kế hoạch hạn chế nhập khẩu than, dầu và khí đốt của Nga, Ukraine lưu ý: “Điều đó tốt, nhưng nó phải xảy ra ngay lập tức”.
Video đang HOT
Những người chỉ trích cũng quên rằng Đức đã thực hiện những thay đổi mang tính lịch sử. Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) đã bị dừng và 100 tỷ euro sẽ được chi cho quân đội Đức. Berlin đang chi tiền để viện trợ vũ khí cho một cuộc xung đột ở bên ngoài lãnh thổ.
Chính phủ Đức đang dần cắt đứt quan hệ chặt chẽ và cực kỳ quan trọng với Nga về nguyên liệu thô. Bộ trưởng Kinh tế Đức (thuộc đảng Xanh) đã phải đến Trung Đông để mua dầu và khí đốt trong khi cân nhắc về việc để các nhà máy điện hạt nhân và than của Đức hoạt động lâu hơn kế hoạch. Đây là những thay đổi lớn diễn ra trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn.
Câu hỏi đặt ra là đã có những quốc gia châu Âu nào khác đã thay đổi chính sách của họ một cách mạnh mẽ như Đức và với chi phí cao như vậy hay chưa?
“Vật tế thần” cho các nước EU khác
Tuy nhiên, điều gây khó chịu hơn thái độ thiếu thân thiện của Kiev là hành vi của các nước châu Âu khác.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong nỗ lực gây ảnh hưởng tới Moskva, nhưng không thành công. Trong khi đó, ông Macron đã không hoàn toàn sẵn sàng tiếp nhận người sơ tán Ukraine đến Pháp.
Italy từng tuyên bố công khai và rõ ràng họ có thể hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng đổ lỗi rằng nếu châu Âu không thể ban hành lệnh cấm vận khí đốt thì đó là do các quốc gia thành viên khác, chủ yếu là Đức.
Ba Lan, nước đã không phối hợp trước với các đồng minh, đang công khai thúc đẩy việc cung cấp máy bay cho Ukraine, nhưng chỉ thông qua Mỹ với một căn cứ không quân ở Đức. Ba Lan cũng đổ lỗi rằng nếu các máy bay không được giao, đó là do Mỹ hoặc Đức.
Tóm lại, theo Deutsche Welle, có thể một số quốc gia thành viên EU dường như đang muốn Đức bị mất uy tín, hoặc suy giảm một phần sức mạnh kinh tế và sự thịnh vượng của nước này.
Mỹ, Đức và Pháp bất đồng về chính sách với Nga
Cuộc gặp của Thủ tướng Đức Olaf Scholz với Tổng thống Mỹ Joe Biden đã làm nổi lên một điều: Berlin và Washington vẫn chưa cùng quan điểm khi nói đến Nga.
Nhận định với tờ Deutsche Welle (Đức) ngày 8/2, chuyên gia chính sách đối ngoại của Áo Gerhard Mangott cho rằng mặc dù cả Mỹ và Đức đều lo ngại về các hoạt động quân sự của Nga, nhưng họ vẫn chia rẽ về cách phản ứng với Nga.
Mỹ tăng cường binh sĩ tới châu Âu trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang. Ảnh: Reuters
Trong chuyến công du mới đây tới Washington, Thủ tướng Olaf Scholz đã tìm cách nhấn mạnh cam kết của Đức với tư cách là một đồng minh trong cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga đang leo thang.
Giáo sư Gerhard Mangott tại Đại học Innsbruck lưu ý rằng mặc dù thể hiện một mặt trận thống nhất, nhưng tuyên bố của hai nước cũng cho thấy sự chia rẽ trong cách tiếp cận đối với Nga.
Ông Scholz đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 6/2 - cuộc gặp mà Giáo sư Mangott mô tả là nỗ lực nhằm chứng tỏ rằng Đức là đồng minh đáng tin cậy khi đối phó với Moskva.
Ông Scholz nói trong cuộc họp rằng họ sẽ cùng hành động và tiến hành các biện pháp sâu rộng nhằm vào Nga đã được các đồng minh nhất trí. Tuy nhiên, chuyên gia Áo cho biết có sự bất hòa giữa hai bên, đặc biệt liên quan đến đường ống Nord Stream 2 và các lệnh trừng phạt tiềm tàng đối với Nga.
Chuyên gia Mangott nói: "Điều thực sự đáng chú ý là sau khi ông Biden xác nhận rằng Nord Stream 2 sẽ bị đóng cửa nếu Nga tấn công Ukraine, ông Scholz cũng không muốn nói rõ điều đó", nhấn mạnh rằng, không rõ liệu Đức có thực sự sẵn sàng đóng cửa dự án đường ống gây tranh cãi này hay không.
Theo ông Mangott, điều đáng chú ý là Đức và Mỹ đã không tuyên bố rõ ràng những biện pháp trừng phạt nào sẽ được áp dụng trong trường hợp Nga tấn công Ukraine và dường như có sự mất đoàn kết không chỉ giữa Đức và Mỹ, mà còn cả các đồng minh NATO khác.
Nước láng giềng của Đức, Pháp cũng có lập trường khác với các quan điểm chung của NATO và Mỹ khi đề cập đến cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/2 tại Moskva. Trước cuộc hội đàm, ông Macron đã đề nghị "Phần Lan hóa" Ukraine.
Giáo sư Mangott giải thích: "Phần Lan hóa có nghĩa là Ukraine sẽ hoàn toàn tự do về chính trị trong nước, nhưng sẽ bị hạn chế trong các lựa chọn chính sách đối ngoại của mình. Điều này đề cập đến tình trạng của Phần Lan trong Chiến tranh Lạnh, quốc gia có thể giữ được độc lập và dân chủ chỉ bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng nước này sẽ giữ thái độ trung lập và không liên kết trong cuộc xung đột giữa phương Tây và Liên Xô".
Ý tưởng này cho thấy ông Macron có thể không cùng quan điểm với Mỹ và các đồng minh NATO khác về vấn đề trên. Tổng thống Macron gần đây cũng nói với truyền thông Pháp rằng việc Nga nêu quan ngại về an ninh của nước này là hợp pháp , một điều đã bị Mỹ và NATO bác bỏ.
Ông Macron cũng có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Ba Lan Andrzej Duda và Thủ tướng Scholz vào cuối ngày 8/2. Chuyên gia Mangott kết luận ông Macron đồng ý về cuộc họp để cân nhắc đến tiếng nói và lập trường của Đông Âu trong việc đối phó với Nga và không tỏ ra quá thiên vị đối với Moskva.
Truyền thông Đức: 'Chiến binh Taliban đi từng nhà săn lùng nhà báo' Khi săn lùng một nhà báo của kênh truyền hình Đức Deutsche Welle, các chiến binh Taliban đã bắn chết một người và làm một người thân khác của nhà báo này bị thương nặng. Nhà riêng của 3 phóng viên khác của Deutsche Welle cũng bị đột kích. Quân nhân Mỹ hướng dẫn một phụ nữ trong cuộc sơ tán tại sân...