Viện trợ của phương Tây cho Ukraine: Quá ít, quá muộn?
Tình trạng thiếu đạn dược và phòng không trầm trọng cùng với việc thiếu nhân lực ngày càng tăng của Ukraine sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian hơn để khắc phục.
Pháo binh Nga tấn công một mục tiêu ở Ukraine. Ảnh: TASS
Ukraine và các đồng minh châu Âu “thở phào nhẹ nhõm” sau khi Hạ viện Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự trị giá hơn 60 tỷ USD bị trì hoãn từ lâu cho Kiev trong một động thái thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi của lưỡng đảng. Nhưng sự hưng phấn có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trong bối cảnh phải nỗ lực để cung cấp sự hỗ trợ kịp thời.
Dự luật được đề xuất sẽ phân bổ 60,8 tỷ USD cho Ukraine, trong đó hơn 23 tỷ USD dành cho việc bổ sung vũ khí và vật tư có nguồn gốc từ Mỹ, 13,8 tỷ USD dự kiến cho các hệ thống vũ khí tiên tiến và 10 tỷ USD viện trợ kinh tế.
Đạo luật này, nếu được Thượng viện Mỹ thông qua, có thể được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật ngay lập tức.
“Cảm ơn nước Mỹ!” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, đồng thời nhấn mạnh dự luật viện trợ “quan trọng” của Mỹ “sẽ ngăn xung đột mở rộng, cứu sống hàng nghìn sinh mạng và giúp cả hai nước trở nên mạnh mẽ hơn”.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu rõ: “Điều này gửi một thông điệp rõ ràng tới Điện Kremlin: Những người tin vào tự do và hiến chương Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và người dân nước này”.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói khi hoan nghênh gói viện trợ quân sự của Mỹ: “Ukraine đang sử dụng vũ khí do các đồng minh NATO cung cấp để làm suy giảm khả năng chiến đấu của Nga. Điều này làm cho tất cả chúng tôi an toàn hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ”.
Video đang HOT
Nhưng phản ứng hưng phấn ở bên này Đại Tây Dương sẽ không thể xua tan suy nghĩ rằng phương Tây đang làm “quá muộn” để hỗ trợ Ukraine, cho những gì rất có thể xảy ra khi Nga dự kiến sẽ tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn trong những tháng tới, nếu không muốn nói là vài tuần.
Các quan chức quân sự phương Tây thừa nhận riêng rằng khi xem xét tình hình chiến trường hiện tại tồi tệ của Ukraine và những bước tiến ngày càng tăng mà lực lượng Nga đã đạt được trong những tháng gần đây, viện trợ mới có thể không thể thay đổi hoàn toàn triển vọng của Kiev.
Họ tin rằng trong kịch bản tốt nhất, gói viện trợ mới có thể giúp Ukraine chống lại các cuộc tấn công liên tục của Nga và duy trì khả năng phòng thủ. Một số chuyên gia cũng cho rằng Nga bây giờ có thể tăng cường các cuộc tấn công trước khi có thêm viện trợ của phương Tây đến chiến trường Ukraine.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu đạn dược và phòng không trầm trọng cùng với tình trạng thiếu nhân lực ngày càng tăng của Ukraine sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian hơn để khắc phục.
Steven Everts, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh EU (EUISS), nói với mang tin châu Âu Euractiv: “Quyết định của Quốc hội Mỹ cuối cùng có thể thông qua dự luật hỗ trợ Ukraine, nhưng điều này đến muộn, rất muộn”.
Chuyên gia Everts cho biết: “Bây giờ các quốc gia thành viên EU cần phải thực hiện phần việc của mình bằng cách cung cấp các hệ thống phòng không mà Ukraine rất cần”.
Đồng quan điểm trên, Thủ tướng Estonia Kaja Kallasnói: “Hy vọng cuộc bỏ phiếu này (ở Hạ viện Mỹ) sẽ khuyến khích tất cả các đồng minh xem xét kho hàng của họ và làm nhiều hơn nữa”.
Trong một cuộc họp bất thường của Hội đồng NATO-Ukraine vào cuối tuần trước, do Tổng thống Zelensky triệu tập để đối phó với việc Nga tăng cường tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, các nước NATO xác nhận rằng họ có nhiều hệ thống phòng không hơn có thể được chuyển tới Ukraine.
Ông Stoltenberg xác nhận: “NATO đã vạch ra các khả năng hiện có trên khắp các lĩnh vực và có những hệ thống có thể được cung cấp cho Ukraine”, đồng thời cho biết thêm rằng những thông báo cụ thể sẽ xuất hiện “trong tương lai gần”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrm nhắc nhở : “Bây giờ cũng là lúc cần nhớ rằng EU hiện phải tăng cường sản xuất vũ khí, đạn dược và vật tư để hỗ trợ Ukraine về lâu dài”.
Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU, sẽ gặp nhau trong một phiên họp chung hiếm hoi ở Luxembourg, tập trung thảo luận về việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Kiev. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dự kiến sẽ tham gia cuộc đàm phán trực tuyến.
Một quan chức EU khi được hỏi về kỳ vọng cho cuộc đàm phán cho biết: “Đây sẽ không phải là một phiên họp dễ dàng. Điều này có thể không rõ ràng đối với mọi người – và một số người có thể đơn giản là chưa muốn thừa nhận thực tế – nhưng ngày càng có cảm giác rằng chúng tôi đã làm quá ít, quá muộn”.
EU thừa nhận sắp cạn biện pháp trừng phạt Nga
Quan chức Liên minh châu Âu thừa nhận việc ban hành trừng phạt Nga vào lúc này đã khó hơn vì EU đang dần cạn mục tiêu để cấm vận Moscow.
Trong một năm qua, Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 20/2 nói với báo Bỉ LeSoir rằng, các cuộc tranh luận trong EU về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga đã trở nên khó khăn hơn trước khi khối này đã áp đặt mọi lệnh cấm vận quy mô lớn có thể với Moscow. Vì vậy, EU lúc này không còn nhiều dư địa để ban hành lệnh trừng phạt Nga vì Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine gần một năm trước.
Ông Michel cho biết, các lệnh trừng phạt mới trong thời gian tới sẽ nhằm mục đích "thắt chặt các kẽ hở và ngăn chặn các nỗ lực lách luật", vì tất cả các biện pháp cấm vận chính đã được áp dụng.
"Các biện pháp chính đã được áp dụng bởi vì chúng tôi đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga. Một khi bạn đã thực hiện các bước chính, bạn không còn gì nhiều để làm thêm nữa", ông nhấn mạnh.
Tháng trước, trong chuyến thăm Kiev, ông Michel thừa nhận việc đàm phán cho các lệnh trừng phạt mới áp lên Nga đang trở nên ngày càng phức tạp qua mỗi vòng vì các mục tiêu cấm vận ngày càng ít đi.
"Mỗi cuộc thảo luận về trừng phạt khó khăn hơn rất nhiều những cuộc trước đó", ông cho hay.
Gói trừng phạt thứ 10 của EU đối với Nga - hiện đang được thảo luận - được cho có quy mô ước tính 11 tỷ euro (11,7 tỷ USD) sẽ tập trung vào việc ngừng bán hàng hóa công nghệ cao có thể được sử dụng trong các hệ thống vũ khí.
Danh sách đen xuất khẩu dự kiến sẽ bao gồm thiết bị điện tử, laser, thiết bị vô tuyến, phần mềm, hệ thống điện tử hàng không, camera hàng hải và khoáng sản đất hiếm, cũng như các thành phần cụ thể khác được sử dụng trong công nghệ nano.
Cho đến nay, EU đã áp dụng 9 gói trừng phạt đối với Nga, nhắm vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, cũng như các doanh nhân, chính trị gia và nhà báo. Nga hiện là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới, với hàng chục nghìn lệnh cấm vận được áp lên các cá nhân và tổ chức của nước này.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, Moscow đang phải chịu áp lực khi phương Tây liên tục áp lệnh trừng phạt lên nước này.
"Chúng ta đang sống dưới áp lực liên tục từ nước ngoài - ý tôi là tất cả những lệnh trừng phạt bất tận này. Và chúng ta đều đã thấy, chúng ta đã vượt qua toàn bộ những lệnh trừng phạt này với một cái đầu lạnh", ông Putin phát biểu.
Nga tung đòn trả đũa lớn đáp trả việc Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng và dầu khí Nga tiếp tục khai thác "chiếc ô" phòng không đang suy yếu của Ukraine để làm suy giảm nghiêm trọng năng lực công nghiệp quốc phòng quan trọng mà Kiev cần. Pháo binh Nga khai hỏa trong cuộc giao tranh với các lực lượng Ukraine. Ảnh: TASS Theo Đài Sputnik (Nga) ngày 5/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng vũ trang...