Viên thuốc còn nguyên vỏ nằm trong thực quản nam thanh niên
Cạnh sắc của viên thuốc chọc vào thực quản của nam thanh niên gây xuất huyết, có thể khiến anh tử vong nếu không kịp thời can thiệp.
Trưa 28/9, BS CKII Đinh Thu Oanh, Trưởng Đơn vị Nội soi, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết, bệnh viện vừa thực hiện nội soi gắp một viên thuốc còn nguyên vỏ trong thực quản cứu sống nam thanh niên (28 tuổi, ngụ TP.HCM).
Viên thuốc còn vỏ gây tổn thương niêm mạc thực quản (trái) và viên thuốc sau khi được gắp ra ngoài (phải)
Trước nhập viện 1 ngày, nam thanh niên nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ. Dù bệnh nhân đã đến ngay cơ sở y tế gần nhà khám và nội soi để gắp viên thuốc ra nhưng không thành công. Sau đó, tình trạng đau vùng cổ ngày càng tăng nên người này đã đến Bệnh viện Nhân dân 115 để khám.
Video đang HOT
Trong quá trình nội soi, bác sĩ ghi nhận, có một viên thuốc còn nguyên vỏ nằm kẹt ở thực quản trên, những cạnh sắc của vỏ viên thuốc gây tổn thương niêm mạc thực quản và xuất huyết. Nếu không kịp thời loại bỏ, dị vật sẽ gây thủng thực quản, áp xe trung thất và có thể gây tử vong.
Bác sĩ Oanh cho biết, do kích thước viên thuốc lớn nên bác sĩ đã dùng nhiều dụng cụ chuyên biệt để gắp dị vật như kìm răng cá sấu để cố định dị vật, mũ trùm bao phủ dị vật tránh tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa khi kéo dị vật ra ngoài.
Năm 2019, Đơn vị nội soi Bệnh viện Nhân dân 115 đã tiếp nhận và điều trị cho 60 ca dị vật ống tiêu hóa các loại thành công. Trong đó, dị vật hay gặp là viên thuốc còn vỏ, răng giả, xương, tăm xỉa răng…
“Khi nói tới tai nạn uống phải viên thuốc còn vỏ, chúng ta thường nghĩ rằng người bệnh không tỉnh táo, có rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, trong thực tế các trường hợp chúng tôi gặp hầu hết đều là người bình thường, uống phải viên thuốc còn vỏ do vội vàng, sơ ý”, bác sĩ Oanh nhấn mạnh.
Bác sĩ Oanh cũng lưu ý, nhiều người có thói quen cắt thuốc ra để chia liều sau đó để lẫn lộn với các thuốc không còn vỏ. Khi dùng thuốc, họ vội vàng không kiểm tra dẫn tới uống nhầm cả viên thuốc chưa bỏ vỏ.
Để tránh nguy cơ uống phải viên thuốc còn vỏ, cần hạn chế tối đa việc cắt thuốc để chia liều. Trước khi uống thuốc, bạn nên kiểm tra kỹ còn vỏ hay không, nhất là khi phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc.
Hạt hồng xiêm 'trốn' trong phế quản gần 1 năm trời khiến người đàn ông bị xẹp phổi
Bệnh nhân được tiến hành nội soi phế quản phát hiện dị vật là hạt hồng xiêm ở phế quản, có mô hạt tăng sinh và nhiều dịch tiết đục vàng xung quanh.
Hạt hồng xiêm được lấy ra từ phế quản của bệnh nhân. Ảnh: VTV News
Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa nội soi lấy thành công dị vật trong thực quản nam bệnh nhân (65 tuổi). Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau lưng, đau ngực âm ỉ sau xương ức, sốt nhẹ. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chụp phim X-quang phổi ghi nhận: cơ hoành trái kéo cao, trung thất kéo sang trái theo dõi xẹp thùy dưới phổi trái.
Các bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân chụp CT Scan ngực, ghi nhận xẹp đông đặc phân thùy trên của thùy dưới bên trái theo dõi dị vật. Bệnh nhân được tiến hành nội soi phế quản phát hiện dị vật là hạt hồng xiêm ở phế quản phân thùy trên của thùy dưới bên trái, có mô hạt tăng sinh và nhiều dịch tiết đục vàng xung quanh. Sau lấy dị vật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Khai thác tiền sử của bệnh nhân được biết, khoảng 1 năm nay, bệnh nhân hay sốt, ho thỉnh thoảng tức ngực. Đi khám ở tuyến trước được chẩn đoán viêm phổi và điều trị nhưng không hết. Sau đó, bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi và tiếp tục điều trị lao phổi 9 tháng nữa nhưng triệu chứng lâm sàng không cải thiện.
Theo các bác sĩ, dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt thường gặp và có thể gây tử vong hay di chứng nặng nề ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 4 tuổi. Tai nạn cũng có thể xảy ra ở người lớn với tần suất thấp hơn.
Nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi sẽ tăng lên với thời gian dị vật đường thở được lấy ra nên điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Các biến chứng khi phát hiện muộn có thể là viêm phổi, giãn phế quản và xẹp phổi.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần ăn uống cẩn thận, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Khi xuất hiện các triệu chứng lạ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều khị kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Hàm răng giả chui vào thanh quản người đàn ông 47 tuổi Không cẩn thận trong lúc vệ sinh răng miệng, người đàn ông ở TP Cần Thơ để hàm răng giả có 2 móc nhọn chui vào thanh quản. Sáng 13/3, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết ông H.B.T.A. (47 tuổi, ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã giảm đau họng,...