Viện thẩm mỹ cung cấp dịch vụ tiêm trắng cho khách hàng?
Tiêm trắng da không nằm trong danh mục kỹ thuật được cấp phép của Bộ Y tế, nhưng một số cơ sở thẩm mỹ viện vẫn tư vấn dịch vụ này cho khách hàng.
Để thu hút khách hàng, trên một số trang mạng xã hội quảng cáo cung cấp các dịch vụ làm đẹp và dịch vụ tắm trắng. Trong vai khách hàng, nhóm phóng viên đã liên hệ và bày tỏ mong muốn sử dụng một liệu pháp làm đẹp da, nhân viên quản lý tên là H. nhiệt tình tư vấn:
“Da của chị không phải loại da tối mầu, chị nên làm gói tắm trắng 10 lần thì sẽ duy trì được rất lâu, da căng và sáng trông rất sang chảnh, chứ không giống như kiểu bôi kem. Các dịch vụ chăm sóc da bên em đều dùng các tinh dầu triết xuất từ thiên nhiên, rất an toàn. Chỉ sau vài lần chăm sóc tại đây, da của chị sẽ được cải thiện rõ rệt”.
Ảnh minh hoạ.
Ngoài tư vấn dịch vụ tiêm trắng, nhân viên này còn tranh thủ “chào hàng” luôn dịch vụ giảm béo. Do không xâm lấn và can thiệp dao kéo, nên gần như không có rủi ro về sức khỏe cho khách hàng. Theo nhân viên này cho biết, tất cả các dịch vụ mang tính xâm lấn cơ thể, đều thực hiện tại bệnh viện và do các bác sỹ có trình độ chuyên môn thực hiện.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, tại Thông tư số: 43/2013/ TT-BYT, ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong các danh mục kỹ thuật được phê duyệt, không có kỹ thuật tiêm trắng da. Hay nói cách khác, dịch vụ tiêm trắng chưa được phép sử dụng ở Việt Nam.
Trước đó, ngày 9/5/2018, Bệnh viện Bưu điện tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị H. (29 tuổi, trú tại Hà Nội) trong tình trạng đau đầu, sốt cao, nôn liên tục, nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, huyết áp tụt, mạch nhanh…
Bác sỹ Dương Vương Trung, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bưu điện nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ, do bệnh nhân này trước đó đã tiêm một số thuốc làm trắng da. Nhờ được can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã ổn định trở lại, huyết áp từ 70/40mmHg lên 100/60Hg.
Theo Bác sỹ Trung cho biết, trường hợp của chị H. không phải là hiếm gặp. Thực tế, rất nhiều chị em đang nâng mũi, gọt cằm, nâng ngực, dùng thuốc truyền trắng da… ở các cơ sở chưa được cấp phép hoặc không uy tín, khiến cho bệnh nhân phải nhập viện. Với các trường hợp sốc phản vệ, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Xuân Hân
Theo vietq.vn
Vụ 103 trẻ em mắc sùi mào gà: Nữ y sĩ bị đề nghị truy tố về tội gì?
Hành vi của y sĩ Hoàng Thị Hiền trong vụ án 103 trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên được đánh giá là rất nghiêm trọng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên vừa chuyển hồ sơ vụ án, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố y sĩ Hoàng Thị Hiền (sinh năm 1969, quê Khoái Châu, Hưng Yên) về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 điều 242 Bộ luật hình sự năm 1999.
Kết luận điều tra xác định bị can Hiền là chủ phòng khám tư nhân ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Không có giấy phép hoạt động, không đủ trình độ chuyên môn khám chữa bệnh nhưng từ năm 2015, nữ y sĩ 49 tuổi bắt đầu thực hiện thủ thuật làm giãn bao quy đầu cho các cháu nhỏ với giá 300.000-520.000 đồng/trường hợp.
Từ năm 2016 đến tháng 7/2017, nữ y sĩ đã thực hiện thủ thuật trên cho 103 cháu nhỏ ở 2 huyện Khoái Châu và Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên. Do dụng cụ y tế và đồ vật khám chữa bệnh không đảm bảo tiệt trùng nên 103 bé trai đã mắc bệnh sùi mào gà, tổn thương cơ thể từ 6 đến 25% (tổng tỷ lệ thương tổn là 924%).
Ngay khi xảy ra sự việc, Sở Y tế Hưng Yên đã vào cuộc xác định, bà Hoàng Thị Hiền cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn; bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Ngày 26/7/2017, bà Hoàng Thị Hiền bị Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên phạt hành chính 100 triệu đồng vì vi phạm các tiêu chuẩn y tế. Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định bà Hiền vi phạm quy định về khám chữa bệnh nên quyết định phạt hành chính này bị hủy bỏ.
Trong quá trình làm thủ thuật nong dãn bao quy đầu, bà Hiền dùng panh, kéo kim loại cho nhiều cháu khác nhau mà không sát khuẩn đúng quy trình. Một số dụng cụ có virus HPV là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các bé bị sùi mào gà hàng loạt.
Cơ quan điều tra nhận định, hành vi phạm tội của bị can Hoàng Thị Hiền là rất nghiêm trọng. Tuy thực hiện với lỗi vô ý nhưng do sự cẩu thả, bất chấp quy định về khám chữa bệnh, Hiền đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài về sự phát triển bình thường của trẻ em, gây dư luận xấu. Do đó, để ngăn chặn sự việc tương tự diễn ra, cơ quan điều tra cho rằng cần phải đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh và có hình phạt nghiêm khắc với bị can nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Cơ quan điều tra cũng nhìn nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị can là do yếu kém, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của các cơ quan, tổ chức chuyên môn ở địa phương trong việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm.
Đồng thời, đánh giá, hành vi của bị can Hoàng Thị Hiền đã phạm tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3, điều 242 Bộ Luật hình sự năm 1999. Do vậy, cơ quan điều tra đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đề nghị truy tố bị can tội danh trên.
PV (tổng hợp)
Theo emdep.vn
Cà Mau: Dân "than" phải mua thuốc ngoài khi khám bảo hiểm y tế ở bệnh viện công Thiếu bác sĩ trình độ chuyên môn cao, thủ tục xuất viện còn chậm, người khám bảo hiểm y tế phải ra mua thuốc thông thường ở bên ngoài,... là những vấn đề còn tồn tại mà người dân Cà Mau "than" đối với ngành y tế tỉnh này. Tại phiên họp diễn ra vào ngày 10/7, kỳ họp thứ 6 - HĐND...