Viên pin tròn nằm trong thực quản cô bé 3 tuổi
Bệnh nhi ở Lạng Sơn nôn liên tục sau khi nuốt phải viên pin.
Bé nuốt phải pin khi chơi đùa, được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đêm 18/2.
Chụp X-quang ngực, bác sĩ xác định vị trí của viên pin nằm sâu dưới miệng thực quản bệnh nhi. Đây là vị trí phức tạp, pin lại tròn và trơn nên rất khó gắp. Nếu để lâu, các hóa chất rò rỉ từ pin có thể gây nguy hiểm cho bé.
Viên pin được gắp ra khỏi thực quản bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Các bác sĩ Khoa Tai mũi họng, Gây mê hồi sức và Ngoại tổng hợp đã hội chẩn và gắp dị vật cho bệnh nhi ngay bằng phương pháp nội soi thực quản bằng ống cứng gây mê nội khí quản. Viên pin đường kính gần 1,5 cm được lấy ra ngoài an toàn.
Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi mắc dị vật lớn được gắp thành công tại bệnh viện tỉnh mà không phải lên tuyến trên, đồng thời giảm biến chứng có thể xảy ra và tăng khả năng hồi phục. Bệnh viện đã từng lấy dị vật cho một số trẻ nhỏ nuốt phải viên bi, vòng kim loại…
Thu Hiền
Video đang HOT
Theo VNE
Cứu sống bệnh nhân hóc xương gà 5 ngày, biến chứng nặng có thể tử vong
Bệnh nhân trước đó 5 ngày ăn thịt gà, sau đó thấy đau tức ngực, nuốt khó, sốt. Xương gà nằm trong lòng thực quản nên không thể lấy bằng nội soi tiêu hóa.
PGS. TS.Nguyễn Văn Nam, Chủ nhiệm khoa ngoại lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: Bệnh nhân Nguyễn Đức Thanh, 67 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội chuyển đến Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu ngày 30/1/2019 trong tình trạng nuốt khó, đau tức ngực.
Bệnh nhân cho biết, trước đó 5 ngày có ăn thịt gà, sau đó thấy đau tức ngực, nuốt khó, sốt.
Hình ảnh dị vật trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh rất nhanh sau chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, nội soi tiêu hóa và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả cho thấy bệnh nhân có dị vật (khả năng là xương gà) ở 1/3 giữa thực quản, hình ảnh áp xe trung thất giữa.
Bệnh viện nhanh chóng tiến hành hội chẩn liên khoa ngay trong ngày để tìm phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Vì đây là một trường hợp khó: Dị vật nằm ở trong lòng thực quản không thể lấy bằng nội soi tiêu hóa (dị vật kích thước dài 4cm, nằm chếch chọc vào 2 thành thực quản, đầu trên của dị vật nằm sát động mạch chủ ngực, động mạch phổi bên trái nên nếu cố gắng lấy thì có khả năng rách rộng thành thực quản và tổn thương các mạch máu lớn trong trung thất). Mặt khác, đã có áp xe trung thất, nếu không được phẫu thuật lấy tổ chức hoại tử, dẫn lưu kịp thời, triệt để thì sẽ viêm trung thất lan rộng, đây là một biến chứng rất nặng, khiến bệnh nhân có thể tử vong.
Kết luận của hội chẩn là: phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe trung thất, kiểm soát các mạch máu lớn cạnh thực quản, sau đó lấy dị vật thực quản qua đường miệng bằng nội soi ống cứng trong cùng một thì mổ.
Sáng ngày 31/01/2019, ca mổ được thực hiện theo đúng ý kiến của hội chẩn viện: Đã lấy được dị vật là đoạn xương gà dài dài khoảng 4 cm, đường kính 5 mm, là "thủ phạm" đau tức ngực bệnh nhân.
Theo PGS.Tiến sĩ, Nguyễn Văn Nam, dị vật là xương gà, xương cá, kim loại sắc nhọn... là những nguyên nhân đâm thủng đường thực quản nhiều nhất, nếu ăn uống không cẩn thận.
Dị vật là chiếc xương gà dài 4 cm sau khi được lấy ra
Kíp phẫu thuật
Sau mổ, bệnh nhân có diễn biến ổn định, đến sáng ngày 13/2/2019 PGS.Tiến sĩ, Nguyễn Văn Nam cho biết: Hiện tại bệnh nhân mạch, nhiệt độ, huyết áp ổn định, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không còn hình ảnh áp xe trung thất và tràn dịch khoang màng phổi trái; Soi thực quản thấy thông thoáng, không phát hiện lỗ dò ở thành thực quản, bệnh nhân đã ăn uống được qua đường miệng. Dự kiến xuất viện trong 1 đến 2 ngày tới.
BS Nam đang khám kiểm tra sau phẫu thuật cho bệnh nhân
Niềm vui của bệnh nhân, và gia đình
Bác sĩ khuyến cáo, nếu phát hiện bị hóc xương hay hóc dị vật khác, tốt nhất đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không nên cố nuốt thêm thức ăn, nước hoặc chữa bằng mẹo có thể sẽ làm tổn thương trầm trọng thêm. Người dân cũng không nên cố lấy dị vật vì lấy không đúng cách có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.
Đặc biệt, khi thấy đau khu trú, thường xuyên tại một vị trí cố định trong đường tiêu hóa, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Đào Kim Sơn
( bài và ảnh)
Theo phununews
Phát hiện 'trái tim' trên hình X-quang của cô bé 3 tuổi Dường như có một người nào đó vẽ trái tim lên hình chụp X-quang của một cô bé 3 tuổi. Tuy nhiên, hình trái tim này là thật, nó không phải hình vẽ mà là mặt dây chuyền bị kẹt ở thực quản do bị bé nuốt vào. Một hình trái tim hiện lên rất rõ trong hình X-quang của bé ba tuổi....